Những người "gieo mầm" sách

Họ là những gương mặt tiêu biểu trong số những người bao năm nay vẫn lặng lẽ, cần mẫn từng ngày gom nhặt từng cuốn sách, kết nối sách đến với bạn đọc ở từng làng quê, vùng sâu, vùng xa, nơi hải đảo, những nơi còn vô vàn khó khăn. Giải thưởng Phát triển Văn hóa đọc là một ghi nhận dành cho những nỗ lực của họ, nhưng giải thưởng lớn nhất là những “mầm sách” được gieo đã bắt đầu bén rễ, xanh cây, đem những hoa trái tri thức đến cho người đọc.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
3.jpg
Ngày hội đọc sách với những góc đọc trang trí rất đẹp của Trường Tiểu học Trưng Nhị.

Câu lạc bộ Văn hóa đọc đa thế hệ thôn Giá Thượng (Gia Hòa, Gia Viễn, Ninh Bình) là một trong những đơn vị ấn tượng nhất được trao giải tập thể tại Giải thưởng Phát triển Văn hóa đọc lần thứ VI.

Ban đầu chỉ là một thư viện thôn với ban chủ nhiệm và các thành viên hầu hết đều ở độ tuổi 70-80 tuổi. Các thành viên đều là cán bộ đảng viên hoạt động trong nhiều lĩnh vực công tác nay đã nghỉ hưu, đứng ra thành lập Câu lạc bộ với mong muốn lan tỏa văn hóa đọc, nâng cao đời sống văn hoá tinh thần của mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn xã.

Thư viện được đặt tại nhà sinh hoạt cộng đồng trong khu di tích lịch sử văn hóa chùa Giá Thượng, có diện tích khoảng 68 m2, được trang bị đầy đủ điện chiếu sáng, quạt mát, bàn ghế, giá sách.

Ban đầu số sách các cụ đóng góp, xin, vận động… cho thư viện là 1.150 cuốn, chưa kể hơn 300 tờ báo, tạp chí của các báo lớn. Số thành viên khi mới thành lập câu lạc bộ là 18, nay đã tăng lên 30 người.

Các cụ mỗi năm đều vận động người dân, các cháu thiếu nhi, các cán bộ hưu tham gia câu lạc bộ. Năm 2021, Câu lạc bộ Văn hóa đọc đa thế hệ thôn Giá Thượng chính thức được thành lập, trên cơ sở thư viện, hằng tuần mở cửa 1 ngày chủ nhật cả hai buổi sáng và chiều, đôi khi mở thêm cả thứ 7 khi bạn đọc có nhu cầu.

Các cá nhân và tập thể được trao giải thưởng Phát triển Văn hóa đọc 2024.
Các cá nhân và tập thể được trao giải thưởng Phát triển Văn hóa đọc 2024.

Ông Đinh Duy Quyết, Trưởng Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ cho biết, từ khi câu lạc bộ thành lập và đi vào hoạt động, bạn đọc mỗi ngày thường xuyên được duy trì, có hướng phát triển tích cực, học sinh các cấp tiểu học, trung học cơ sở tại xã hằng tuần đến phòng đọc và đăng ký mượn sách. Không chỉ vậy, thư viện còn thu hút cả người dân, bạn đọc lớn tuổi đến thăm và tìm hiểu, mượn sách.

Câu bộ sách thôn Giá Thượng với những người điều hành đều ở độ tuổi “thất thập cổ lai hy”, nhưng cách vận hành lại hết sức năng động. Hằng năm, các cụ đều vận động các đơn vị xuất bản, cơ quan báo chí ủng hộ sách báo cho Câu lạc bộ, như Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam (tặng 100 cuốn sách), Báo Hà Nam, Báo Ninh Bình..., tổ chức luân chuyển sách.

Đến nay, tổng số sách thường xuyên có trong phòng đọc đã lên tới 4.500 cuốn với đủ thể loại phong phú. Không những thế, Câu lạc bộ còn còn phối hợp với Thư viện tỉnh tổ chức các chương trình giao lưu, mời diễn giả về chia sẻ, truyền cảm hứng đọc sách...

Ở thành phố Phúc Yên tỉnh Vĩnh Phúc, Trường Tiểu học Trưng Nhị là một trong những đơn vị ứng dụng được nhiều cách làm hay, thu hút trong việc khuyến khích các em học sinh đọc sách.

Theo những gì cô giáo Đàm Thị Hằng, Trường Tiểu học Trưng Nhị chia sẻ, bí quyết của nhà trường là tạo một “môi trường sách” cho các em học sinh, từ thư viện đến lớp học, cho đến các giờ sinh hoạt, vừa để thuận tiện cho các em đọc sách ở bất cứ đâu, vừa tạo ra một bầu không khí đọc sách cho các em.

Cô Đàm Thị Hằng cho biết, nhà trường tổ chức cho các em có thể đọc bất cứ thời gian nào khi đến trường, như đọc đầu giờ tại lớp, ra chơi đọc tại thư viện; đọc theo lịch tại thư viện xanh; đọc ở tiết “Đọc mở rộng” tại lớp thuộc phân môn Tiếng Việt đối với khối 2,3,4; đọc ở tiết Kể chuyện đối với khối 1,5.

Thư viện lưu động tại Trường Tiểu học Trưng Nhị.
Thư viện lưu động tại Trường Tiểu học Trưng Nhị.

Ngoài ra, nhà trường còn phát động phong trào “Đọc sách cùng con” 30 phút mỗi ngày tới tất cả phụ huynh.

Việc đọc sách được nhà trường “biến hóa” thành những hoạt động hấp dẫn, thu hút học sinh tham gia, thí dụ như thi kể chuyện theo sách, thi đọc diễn cảm, thi viết cảm nghĩ, cảm nhận về câu chuyện trong sách, thi vẽ tranh theo sách… Mỗi cuộc thi đều có phần thưởng, tuy nhỏ nhưng góp phần khuyến khích, động viên các em, tạo sự hào hứng cho các em khi tham gia các buổi đọc sách.

Môi trường đọc sách tại nhà trường cũng được xây dựng thân thiện, gần gũi. Mỗi lớp được trang bị một tủ sách, được các học sinh trang trí, đóng góp sách để đọc hằng ngày. Hình thức này giúp các em tiếp cận gần hơn với sách.

Ngoài ra, vào các dịp Hội sách, Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời, trường kết hợp với Thư viện tỉnh tổ chức Thư viện lưu động để học sinh được thay đổi hình thức đọc, thay đổi vốn tài liệu, tạo hứng thú đọc sách cho học sinh.

“Gieo mầm sách” là công việc đòi hỏi sự kiên trì, bền bỉ, nhẫn nại. Cũng giống như trồng cây, phải qua nhiều tháng mới bắt đầu cho thấy mầm xanh phát triển thành cây vững chắc và khỏe mạnh.

“Gieo mầm sách” cũng cần có những phương pháp phù hợp với điều kiện của từng nơi, và khi “cây sách” đã đâm chồi, bén rễ, nó sẽ cho quả ngọt tới cả người "gieo mầm" và người đọc sách.

Theo Báo Nhân Dân

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Ngọt ngào hương cau

Ngọt ngào hương cau

Hoa cau thường nở vào cuối Xuân đầu Hạ hằng năm. Hoa cau trắng ngà mang vẻ đẹp độc đáo, quyến rũ và hương thơm dịu ngọt, ngan ngát theo làn gió thổi, len lỏi vào từng con ngõ, đường quê, mảnh vườn... 

Ngày hội "Gia đình hạnh phúc, quốc gia thịnh vượng"

Ngày hội "Gia đình hạnh phúc, quốc gia thịnh vượng"

Ngày hội Gia đình Việt Nam năm 2024 với chủ đề “Gia đình hạnh phúc, quốc gia thịnh vượng” sẽ diễn ra từ ngày 25 - 29/6 tại Trung tâm Thông tin, Triển lãm và Điện ảnh Hải Phòng (thành phố Hải Phòng) với sự tham gia của các tỉnh, thành phố trên toàn quốc.

Trải nghiệm nghề chạm khắc bạc của người Dao

Trải nghiệm nghề chạm khắc bạc của người Dao

Người Dao ở xã Dền Sáng, huyện Bát Xát hiện vẫn lưu giữ được nhiều nghề truyền thống, trong đó có nghề chạm khắc bạc. Các sản phẩm bằng bạc được chế tác tinh xảo, tỉ mẩn đã góp phần tạo nên nét văn hóa độc đáo của đồng bào Dao.

Những bản đúc nổi trên cửu đỉnh cố đô Huế được vinh danh di sản tư liệu thế giới

Những bản đúc nổi trên cửu đỉnh cố đô Huế được vinh danh di sản tư liệu thế giới

Cửu đỉnh là nguồn tư liệu độc đáo, quý hiếm được giới nghiên cứu trong và ngoài nước rất quan tâm bởi nó mang giá trị nội dung về lịch sử, văn hóa – giáo dục, địa lý, phong thủy, y dược, nghệ thuật thư pháp… Những bản đúc nổi trên Cửu đỉnh cũng đã lưu trữ các giá trị về mối quan hệ giao thoa và tiếp xúc văn hóa xã hội của Việt Nam với các quốc gia trong khu vực Đông Á.

"Điện Biên Phủ: Kể lại một sử thi"

"Điện Biên Phủ: Kể lại một sử thi"

"Điện Biên Phủ: Kể lại một sử thi" là nhan đề một bài viết được hãng thông tấn Prensa Latina đăng tải ngày 7/5 nhân dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu" của quân và dân ta.

fb yt zl tw