Những điều cần lưu ý về bệnh nấm da thỏ

Hiện nay, chăn nuôi thỏ đang được nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh Yên Bái quan tâm đầu tư phát triển và bước đầu mang lại thu nhập ổn định. Tổng đàn thỏ trên địa bàn tỉnh đạt gần 10.000 con; trong đó, thỏ sinh sản chiếm 25%, được nuôi tập trung tại các xã vùng thấp của huyện Trấn Yên, Yên Bình, Văn Yên, Văn Chấn và thành phố Yên Bái.
Song, do diễn biến thời tiết phức tạp tạo điều kiện cho bệnh nấm phát triển mạnh; đồng thời, các hộ chăn nuôi chưa có kinh nghiệm trong việc điều trị bệnh nấm da thỏ, nên  thỏ bị nhiễm bệnh trên địa bàn tỉnh khá cao, gây thiệt hại lớn về kinh tế cho các hộ chăn nuôi. Để hạn chế bệnh nấm da thỏ, cần lưu ý một số vấn đề sau:
1. Đặc điểm của bệnh:
  - Bệnh nấm da thỏ hay còn gọi bệnh nấm tai thỏ là bệnh rất nguy hiểm, lây lan nhanh, khó chữa trị. Bệnh do nấm gây hại làm rụng lông, biến dạng ngoài da…, thỏ gầy, chậm lớn; sau đó, suy nhược cơ thể và chết; bệnh có thể lây lan sang người rất nguy hiểm.          
 - Bệnh nấm da thỏ thường phát triển và lây lan mạnh vào mùa mưa, khi nhiệt độ và ẩm độ môi trường tăng cao, ở nơi thiếu ánh sáng. Bệnh có thể gây hại trên tất cả các giai đoạn phát triển của thỏ, nhưng chủ yếu là trên thỏ con theo mẹ và thỏ sau cai sữa.
2. Nguyên nhân:
- Do tiếp xúc với thỏ bệnh, thức ăn, nước uống, chất thải của thỏ bệnh.
- Do đàn thỏ nuôi nhốt ở nơi ẩm thấp, thiếu ánh sáng; đồng thời, thức ăn thô, tinh hoặc đồ lót ổ để bị mốc.
3. Triệu chứng:
- Lúc đầu thường là những chấm nhỏ tròn mầu trắng ở tai, mí mắt; sau đó, các vết bệnh lan rộng thành các vùng màu trắng tròn như cúc áo, đồng xu rồi lan nhanh đến các vùng da khác như đầu, 4 chân, bụng...
- Sau đó, thỏ có biểu hiện rụng lông, da sần sùi thành từng bãi tròn nhỏ, rồi lan rộng dần trên mặt ngoài vành tai, sống mũi, mí mắt, trán... Nếu bệnh kéo dài thì thỏ cũng gầy yếu dẫn đến chết.
4. Biện pháp phòng, trị bệnh:
* Phòng bệnh:
- Chọn mua con giống tại nơi không bị bệnh nấm, chuồng trại sạch sẽ, thoáng mát đủ ánh sáng, thức ăn, nước uống phải được kiểm tra nghiêm ngặt trước khi cho ăn, không dùng thức ăn bị nấm, mốc.
- Ở cơ sở nuôi thỏ đã có bệnh nấm thì định kỳ 2 tuần phải kiểm tra từng con ở các điểm hay mắc bệnh nấm. Nếu thấy con nào bị nấm thì phải cách ly điều trị kịp thời và dùng lửa hoặc nước sôi, các loại thuốc sát trùng như; Foocmon, vôi bột sát trùng toàn bộ lồng, chuồng và các dụng cụ chăn nuôi khác nhằm chống lây lan. Sử dụng hỗn hợp thuốc tím 9 gr/m3 và foocmon 18ml/m3 để xông và ủ kín không gian chuồng.
* Trị bệnh: 
Bệnh rất khó chữa; tuy nhiên, có thể dùng thuốc chữa nấm da của người bôi ướt hết vào vùng da bệnh liên tục 4 - 5 ngày (1lần/ngày) như: Nizoral, Griseofulvin; dạng mỡ bôi 5%, Ketoconazole, Fluconazole, Terbinafine….
 Ngô Đăng Sỹ  (Trung tâm Khuyến nông tỉnh Yên Bái)

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Thu ngân sách nhà nước đạt 67,7% dự toán

Thu ngân sách nhà nước đạt 67,7% dự toán

Tổng thu ngân sách nhà nước tháng 6-2025 ước đạt 176,6 nghìn tỷ đồng, lũy kế tổng thu ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm 2025 đạt 1.332,3 nghìn tỷ đồng, bằng 67,7% dự toán năm và tăng 28,3% so với cùng kỳ năm trước.

Rơm vàng kể chuyện tái sinh

Rơm vàng kể chuyện tái sinh

Ngày hè, nắng như rót mật xuống những thửa ruộng ở thung lũng Nghĩa Đô, cũng là lúc những sợi rơm vàng óng phơi mình trên bãi đất sau mùa gặt. Ở Nghĩa Đô, rơm không còn là phế phẩm nông nghiệp chỉ dùng để đun nấu hay lót chuồng trại chăn nuôi gia súc. Rơm đang “sống lại” trong những đôi tay tài hoa của phụ nữ bản người Tày, bản người Dao bên bếp lửa, dưới mái nhà sàn; hay góc sân nhỏ của những ngày nông nhàn sau mùa gặt, trong những câu chuyện đời thường đẹp như thơ…

Công ty TNHH MTV Tân Phú khẩn trương khắc phục sự cố thuỷ lợi sau mưa lũ

Công ty TNHH MTV Tân Phú khẩn trương khắc phục sự cố thuỷ lợi sau mưa lũ

Những trận mưa lớn kéo dài nhiều ngày đầu tháng 7 đã làm sạt lở, hư hỏng hơn 70 công trình thủy lợi khu vực các xã thuộc huyện Lục Yên cũ, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất của hàng trăm hộ dân. Công ty TNHH MTV Tân Phú đang huy động mọi lực lượng khắc phục sự cố sớm ổn định nguồn nước tưới tiêu cho đồng ruộng.

Chấp nhận địa chỉ cũ trong hồ sơ hải quan giai đoạn sắp xếp đơn vị hành chính

Chấp nhận địa chỉ cũ trong hồ sơ hải quan giai đoạn sắp xếp đơn vị hành chính

Ngày 3/7, Cục Hải quan ban hành văn bản hỏa tốc hướng dẫn các đơn vị trực thuộc về việc thực hiện thủ tục hải quan trong bối cảnh sắp xếp lại các đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã. Văn bản này nhằm bảo đảm việc thông quan hàng hóa và phương tiện vận tải diễn ra thuận lợi, không bị gián đoạn do thay đổi địa giới hành chính.

fb yt zl tw