Nhớ mùa tết xưa!

... đã sống gần hết cuộc đời, đôi chân đã đi khắp đất nước, mà cứ mỗi độ giữa đông trở đi, lòng lại náo nức, rưng rưng nhớ về những mùa tết đẫm đặc tuổi thơ tôi...

Một năm có bốn mùa: Xuân, hạ, thu, đông, với tôi và dân làng tôi ngày đó còn thêm một mùa, đó là mùa tết.

Vẫn biết, tết vào mùa xuân, mùa xuân có tết, nhưng tôi muốn nói đến mùa tết này rõ ràng lắm, hấp dẫn lắm, nó găm vào ký ức tuổi thơ chúng tôi không bao giờ phai nhạt, để rồi sau này trưởng thành và đã sống gần hết cuộc đời, đôi chân đã đi khắp đất nước, mà cứ mỗi độ giữa đông trở đi, lòng lại náo nức, rưng rưng nhớ về những mùa tết đẫm đặc tuổi thơ tôi.

Tet xua 8224.jpg
Đầm ấm tết xưa (ảnh minh họa).

Đó là vào từ khoảng đầu tháng 11 âm lịch hằng năm, mẹ tôi cũng như bao bà mẹ trong làng đã dần chuẩn bị tất cả những gì tạo ra tết, phục vụ tết. Nào là đem bơ đỗ xanh ra nhặt đi nhặt lại để bỏ ra những hạt “dọn” (hạt đỗ nhỏ tí, rất rắn), rồi lại đổ vào mấy cái chai nút kín bằng lá chuối khô. Nào là tìm mua cân mật mía mang về treo cao tránh lũ chó con và các con ăn vụng. Nào là mang những bơ gạo nếp ra nhặt từng hạt sạn bé bằng hạt cát. Ồn ào nhất là việc các nhà rủ nhau đụng lợn theo tiêu chuẩn của hợp tác xã… Tất tần tật là những chắt chiu, tằn tiện, dành dụm để các con được ăn một cái tết đủ đầy nhất…

Mùa tết cứ lặng lẽ như vậy và đậm đà nhất, vui nhất là những ngày giáp tết. Cả làng vang lên tiếng lợn kêu eng éc, đàn ông chế biến rồi pha thịt chia đều. Đàn bà phụ cơm nước… Bọn trẻ chạy lăng xăng xem mổ lợn, rồi tranh nhau cái bóng lợn để dành làm bóng đá…

Không khí tết đã tràn khắp xóm với những âm thanh, mùi vị đặc trưng. Đó là mùi cá tanh tao, là mùi chè mật ong pha gừng nức mũi, là tiếng pháo tép nổ đanh đách, mùi pháo khen khét vấn vương khắp làng.

Nhưng có một thứ mùi làm nên hương vị đặc trưng nhất của tết, làm nên một mùa tết đậm đà nhất, ấy là hương vị nồng nàn của bánh chưng… sắn.

Thực ra là bánh chưng độn sắn. Dân quê tôi thuở đó quanh năm chân lấm tay bùn nhưng chỉ tàm tạm đủ ăn. Tết đến, mỗi hộ được hợp tác xã chia cho vài ba cân gạo nếp là quý lắm. Mẹ tôi lại dấm dúi mua “chui” thêm một vài cân nếp nữa. Hăm hở trước rá gạo nếp nức hương, mẹ chia đều: Chỗ này để nấu đĩa xôi gấc cúng Giao thừa; chỗ này để nấu nồi chè con ong cúng tổ tiên; chỗ này gói bánh chưng. Cái chỗ gói bánh chưng tuy chỉ vài cân nhưng đã có sắn độn vào. Sáng 30 Tết, mẹ lấy sắn tươi nạo nhỏ, vắt bớt nước, rồi trộn vào gạo nếp để gói bánh. Nhìn vào rá gạo, chỉ thấy toàn những sợi sắn. Trưa 30 Tết năm nào cũng như năm nào, những cặp bánh chưng độn sắn như vậy mới được cho vào nồi luộc.

Không khí tết càng đậm đà hơn khi nồi bánh bắt đầu sôi sùng sục, tỏa mùi thơm của nếp pha chút ngai ngái của sắn tạo thành hương vị nồng nàn, cám dỗ và kích thích tất cả các giác quan háu đói, háu bánh của chúng tôi. Đến đêm, bố vớt bánh thử. Đây là giây phút háo hức nhất. Cả mấy anh em tôi châu đầu dõi theo bàn tay bố lột từng lớp lá. Và khi lớp lá cuối cùng được bóc ra, chúng tôi ồ lên thích thú. Bố xắt từng lát bánh cho đàn con. Những lát bánh xanh màu lá dong, dẻo và thơm nức, những sợi sắn bị trộn lẫn vào gạo nên thoạt nhìn không ai biết bánh độn sắn. Hương nếp thơm nồng tỏa ra khắp gian bếp. Cả nhà được nếm miếng bánh đầu tiên trong sự hân hoan, háo hức. Mẹ chỉ cắn một miếng rồi xuýt xoa: Năm nay nhà mình vẫn phải độn sắn cho bánh chưng, sang năm bố mẹ sẽ cố để các con không phải ăn bánh độn sắn nữa nhé!

Tội nghiệp mẹ, tết sang năm, sang năm nữa vẫn là những chiếc bánh chưng độn sắn! Mãi sau này, khi đất nước đổi mới, chúng tôi mới được ăn những chiếc bánh chưng không độn sắn, vừa ăn ngon lành vừa xuýt xoa như vớt lại tuổi ấu thơ của mình bên người mẹ tảo tần và người cha khắc khổ, bươn chải.

Lúc ấy, lũ chúng tôi chẳng để ý đến sắn, chỉ thấy đó là những miếng bánh chưng ngon nhất cuộc đời mình. Hương vị nồng nàn ngai ngái của nó cứ quấn quýt mãi để khi vừa phai nhạt thì lại một mùa tết đến trong nghèo khó.

Ôi cái hương vị đặc quánh trong đêm Giao thừa của bánh chưng độn sắn sao mà thân thương đến thế. Có lẽ nó còn theo tôi suốt cuộc đời và càng thôi thúc rạo rực hơn mỗi dịp Tết đến, Xuân về.

Tết ngày nay thật đủ đầy. Chiếc bánh chưng được làm cầu kỳ với gạo nếp ngon, nhân đỗ thịt thật nhiều. Nhưng người ta cũng không mặn mà lắm. Trẻ con cũng không háo hức ăn bánh chưng như chúng tôi háo hức bên chiếc bánh chưng độn sắn thời thơ bé.

Và mỗi lần dâng mâm cúng tổ tiên ngày tết, giữa thiêng liêng đất trời vào xuân, tôi lại rưng rưng nhớ những chiếc bánh chưng độn sắn ngày xưa và cái dáng tảo tần của bố mẹ để chúng tôi được bằng chúng bằng bạn từ bộ quần áo mới lẫn cái bánh chưng ngày tết dù nó được độn bao nhiêu là sắn.

Chao ôi là nhớ, là thương bố, mẹ và quê nghèo nghĩa tình của mình!

Chao ôi là nhớ, là thương mùa tết xưa và tuổi thơ khốn khó của mình!

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tuồng, Chèo, Cải lương về một nhà: Tạo ra bộ máy tinh - gọn - mạnh

Tuồng, Chèo, Cải lương về một nhà: Tạo ra bộ máy tinh - gọn - mạnh

Nhà hát Cải lương Việt Nam, Nhà hát Chèo Việt Nam và Nhà hát Tuồng Việt Nam hợp nhất thành Nhà hát Sân khấu truyền thống quốc gia Việt Nam, hoàn thành trước ngày 1/8. Lãnh đạo các nhà hát khẳng định điều này giúp bộ máy quản lý trở nên tinh, gọn, mạnh, mở ra cơ hội mới cho sân khấu truyền thống. 

Viết giữa gian bếp nhỏ

Viết giữa gian bếp nhỏ

Góc làm việc của bà không phải phòng riêng, chỉ là chiếc bàn bên căn bếp nhỏ. Trên giá sách kế bên là những cuốn sách, tài liệu cũ quý giá, những thứ mà bà đã dành nhiều năm để sưu tầm, nghiên cứu. Đó là ấn tượng đầu tiên khi tôi có mặt tại nhà bà Trần Thị Minh, hội viên Hội Văn học - Nghệ thuật cũng là hội viên Hội Nhà báo tỉnh.

Khi ống kính kể chuyện trẻ thơ

Khi ống kính kể chuyện trẻ thơ

Trên những nẻo đường vùng cao Lào Cai, hình ảnh trẻ em hồn nhiên, trong sáng như ánh nắng đầu ngày luôn là nguồn cảm hứng bất tận cho những người cầm máy. Không chỉ đơn thuần ghi lại khoảnh khắc đẹp, những bức ảnh về trẻ em vùng cao còn mang trong mình thông điệp nhân văn sâu sắc về cuộc sống, nghị lực và khát vọng vươn lên của trẻ em từ những vùng đất còn nhiều khó khăn.

Bác Hồ trong trái tim các nhạc sĩ Lào Cai

Bác Hồ trong trái tim các nhạc sĩ Lào Cai

Trong dòng chảy của âm nhạc cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn là hình tượng thiêng liêng, nguồn cảm hứng bất tận cho các thế hệ nhạc sĩ. Với trái tim chân thành và lòng kính yêu vô hạn, các nhạc sĩ Lào Cai đã viết những ca khúc giàu cảm xúc và chan chứa tình cảm về Bác kính yêu. Những ca khúc đó không chỉ thể hiện lòng biết ơn và kính trọng, mà còn góp phần lan tỏa hình ảnh Bác Hồ đến với các thế hệ hôm nay và mai sau.

Nghệ sĩ làm mới nghệ thuật truyền thống

Nghệ sĩ làm mới nghệ thuật truyền thống

Trước một số ý kiến cho rằng, liệu việc quá chú trọng vào giữ gìn bản sắc truyền thống có vô tình trở thành rào cản cho sự sáng tạo và đổi mới? Trao đổi với PV Báo Đại Đoàn Kết, một số chuyên gia khẳng định, đúng là nếu chỉ tập trung vào bảo tồn mà không thúc đẩy sáng tạo, nghệ thuật có thể trở nên trùng lặp, ít sức hút với người trẻ…

Lào Cai: Một học sinh giành Huy chương Vàng tại Liên hoan Âm nhạc quốc tế Hong Kong khu vực Việt Nam 2025

Lào Cai: Một học sinh giành Huy chương Vàng tại Liên hoan Âm nhạc quốc tế Hong Kong khu vực Việt Nam 2025

Vừa qua, tại Hà Nội đã diễn ra vòng chung kết Liên hoan Âm nhạc quốc tế Hong Kong khu vực Việt Nam 2025. Ban Tổ chức đã trao giải cho các thí sinh xuất sắc, trong đó, thí sinh Nguyễn Đức Minh, học sinh lớp 6, Trường THCS Lê Quý Đôn (thành phố Lào Cai) đã đoạt Huy chương Vàng môn Piano ở bảng thi không chuyên.

Dạ hội "Thanh niên Vùng 4 Hải quân, tự hào vững bước dưới cờ Đảng"

Dạ hội "Thanh niên Vùng 4 Hải quân, tự hào vững bước dưới cờ Đảng"

Tối 19/5, tại thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa, Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị đóng quân trong Căn cứ Cam Ranh và các nhà trường, đơn vị kết nghĩa tổ chức chương trình Dạ hội thanh niên với chủ đề: “Thanh niên Vùng 4 Hải quân, tự hào vững bước dưới cờ Đảng”.

Xúc động chương trình nghệ thuật đặc biệt "Người là Hồ Chí Minh"

Xúc động chương trình nghệ thuật đặc biệt "Người là Hồ Chí Minh"

Tối 18/5, tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội đã diễn ra chương trình nghệ thuật đặc biệt mang tên “Người là Hồ Chí Minh”, do Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương chỉ đạo, Đài Truyền hình Việt Nam, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh phối hợp thực hiện nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. 

Đưa văn học Việt Nam ra thế giới: Cần chiến lược bài bản và dài hơi

Đưa văn học Việt Nam ra thế giới: Cần chiến lược bài bản và dài hơi

Thời gian qua, Hội Nhà văn Việt Nam đã đẩy mạnh các hoạt động ký kết hợp tác quốc tế, tạo ra nhiều cơ hội trong lĩnh vực dịch thuật và quảng bá văn học Việt Nam ra thế giới. Dù cánh cửa hợp tác đã rộng mở, nhưng dường như văn học nước nhà vẫn đang loay hoay tìm hướng tiếp cận hiệu quả với độc giả toàn cầu...

Dấu ấn văn xuôi Lào Cai

Dấu ấn văn xuôi Lào Cai

Trên tay tôi đang là ấn phẩm còn thơm mùi mực : Tuyển tập Truyện ngắn hay Lào Cai. Lòng lâng lâng cảm xúc thật khó tả bởi ấn phẩm được Hội Văn học – Nghệ thuật Lào Cai phát hành đúng dịp cả nước nô nức tổ chức các hoạt động mừng đại lễ 50 năm non sông liền một dải, cũng là 50 năm nền văn học, nghệ thuật sau ngày đất nước thống nhất.

fb yt zl tw