Những tàu vũ trụ mất điện vào nguyệt thực toàn phần

Nguyệt thực toàn phần đầu tiên trong năm 2022 khiến các tàu vũ trụ vận hành bằng năng lượng Mặt Trời của NASA, Ấn Độ và Trung Quốc bị mất điện.

Tàu quay quanh quỹ đạo Mặt Trăng Lunar Reconnaissance Orbiter (LRO) của NASA. Ảnh: NASA

Tàu quay quanh quỹ đạo Mặt Trăng Lunar Reconnaissance Orbiter (LRO) của NASA. Ảnh: NASA

Nhật thực siêu trăng máu diễn ra tối hôm 15/5 là cảnh tượng kỳ thú đối với những người quan sát trên Trái Đất, nhưng đối với tàu vũ trụ trên Mặt Trăng, đó là một trở ngại vì cả ba tàu đang hoạt động hiện nay là tàu Lunar Reconnaissance Orbiter (LRO) của NASA, tàu Chandrayaan-2 của Ấn Độ và robot tự hành Thỏ Ngọc 2 của Trung Quốc đều hoạt động bằng năng lượng Mặt Trời. Do Mặt Trăng trải qua nguyệt thực toàn phần hôm 15/5, kéo dài tới sáng ngày 16/5, toàn bộ vùng được Mặt Trời chiếu sáng của Mặt Trăng sẽ chìm trong bóng tối khi vệ tinh này tiến vào bóng của Trái Đất. Tàu vũ trụ sẽ không thể sạc bộ pin.

Đây không phải là lần đầu tiên các tàu vũ trụ trải qua nguyệt thực toàn phần. Do LRO bắt đầu nhiệm vụ trên quỹ đạo Mặt Trăng vào tháng 9/2009, tàu vũ trụ này đã trải qua 11 lần nguyệt thực toàn phần, vì vậy nhóm nghiên cứu của dự án biết chính xác phải chuẩn bị ra sao cho pha toàn phần kéo dài 85 phút.

"Khi LRO di chuyển qua nguyệt thực dài, việc dùng cạn bộ pin không phải lựa chọn lý tưởng, vì vậy chúng tôi tắt các thiết bị và chờ tới khi có thể sạc đầy bộ pin trước lúc bật thiết bị trở lại", Noah Petro, nhà khoa học làm việc trong dự án LRO, cho biết. "Chúng tôi cũng làm ấm tàu vũ trụ để khi ở trong vùng bóng của Trái Đất, tàu không bị lạnh quá. Chúng tôi đã thực hiện điều này nhiều lần, vì vậy đó là một chuỗi quy trình được tập dượt kỹ".

Trên thực tế, quá trình chuẩn bị bắt đầu cách đây vài tuần. Các nhà nghiên cứu kích hoạt động cơ để điều chỉnh quỹ đạo nhằm giảm tối đa thời gian ở trong bóng tối.

Nhiều khả năng tàu Chandrayaan-2 cũng trải qua chuỗi quy trình tương tự. Chandrayaan-2 phóng vào ngày 22/7/1950, 50 năm sau khi tàu Apollo 11 hạ cánh xuống Mặt Trăng. Con tàu từng gặp nguyệt thực toàn phần vào ngày 26/5/2021. Tương tự LRO, phương tiện sử dụng pin mặt trời và có thể phải ngừng hoạt động trong lúc xảy ra nguyệt thực.

Trong khi LRO và Chandrayaan-2 là tàu quay quanh quỹ đạo, Thỏ Ngọc 2 là robot tự hành hạ cánh xuống vùng tối của Mặt Trăng vào tháng 1/2019 trong nhiệm vụ Hằng Nga 4. Từ sau đó, phương tiện khám phá miệng hố Von Kármán. Do hoạt động bằng năng lượng Mặt Trời, Yutu-2 không thể vận hành vào ban đêm và mất điện hơn hai tuần mỗi lần. Do nguyệt thực toàn phần chỉ xảy ra khi trăng tròn, trong đó vùng tối của Mặt Trăng nằm trong bóng tối hoàn toàn, robot Thỏ Ngọc 2 đã mất điện từ trước.

VnExpress

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bàn giao công trình số hóa điểm di tích Sở chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ

Bàn giao công trình số hóa điểm di tích Sở chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ

Trong chuỗi hoạt động của hành trình “Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông” kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024); sáng 25/4, Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức Lễ bàn giao, đưa vào sử dụng công trình số hóa điểm di tích Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ tại xã Mường Phăng, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.

Ký kết hợp tác trong lĩnh vực thông tin và truyền thông, chuyển đổi số năm 2024

Sở Thông tin và Truyền thông và Ban Chỉ đạo chuyển đổi số huyện Văn Bàn: Ký kết hợp tác trong lĩnh vực thông tin và truyền thông, chuyển đổi số năm 2024

Chiều 25/4, tại huyện Văn Bàn, Sở Thông tin và Truyền thông và Ban Chỉ đạo chuyển đổi số huyện Văn Bàn tổ chức hội nghị ký kết hợp tác trong lĩnh vực thông tin và truyền thông, chuyển đổi số năm 2024.

Ra mắt mạng lưới khởi nghiệp gắn với chuyển đổi số trong cộng đồng sinh viên

Ra mắt mạng lưới khởi nghiệp gắn với chuyển đổi số trong cộng đồng sinh viên

Trong 2 ngày 13 và 14/4, tại thành phố Hồ Chí Minh, Mạng lưới các câu lạc bộ Khởi nghiệp, Đổi mới sáng tạo và Chuyển đổi số miền nam (Hub Network HCMC) phối hợp Câu lạc bộ Khởi nghiệp Đại học Tôn Đức Thắng (SC TDTU) tổ chức chương trình Hub Forum, với chủ đề “Leading in Emerging Techs”. 

Liên thông Sổ sức khỏe điện tử với VNEID: Cần thống nhất quy chế phối hợp 3 bên

Liên thông Sổ sức khỏe điện tử với VNEID: Cần thống nhất quy chế phối hợp 3 bên

Triển khai Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” của Chính phủ (Đề án 06), Bộ Y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam và C06-Bộ Công an đã phối hợp để tích hợp hồ sơ y tế vào Sổ sức khỏe điện tử cá nhân và liên thông dữ liệu với ứng dụng VNEID.

fb yt zl tw