Những “bông hoa” nơi “tuyến lửa”

LCĐT - Hơn 50 năm trước, 600 cán bộ, thanh niên các dân tộc tỉnh Lào Cai với tinh thần “Tất cả cho tiền tuyến”, “Vì miền Nam ruột thịt” đã vượt dãy Trường Sơn chi viện cho chiến trường, cho tỉnh kết nghĩa Thủ Dầu Một (Bình Dương ngày nay). Hôm nay, Bình Dương bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19 và thêm một lần nữa, cả tỉnh Lào Cai lại hướng về miền Nam, về Bình Dương với tình cảm đặc biệt. Từng đoàn y, bác sỹ của Lào Cai mang nặng nghĩa tình, trách nhiệm dấn thân nơi “tuyến lửa”, trong đó có những người đã để lại sau lưng thiên chức làm vợ, làm mẹ, để lại cuộc sống bình yên, xung phong vào Bình Dương chống dịch.

Nơi tuyến đầu nóng bỏng, những y, bác sỹ của Lào Cai thực sự là những chiến binh dũng cảm chiến đấu, chống lại đại dịch. Những gian khó thể hiện rõ trong bài thơ “Tạm biệt Bình Dương” của bác sỹ Phạm Văn Chiến, thành viên đoàn công tác gồm 50 y, bác sỹ của Lào Cai tham gia hỗ trợ Bình Dương chống dịch. Bài thơ có đoạn: “Những tháng ngày cả đoàn quân bận bịu/Vì lương tri, trách nhiệm với cộng đồng/Ngẩng mặt lên vừa thấy bình minh/Bỏ mũ áo ngẩng đầu sao đã sáng…”.

Những nữ cán bộ y tế của Lào Cai tham gia chống dịch tại Bình Dương.
Những nữ cán bộ y tế của Lào Cai tham gia chống dịch tại Bình Dương.

Tâm sự, trăn trở của bác sỹ Phạm Văn Chiến qua lời thơ cũng thể hiện sự đồng cảm với những đồng nghiệp trong đoàn, trong đó có chị Nguyễn Thị Kim Xuyến, Trung tâm Y tế thành phố Lào Cai. Sau những ngày lăn lộn tại Bệnh viện Dã chiến số 1 Bình Dương, chị Xuyến kể lại: Tháng 8, thời tiết miền Nam nóng như đổ lửa, mặc trang phục bảo hộ suốt 4 đến 6 tiếng đồng hồ, quần áo trong người tôi ướt sũng, mắt cay xè, bàn tay nhăn nheo vì mồ hôi chảy thành dòng. Có lúc tôi tưởng như mình sắp kiệt sức, nhưng tiếng báo trên máy thở, tiếng người bệnh than vãn, tiếng ho, tiếng khóc nấc khiến tôi thấy mình như người khác, mạnh mẽ hẳn lên...

Trong đoàn công tác miền Nam lần này nhưng làm việc ở bệnh viện dã chiến thì nam, nữ không phân biệt, công việc của bác sỹ, điều dưỡng cũng không còn lằn ranh. Ngoài chuyên môn, chị Xuyến cũng phụ trách cả việc chăm sóc, giúp bệnh nhân ăn uống, sinh hoạt, vệ sinh cá nhân. Chị Xuyến nhớ lại: Có nữ bệnh nhận phải thở ô xy hơn 1 tháng, mỗi lần tôi vào thăm khám, chị lại thều thào qua máy thở: Các cháu cứu cô với, cô chưa muốn chết...

Chị Xuyến bảo, bệnh nhân nào cũng đấu tranh với dịch bệnh, vấn đề là có mạnh mẽ hay không. Có người tưởng chừng không qua khỏi nhưng nhờ nghị lực sống phi thường mà họ vượt qua “cửa tử”, sức khỏe hồi phục.

Kỷ niệm của chị Xuyến còn là sau một ngày vào miền Nam thì gặp nam bệnh nhân chạy lên khu vực cấp cứu khóc mếu nói với bác sỹ: Bác sỹ cho em chuyển lên bệnh viện trên tỉnh để em được chăm sóc vợ trên đó, vợ em nặng quá rồi, không biết có vượt qua được không...

Nước mắt, bờ vai run run, sự suy sụp của người đàn ông trước mặt khiến chị cảm thấy như nỗi đau của chính bản thân mình. “Tôi đã báo cáo lại quản lý tại Bệnh viện Dã chiến và chuyển anh lên bệnh viện trên tỉnh để tiện chăm sóc vợ, nhưng đáng tiếc vợ anh sau đó không qua khỏi. Chứng kiến sự sinh ly, tử biệt, tôi và đồng nghiệp càng nhắc nhau phải cố gắng hơn nữa để cứu chữa người bệnh”, chị Xuyến nghẹn ngào.

Điều dưỡng Lã Thị Ngọc Hà, Bệnh viện Đa khoa tỉnh vừa bước sang tuổi 25, ngay sau khi có chủ trương cử y, bác sỹ vào Bình Dương, chị đã quyết định viết tâm thư tình nguyện tham gia hỗ trợ chống dịch ở nơi mà chưa bao giờ nghĩ mình đặt chân tới. “Em đi để thấy tuổi trẻ của mình ý nghĩa hơn, để được cống hiến, chăm sóc, giúp đỡ bệnh nhân mắc Covid-19, để được góp sức mình hỗ trợ đồng nghiệp đang quá tải nơi tuyến đầu chống dịch”, điều dưỡng Hà chia sẻ với chúng tôi.

Hình ảnh ở cơ sở y tế tại Bình Dương vẫn còn y nguyên, như đang ở trước mắt nữ điều dưỡng viên. Chị Hà kể, có lần đang đi kiểm tra cho bệnh nhân, một bệnh nhân kéo áo bảo hộ của chị lại rồi thều thào: Cô mệt, đau, khó thở lắm, có lúc chả thiết sống nữa, nhưng thấy các con vất vả, cô thấy mình cần sống để trả ơn!

Có trường hợp cả gia đình 3 người vào bệnh viện, người vợ bị nặng lắm, chị khó thở rồi cứ thiếp đi mãi, điều dưỡng Hà đến gọi mãi mà bệnh nhân không có phản hồi, chồng chị bế đứa con hơn 1 tuổi đứng bên như chết lặng. Cứ tưởng không cứu vãn được thì giác quan thứ 6 khiến đứa trẻ dù không hiểu gì nhưng khóc thét lên như tiếng cứa lòng và dấu hiệu của sự sống từ người mẹ dần trở lại. Điều kỳ diệu đã đến, người mẹ sau đó hồi phục tốt, tự thở mà không cần máy hỗ trợ theo hướng dẫn của điều dưỡng viên.

Tinh thần đoàn kết, lạc quan của những nữ cán bộ y tế trong những ngày làm việc ở Bệnh viện Dã chiến tỉnh Bình Dương.
Tinh thần đoàn kết, lạc quan của những nữ cán bộ y tế trong những ngày làm việc ở Bệnh viện Dã chiến tỉnh Bình Dương.

Sau mỗi ca trực, thoát khỏi bộ đồ bảo hộ trên người là mỗi lần chị Hà lại tự động viên mình phải cố gắng, cố gắng hơn nữa, rồi có những buổi sau ca trực không đủ dũng cảm để gọi cuộc gọi video về nhà vì lo bố mẹ thấy mình lại khóc nấc. Chị Hà bảo, ở Bệnh viện Dã chiến số 1 Bình Dương, cán bộ y tế, người bệnh đã như người thân ruột thịt. Không như thông thường, ở đây, cán bộ y tế làm tất cả việc chăm sóc người bệnh thay người thân của họ. Rất, rất nhiều bệnh nhân nặng, nguy cơ diễn biến xấu, công việc lúc nào cũng căng như dây đàn, có những lúc y, bác sỹ thấy mình sắp khụyu xuống, ngã gục, kiệt sức nhưng thấy bệnh nhân có dấu hiệu cải thiện thì năng lượng trong cán bộ y tế lại được nhân lên nhiều lần.

Hơn chục năm công tác trong ngành y, nữ hộ sinh Trương Thị Mến, Bệnh viện Đa khoa thị xã Sa Pa đã quen với áp lực công việc nhưng hơn 2 tháng chăm sóc bệnh nhân nhiễm Covid-19 ở Bình Dương mới thấy mọi khó khăn, vất vả trước đây của mình chưa thấm vào đâu. Mỗi ca trực, chị Mến và đồng nghiệp phải phụ trách chăm sóc, điều trị khoảng 70 bệnh nhân. Mọi người liên tục quay cuồng trong công việc, từ cho bệnh nhân ăn uống, vệ sinh, thay bỉm, hút đờm, đến theo dõi sát sao tình trạng của bệnh nhân để kịp thời nhận ra những dấu hiệu cảnh báo chuyển biến nặng. “Có lúc thấy mình làm việc như cỗ máy nhưng khi có bệnh nhân trở nặng, thoi thóp, chúng tôi lại cố gắng an ủi, vỗ về và truyền động lực, tinh thần lạc quan bằng ánh mắt, nụ cười để họ có đủ nghị lực chiến thắng bệnh tật. Điều quý nhất giữa lằn ranh sự sống - cái chết thì chỉ tình người mới có thể cứu rỗi, ở bệnh viện tuyến lửa, không hề có người Nam - người Bắc, người xa lạ, tất cả đều là người một nhà”.

Chị Xuyến, chị Mến, chị Hà còn kể, khi họ giới thiệu với bệnh nhân mình là đoàn cán bộ y tế đến từ tỉnh Lào Cai, ánh mắt các bệnh nhân đều bất chợt sáng ngời. Họ cảm động và thều thào bảo rằng khi nào khỏi bệnh, có điều kiện họ sẽ ra Lào Cai và tìm gặp y, bác sỹ để cảm tạ. Ngày đoàn hoàn thành nhiệm vụ, chia tay người bệnh, rất nhiều bệnh nhân đã nức nở như phải tạm xa người thân yêu nhất. Cả đoàn công tác bất chợt cùng vang lên trong lòng đoạn cuối của bài thơ “Tạm biệt Bình Dương”của bác sỹ Phạm Văn Chiến:“Bình Dương ơi!Sẽ rất nhanh thôi nhé/Cả phố phường cùng nhộn nhịp tiếng cười/Niềm hạnh phúc lan tỏa khắp muôn nơi/Vang khúc ca khải hoàn trong chiến thắng”.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Lao động Việt Nam làm việc tại Nhật Bản tăng 8 lần trong 10 năm

Lao động Việt Nam làm việc tại Nhật Bản tăng 8 lần trong 10 năm

Trong những năm qua, lao động Việt Nam đi làm việc ở Nhật Bản không ngừng gia tăng. Trong số 15 nước phái cử thực tập sinh đến Nhật Bản, Việt Nam là nước đứng đầu về số lượng thực tập sinh nhập cảnh hàng năm vào quốc gia này. Hiện có khoảng 520.000 lao động Việt Nam sinh sống và làm việc tại Nhật Bản, tăng 8 lần trong vòng 10 năm qua.

Quan tâm công tác lao động, việc làm trong thời kỳ dân số “vàng”

Nhân ngày Quốc tế Lao động (1/5): Quan tâm công tác lao động, việc làm trong thời kỳ dân số “vàng”

Lực lượng lao động của Lào Cai hiện nay là hơn 488 nghìn người, đây được coi là thời kỳ dân số “vàng” khi người lao động chiếm 62,1% dân số toàn tỉnh. Hằng năm, tỉnh sẽ có khoảng hơn 8 nghìn lao động mới, đòi hỏi các cấp, các ngành phải thường xuyên quan tâm, thực hiện tốt công tác lao động - việc làm.

Hưởng ứng cuộc thi trực tuyến “Công nhân, viên chức, lao động tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động”

Hưởng ứng cuộc thi trực tuyến “Công nhân, viên chức, lao động tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động”

Hưởng ứng cuộc thi trực tuyến “Công nhân, viên chức, lao động tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động” do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phát động và tổ chức theo hình thức thi trực tuyến trên Tạp chí điện tử Lao động và Công đoàn (địa chỉ truy cập http:// laodongcongdoan.vn), Liên đoàn Lao động tỉnh đã ban hành công văn hướng dẫn các công đoàn cấp trên cơ sở tăng cường tuyên truyền, vận động đoàn viên, người lao động tích cực tham gia cuộc thi.

Căng sức chữa cháy, cứu quần thể pơ mu lớn nhất huyện Văn Bàn

Căng sức chữa cháy, cứu quần thể pơ mu lớn nhất huyện Văn Bàn

10 giờ 30 phút ngày 30/4, lực lượng kiểm lâm huyện Văn Bàn nhận được thông tin xuất hiện điểm cháy tại Tiểu khu 513 thuộc xã Khánh Yên Trung. Ngay sau đó, các lực lượng của 3 đơn vị: Ban Quản lý rừng phòng hộ, Hạt Kiểm lâm và Công ty TNHH Một thành viên Lâm nghiệp Văn Bàn chia thành 3 mũi để tiếp cận điểm cháy.

Em yêu Tổ quốc

Em yêu Tổ quốc

Nhân kỷ niệm 49 năm ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), các trường học trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã tổ chức nhiều hoạt động tăng cường công tác giáo dục truyền thống, thu hút đông đảo học sinh tham gia.

Tiệm nước "0 đồng"

Tiệm nước "0 đồng"

Từ đầu tháng 4 đến nay, nhiều người tham gia giao thông trên tuyến đường Trần Phú (thành phố Lào Cai) đã quen thuộc với một tiệm nước nhỏ miễn phí ở số nhà 1446, tổ 10, phường Nam Cường. “Nước lạnh miễn phí”, “Hãy đến khi bạn cần, mỗi người 1 chai”, “Xin cảm ơn”, đó là những lời giới thiệu, lời mời dễ thương, thân thiện đến từ tiệm nước “0 đồng” của anh Nguyễn Thành Chiến và chị Lý Thu Hằng.

Năm 2024, thiên tai tiếp tục diễn biến bất thường

Năm 2024, thiên tai tiếp tục diễn biến bất thường

Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, các loại hình thiên tai xảy ra trên phạm vi cả nước năm 2023 có diễn biến cực đoan, dị thường và không theo quy luật. Điển hình như nhiệt độ trung bình toàn cầu là năm nóng nhất trong 174 năm qua, cao hơn khoảng 1,45°C so với mức nhiệt độ trung bình nhiều năm thời kỳ tiền công nghiệp. Đặc biệt, mùa bão năm 2023 không có cơn bão nào đổ bộ vào nước ta.

Những người không nghỉ lễ

Những người không nghỉ lễ

Dịp lễ 30/4 - 1/5, người lao động cả nước được nghỉ 5 ngày. Trong khi nhiều người tranh thủ dịp lễ để nghỉ ngơi, đi du lịch, gặp gỡ người thân, bạn bè… thì có những người vẫn miệt mài với công việc của riêng mình.

Áo xanh tình nguyện trong mùa lễ hội

Áo xanh tình nguyện trong mùa lễ hội

Là lực lượng tiên phong, xung kích trên mọi lĩnh vực, tuổi trẻ thị xã Sa Pa đã có nhiều hoạt động góp sức phát triển, quảng bá du lịch, xây dựng Khu du lịch quốc gia Sa Pa thân thiện với du khách trong và ngoài nước. Cùng với các lực lượng khác, trong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, 70 đoàn viên, thanh niên thị xã Sa Pa đã phát huy sức trẻ cùng phân luồng giao thông, hướng dẫn du khách. Áo xanh tình nguyện xuất hiện trên khắp nẻo đường Sa Pa.

fb yt zl tw