Những chiếc dép tổ ong trong phòng chiếu phim

Đêm ở miền núi lạnh về nhanh, trong những manh áo phong phanh học sinh của Trường Phổ thông dân tộc nội trú huyện Bát Xát đã có mặt từ đầu giờ tối, ngay ngắn ngồi vào hàng chờ đợi (trong ảnh).

Đó là lần đầu tiên trong đời được xem một bộ phim điện ảnh chiếu rạp trên màn ảnh lớn. Sau những trò chơi khởi động là những tiết mục văn nghệ đậm chất địa phương. Khi màn chiếu phim được đem lên sân khấu chính, ánh đèn dần tắt và màn chiếu sáng lên, có tiếng học sinh reo: “Ô, cái tivi to quá!”. Đối với tất cả học sinh ở chốn núi non này xem tivi cũng không phải là chuyện ngày nào cũng có thì xem phim trên màn ảnh lớn là một điều xa xỉ.

Tiếng ban tổ chức vang lên: “Ở thành phố, khi xem phim trong rạp mọi người thường uống nước suối và ăn bỏng ngô, hôm nay các cô cũng đem bỏng ngô lên cho các con ăn khi xem phim nhé”. Tất cả ồ lên hưởng ứng.

Một chút lộn xộn diễn ra khi ai cũng háo hức được cầm trên tay phần bỏng ngô của mình. Rất nhanh sau đó, không gian còn lại chỉ còn là tiếng nói vọng ra từ bộ phim đang chiếu và tiếng cười giòn tan của các em.

Đó là không khí mà chương trình “Điện ảnh cho mọi người” do Công ty CGV phối hợp với Bộ VH-TT&DL và các đơn vị liên quan tạo ra tại ba tỉnh Lào Cai, Lai Châu và Điện Biên.

Sau khi rời Bát Xát, những người làm chương trình đến với Trường Phổ thông dân tộc nội trú huyện Sa Pa. Đêm ở huyện Sa Pa lạnh hơn nhiều, nhiệt độ xuống đến 11 độ C. Khác với trường thứ nhất, lần này phim được chiếu trong một căn phòng nhỏ. Phía ngoài gió vẫn thổi hắt mang theo gió lạnh chỉ chực ùa vào trong. Có lẽ điều kiện kinh tế ở địa phương này nhiều khó khăn hơn mà chúng tôi quan sát thấy nhiều em nhỏ mang những đôi dép tổ ong trong trời giá lạnh.

Dù khác nhau như thế nào đi nữa thì tất cả các em có lẽ đều “đói điện ảnh” như nhau. Vẫn những đôi mắt hau háu như dán chặt vào màn ảnh, vẫn những tiếng cười bật ra đầy sảng khoái, những bàn tán râm ran sau khi phim kết thúc…

Trên đường về, tôi hỏi một thành viên ban tổ chức rằng sao không tổ chức chương trình ở những điểm trường xa hơn, nơi học sinh vẫn phải học trong những chiếc lán dựng tạm. Đại diện ban tổ chức bày tỏ: Đó vẫn là niềm mong mỏi, tuy nhiên những điểm trường xa chỉ có rất ít học sinh, nếu tổ chức một chương trình mà số lượng ít thì đối tượng thụ hưởng cũng không được nhiều. Thế mới biết ngoài việc cần một tấm áo ấm, một bữa cơm có thịt thì học sinh miền núi cũng cần những bữa ăn tinh thần như điện ảnh.

Báo Pháp luật TPHCM

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Lùi thời gian nhận tác phẩm Cuộc thi ảnh nghệ thuật "Nét đẹp người chiến sĩ QĐND Việt Nam - Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt"

Lùi thời gian nhận tác phẩm Cuộc thi ảnh nghệ thuật "Nét đẹp người chiến sĩ QĐND Việt Nam - Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt"

Hội Văn học - Nghệ thuật vừa có thông báo lùi thời gian nhận tác phẩm Cuộc thi ảnh nghệ thuật “Nét đẹp người chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam - Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt”. Theo đó, thời gian nhận tác phẩm sẽ kết thúc vào ngày 25/11/2024.

Hai nhà giáo 'bắc cầu yêu thương' bằng âm nhạc cho trẻ vùng cao

Hai nhà giáo 'bắc cầu yêu thương' bằng âm nhạc cho trẻ vùng cao

Đinh Phương Anh, nữ nhạc sĩ hiếm hoi của Hội Nhạc sĩ Việt Nam, mới đây đã cho ra mắt ca khúc “Bắc cầu yêu thương” đặc biệt dành cho các em nhỏ vùng cao. Ca khúc là những lời yêu thương dành cho chặng đường đi tìm con chữ của các em, dù còn rất nhiều khó khăn gian khổ, nhưng vẫn có sự lạc quan và hướng tới ngày mai tươi sáng.

Sáng trong một người thầy

Sáng trong một người thầy

Tôi biết ơn thầy nhiều lắm, sau cha tôi là thầy, cha sinh ra tôi nhưng thầy là người dưỡng dục. Nếu không có thầy làm sao tôi có được như ngày hôm nay, từ đứa bé nhà quê chân lấm tay bùn, “đầu tắt mặt tối” quanh năm... được học đại học rồi trở về cống hiến cho quê hương!

Sức lan tỏa từ lời kêu gọi của Mặt trận

Sức lan tỏa từ lời kêu gọi của Mặt trận

Kế thừa truyền thống vẻ vang trong suốt chiều dài lịch sử 94 năm qua (18/11/1930 - 18/11/2024), với vai trò là tổ chức liên minh chính trị, đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống chính trị, MTTQ Việt Nam có vai trò nòng cốt trong việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Nét đẹp văn hóa Việt Nam qua múa rối nước dưới góc nhìn của truyền thông Trung Quốc

Nét đẹp văn hóa Việt Nam qua múa rối nước dưới góc nhìn của truyền thông Trung Quốc

Với dòng tít “Những câu truyện cổ tích dưới nước” - chủ đề vĩnh cửu dẫn dắt con người hướng thiện”, bài viết trên trang Thời báo Hoàn Cầu - một ấn phẩm của Nhân dân nhật báo - Cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã ca ngợi nét đẹp văn hóa của Việt Nam thông qua múa rối nước đã được lưu truyền hàng nghìn năm nay.

Khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024

Khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024

Tối 16/11 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), lễ khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024 đã chính thức diễn ra. Đây là sự kiện thường niên, hướng tới việc tôn vinh truyền thống đại đoàn kết dân tộc và di sản văn hóa của 54 dân tộc anh em.

Nghề làm mã ở Bảo Hà

Nghề làm mã ở Bảo Hà

Cầm tinh tuổi Ngọ, như lời ông nói đó cũng là nhân duyên khi ông được coi là người đầu tiên đưa nghề làm mã về đất Bảo Hà. Năm nay đã gần 60 tuổi, ông Trần Văn Nghị ở bản Bảo Vinh, xã Bảo Hà (Bảo Yên) hào hứng nhớ lại câu chuyện của 24 năm về trước, ông khăn gói về Yên Bái học nghề đan và làm mã.

fbytzltw