Những chính sách mới nổi bật có hiệu lực kể từ tháng 3 năm 2025

Các chính sách liên quan đến tổ chức bộ máy các bộ, ngành; quy định mới về chế độ bảo hiểm xã hội với dân quân thường trực là hai trong số những chính sách mới nổi bật có hiệu lực kể từ tháng 3/2025.

Trong tháng 3/2025, nhiều chính sách mới có hiệu lực, nổi bật là các chính sách liên quan đến tổ chức bộ máy các bộ, ngành; quy định mới về chế độ bảo hiểm xã hội đối với dân quân thường trực; khai thác khoáng sản.

Cơ cấu tổ chức mới của các bộ, ngành

Từ 1/3/2025, nhiều nghị định của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các bộ, ngành sau sắp xếp, tinh gọn bộ máy có hiệu lực, như Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Tư pháp; Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam; Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam; Văn phòng Chính phủ; Bộ Ngoại giao; Thông tấn xã Việt Nam; Bộ Nội vụ; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Bộ Dân tộc và Tôn giáo; Bộ Công Thương.

Nghị định số 36/2025/NĐ-CP quy định Văn phòng Chính phủ có 18 đơn vị, giảm 2 so với trước. Các đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của Văn phòng Chính phủ là các tổ chức hành chính do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức.

Nghị định số 25/2025/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ. Bộ Nội vụ có 18 đơn vị hành chính và 4 đơn vị sự nghiệp công lập.

Như vậy, sau khi hợp nhất Bộ Nội vụ và Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, đã giảm 13 đầu mối so với ban đầu (hơn 37%), từ 35 xuống còn 22 đơn vị.

Nghị định số 28/2025/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Ngoại giao.

Bộ Ngoại giao gồm 25 đơn vị, giảm 3 đơn vị so với trước. Theo quy định tại Nghị định số 39/2025/NĐ-CP, Bộ Tư pháp gồm 20 đơn vị, giảm 5 so với trước.

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo được quy định trong Nghị định số 37/2025/NĐ-CP. Sau sắp xếp bộ máy, Bộ Giáo dục và Đào tạo giảm từ 23 xuống còn 18 đơn vị.Nghị định số 26/2025/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo hướng cơ quan này có 20 đơn vị trực thuộc (trong đó có 18 đơn vị là tổ chức hành chính, 2 đơn vị là đơn vị sự nghiệp công lập).

Như vậy, so với cơ cấu tổ chức cũ, bộ máy của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã giảm 6 đơn vị, trong đó giảm 2 đơn vị hành chính và 3 đơn vị sự nghiệp công lập.

Theo Nghị định số 40/2025/NĐ-CP của Chính phủ, cơ cấu tổ chức Bộ Công Thương còn 22 đầu mối, giảm 6 đơn vị so với trước.

Nghị định số 41/2025/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Dân tộc và Tôn giáo. Bộ Dân tộc và Tôn giáo là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các ngành, lĩnh vực: Công tác dân tộc; tín ngưỡng, tôn giáo và quản lý nhà nước đối với các dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước của bộ theo quy định của pháp luật. Bộ Dân tộc và Tôn giáo gồm 13 đơn vị, trong đó có 9 đơn vị giúp việc, 3 đơn vị sự nghiệp công lập.

Nghị định số 27/2025/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thông tấn xã Việt Nam nêu rõ, Thông tấn xã Việt Nam có cơ cấu tổ chức gồm 22 đơn vị (giảm 6 đơn vị so với quy định tại Nghị định số 87/2022/NĐ-CP).

Nghị định nêu rõ Thông tấn xã Việt Nam là cơ quan thuộc Chính phủ, là cơ quan thông tấn quốc gia, cơ quan truyền thông chủ lực đa phương tiện, thực hiện chức năng đăng, phát thông tin, văn kiện chính thức của Đảng và Nhà nước; cung cấp thông tin phục vụ yêu cầu lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước; phổ biến thông tin phục vụ các cơ quan thông tin đại chúng, công chúng và các đối tượng khác trong và ngoài nước.

Nghị định số 38/2025/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam theo hướng Viện này còn 24 đơn vị, gồm 5 đơn vị chuyên môn giúp việc, 13 tổ chức khoa học và công nghệ công lập, 6 đơn vị sự nghiệp công lập.

Nghị định số 32/2025/NĐ-CP quy định Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam còn 26 đơn vị (giảm 12 đầu mối so với trước), trong đó có 4 đơn vị chuyên môn; 19 tổ chức khoa học và công nghệ công lập; 3 đơn vị sự nghiệp công lập khác.

Quy định mới về chế độ bảo hiểm xã hội đối với dân quân thường trực

Cán bộ Ban Chỉ huy Quân sự huyện Yên Minh (Hà Giang) huấn luyện cho các dân quân tự vệ năm thứ nhất. (Ảnh: Đức Thọ/TTXVN)
Cán bộ Ban Chỉ huy Quân sự huyện Yên Minh (Hà Giang) huấn luyện cho các dân quân tự vệ năm thứ nhất. (Ảnh: Đức Thọ/TTXVN)

Chính phủ ban hành Nghị định số 16/2025/NĐ-CP ngày 4/2/2025 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 72/2020/NĐ-CP ngày 30/6/2020 quy định chi tiết một số điều của Luật Dân quân tự vệ về tổ chức xây dựng lực lượng và chế độ, chính sách đối với Dân quân tự vệ; có hiệu lực thi hành từ ngày 23/3/2025.Nghị định số 16/2025/NĐ-CP sửa đổi khoản 1 Điều 7 Nghị định số 72/2020/NĐ-CP quy định về mức phụ cấp chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ.

Theo quy định mới, Chỉ huy trưởng, Chính trị viên Ban Chỉ huy quân sự cấp xã; Chỉ huy trưởng, Chính trị viên, Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức được hưởng phụ cấp là 561.600 đồng (quy định cũ là 357.600 đồng).

Phó Chỉ huy trưởng, Chính trị viên phó Ban Chỉ huy quân sự cấp xã; Phó Chỉ huy trưởng, Chính trị viên phó Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức; Tiểu đoàn trưởng, Chính trị viên tiểu đoàn; Hải đoàn trưởng, Chính trị viên hải đoàn; Hải đội trưởng, Chính trị viên hải đội dân quân thường trực; Đại đội trưởng, Chính trị viên đại đội dân quân tự vệ cơ động được hưởng phụ cấp là 514.800 đồng (quy định cũ là 327.800 đồng).

Nghị định số 16/2025/NĐ-CP quy định mức tiền ăn cơ bản, mức tiền ăn thêm các ngày lễ, Tết bằng mức tiền ăn cơ bản, mức tiền ăn thêm hiện hành các ngày lễ, Tết của hạ sỹ quan, binh sỹ bộ binh đang tại ngũ trong Quân đội nhân dân Việt Nam.

Ngoài ra, Nghị định số 16/2025/NĐ-CP cũng sửa đổi, bổ sung chế độ bảo hiểm xã hội cho dân quân thường trực và chế độ bảo hiểm y tế cho dân quân thường trực thực hiện theo pháp luật về bảo hiểm y tế.

Thay đổi khung thời gian khai thác cát, sỏi lòng sông

Khai thác cát ở Sóc Trăng. (Ảnh: Tuấn Phi/TTXVN)
Khai thác cát ở Sóc Trăng. (Ảnh: Tuấn Phi/TTXVN)

Chính phủ ban hành Nghị định số 10/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định trong lĩnh vực khoáng sản; trong đó có Nghị định số 23/2020/NĐ-CP quy định về quản lý cát, sỏi lòng sông và bảo vệ lòng, bờ, bãi sông. Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 1/3/2025.

Theo quy định mới, giấy phép khai thác cát, sỏi lòng sông phải có nội dung về thời gian được phép hoạt động khai thác cát, sỏi lòng sông trong ngày, từ 5 giờ đến 19 giờ; quy định về thời gian khai thác trong năm. (Theo quy định cũ tại Nghị định số 23/2020/NĐ-CP thì khung thời gian khai thác từ 7 giờ sáng đến 5 giờ chiều, không được khai thác ban đêm).

Căn cứ vị trí địa lý, điều kiện khí hậu, thời tiết, thủy văn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thời gian khai thác cụ thể đối với từng giấy phép, hồ sơ đăng ký nhưng không vượt quá khung thời gian quy định nêu trên.

Nghị định số 10/2025/NĐ-CP cũng sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 1 Điều 10 Nghị định số 23/2020/NĐ-CP về bến, bãi tập kết cát, sỏi lòng sông.

Trong số đó, khu vực bến, bãi chứa cát, sỏi phải nằm trong phạm vi cảng thủy nội địa, bến thủy nội địa theo quy định của Luật Giao thông đường thủy nội địa./.

Theo vietnamplus.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Đồng bộ trong quản lý nguồn gốc sản phẩm

Đồng bộ trong quản lý nguồn gốc sản phẩm

Mã số, mã vạch được coi là “chứng minh thư” của sản phẩm, giúp xác định nguồn gốc xuất xứ, hỗ trợ quản lý nhà nước, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Tuy nhiên, mã số, mã vạch đang bị một số tổ chức, cá nhân lợi dụng để hợp thức hóa hàng hóa không rõ nguồn gốc.

Hệ lụy từ buôn bán động vật hoang dã trái phép

Hệ lụy từ buôn bán động vật hoang dã trái phép

Vấn nạn săn bắt, buôn lậu động vật hoang dã đang gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng đối với hệ sinh thái tự nhiên, tác động tiêu cực lên mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Bên cạnh một bộ phận nhỏ vi phạm pháp luật do thiếu hiểu biết, phần lớn đối tượng trong lĩnh vực này đều vì lợi nhuận mà nhắm mắt đưa chân, tham gia vào các đường dây buôn bán động vật hoang dã trái phép.

Du lịch mùa cao điểm: Cẩn thận tránh bẫy lừa đảo trên mạng xã hội

Du lịch mùa cao điểm: Cẩn thận tránh bẫy lừa đảo trên mạng xã hội

Du lịch là dịp để thư giãn, khám phá, trải nghiệm những điều mới mẻ. Thế nhưng, ngày càng nhiều du khách trở thành nạn nhân của các chiêu trò lừa đảo tinh vi, khiến chuyến đi mơ ước hóa thành kỷ niệm buồn. Không chỉ gây thiệt hại tài chính, các vụ lừa đảo còn làm tổn thương tinh thần và mất niềm tin của người đi du lịch.

Lào Cai xử lý 262 vụ vi phạm trong đợt cao điểm phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại

Lào Cai xử lý 262 vụ vi phạm trong đợt cao điểm phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại

Trong đợt cao điểm đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh, lực lượng chức năng và các đơn vị, địa phương đã chủ động xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm hành vi vi phạm.

Khởi tố, tạm giam chủ kênh TikTok "Gia đình Hải Sen" bán hàng giả

Khởi tố, tạm giam chủ kênh TikTok "Gia đình Hải Sen" bán hàng giả

Công an tỉnh Ninh Bình điều tra, làm rõ, trong thời gian từ năm 2024 đến nay, Công ty TNHH Hải Bé đã bán qua các kênh mạng xã hội TikTok shop, Facebook, Shopee “Gia đình Hải Sen”, “Hải Sen” với hơn 800.000 sản phẩm, trong đó riêng mặt hàng “Siro ăn ngon Hải Bé” bán với số lượng trên 100.000 hộp sản phẩm.

Cho vợ “đăng xuất” chỉ vì cằn nhằn

Cho vợ “đăng xuất” chỉ vì cằn nhằn

Vụ án chồng giết vợ từng rúng động ở Bắc Hà cách đây gần 1 năm khiến ai cũng bàng hoàng đau xót, tiếc cho cặp vợ chồng từng "chung lưng đấu cật" với kết cục một người lìa xa thế giới còn người kia chịu án tù với ân hận muộn màng. Nguyên nhân dẫn đến hành động dã man của người chồng lại chỉ vì lời cằn nhằn của vợ.

Phạt vi phạm hành chính gần 1 tỷ đồng trong đợt cao điểm chống hàng giả, hàng nhái

Phạt vi phạm hành chính gần 1 tỷ đồng trong đợt cao điểm chống hàng giả, hàng nhái

Từ ngày 15/5 - 10/6, lực lượng quản lý thị trường tỉnh đã tổ chức kiểm tra 150 vụ nhằm xử lý vi phạm hàng giả, hàng nhái, theo Kế hoạch số 227/KH-UBND của UBND tỉnh Lào Cai về mở đợt cao điểm đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh.

Cảnh giác trước thủ đoạn lừa đảo "bao đỗ", "nâng điểm", "can thiệp kết quả thi"

Cảnh giác trước thủ đoạn lừa đảo "bao đỗ", "nâng điểm", "can thiệp kết quả thi"

Ngày 5/6, Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (ANM), Công an TP Đà Nẵng cho biết, thời gian gần đây xuất hiện tình trạng lừa đảo với hình thức hứa hẹn "bao đỗ", "nâng điểm", "can thiệp kết quả thi". Cụ thể, đối tượng lợi dụng sự lo lắng của phụ huynh và tâm lý của học sinh trong thời điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm học 2024 - 2025 đang đến gần để tung ra thủ đoạn lừa đảo.

fb yt zl tw