Nhiều ngành hàng xuất khẩu khởi sắc

Dù nhiều lĩnh vực vẫn khó khăn đơn hàng, song theo Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải, xuất khẩu đang có tín hiệu về đích. Vậy ngành hàng nào sẽ giúp xuất khẩu giữ vững kim ngạch năm nay?

Lúa gạo, rau quả bứt tốc

Đầu tiên phải kể đến gạo. Tháng 8, xuất khẩu mặt hàng này ước đạt 582 triệu USD, tăng gần 61%. Ông Phạm Thái Bình, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Trung An ở TP.Cần Thơ, dự báo: Với những diễn biến hiện tại, đặc biệt là chính sách hạn chế xuất khẩu của Ấn Độ cũng như hiện tượng El Nino đang gia tăng cường độ ảnh hưởng đến an ninh lương thực của nhiều nước thì giá gạo có thể tiếp tục duy trì trong khoảng từ 640 - 660 USD/tấn đến năm sau. Đặc biệt là quyền quyết định vẫn nằm trong tay người bán.

Hội chợ thủy sản quốc tế Vietfish tại TP.HCM hồi cuối tháng 8.2023 nhộn nhịp trở lại.

Tính đến cuối tháng 8.2023, xuất khẩu gạo đạt gần 5,9 triệu tấn với kim ngạch 3,2 tỉ USD, gần tương đương cả năm 2022 (3,45 tỉ USD), tăng 22% về lượng và 36% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022. Giá gạo 5% xuất khẩu của VN cũng đang ở mức 630 USD/tấn, cao nhất thế giới. Nhiều chuyên gia trong ngành lúa gạo tin rằng xuất khẩu cả năm 2023 sẽ vượt 7 triệu tấn, thậm chí đến 7,5 triệu tấn - một con số kỷ lục cả về lượng và giá trị trong suốt nhiều thập niên qua.

Thứ 2 phải kể đến là rau quả. Tám tháng qua chứng kiến kim ngạch xuất khẩu rau quả tăng tới 57,5% so với cùng kỳ năm trước, đạt 3,45 tỉ USD. Đặc biệt, xuất khẩu sầu riêng đã lập kỷ lục mới về kim ngạch khi cán mốc 1,2 tỉ USD, chiếm 30% trong tổng kim ngạch rau quả. Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội rau quả VN, lạc quan: Trong các tháng cuối năm, vùng trồng sầu riêng lớn nhất cả nước là Tây nguyên vào vụ thu hoạch, kim ngạch xuất khẩu sẽ tăng trở lại và khả năng cả năm sẽ đạt giá trị khoảng 1,5 tỉ USD. Không chỉ thị trường Trung Quốc mà sầu riêng VN cũng được xuất sang nhiều thị trường khác, kể cả các nước Âu, Mỹ. Bên cạnh sầu riêng, các loại trái cây khác như: chuối, mít, xoài… cũng đang xuất khẩu thuận lợi. Thông qua hàng loạt sản phẩm vừa nêu có thể nâng tổng kim ngạch ngành rau quả đạt tới 5 tỉ USD.

Góp chung vào tổng kim ngạch năm nay không thể thiếu cà phê và hạt điều, cũng là những điểm sáng. Lũy kế từ đầu năm đến giữa tháng 8, VN đã xuất khẩu 1,54 triệu tấn cà phê, tương đương kim ngạch 2,8 tỉ USD, giảm 20% về lượng nhưng tăng gần 5% về giá trị nhờ giá. Dự báo xuất khẩu cà phê năm nay có thể đạt 4 tỉ USD, tương đương với năm 2022. Trong khi đó, tổng khối lượng xuất khẩu hạt điều 7 tháng năm 2023 đạt 334.000 tấn và giá trị đạt 1,95 tỉ USD, tăng 13% về khối lượng và tăng 9,8% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022. Đây cũng là ngành dự báo giá trị xuất khẩu sẽ tăng nhẹ so với năm 2022.

Nhìn trên toàn cục, tháng 8.2023 kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của VN đạt khoảng 32,4 tỉ USD, tăng 7,7% so với tháng trước. Đây cũng là tháng có kim ngạch xuất khẩu cao nhất trong một năm trở lại đây và tháng thứ tư liên tiếp duy trì đà tăng trưởng so với tháng liền kề trước đó. Đây là những lý do khiến lãnh đạo Bộ Công thương tự tin xuất khẩu sẽ về đích kế hoạch năm nay.

Mỹ và một số thị trường khởi sắc

Theo Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải, từ khi bước sang quý 3, hoạt động xuất khẩu đã có sự khởi sắc nhờ vào việc hàng tồn kho ở các thị trường mà VN có thế mạnh xuất khẩu đã giảm. Cụ thể như tại Mỹ, 6 tháng đầu năm tồn kho ở mức 20%, nhưng đến tháng 8 đã giảm còn 10% và dự báo đến cuối năm 2023 sẽ tiệm cận về mức 0%. Đây chính là cơ hội cho hàng hóa xuất khẩu của VN. Bên cạnh các thị trường quan trọng như: Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, EU…, xuất khẩu sang thị trường các nước Tây Á tăng 1,2%, ước đạt 5,19 tỉ USD và thị trường châu Phi tăng 1,1%, đặc biệt là thị trường Bắc Phi tăng tới 11,8%... Những con số này cho thấy nỗ lực của các doanh nghiệp VN trong việc đa dạng hóa thị trường, tập trung khai thác các thị trường mới, còn nhiều tiềm năng.

Theo Bộ Công thương, trong những tháng cuối năm sẽ tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp để thúc đẩy phát triển sản xuất. Cụ thể, tiếp tục kết nối doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp FDI, đồng thời tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đối với hoạt động xuất nhập khẩu, đẩy mạnh đàm phán các hiệp định thương mại để tiếp tục mở rộng thị trường. Bên cạnh đó, phối hợp với các cơ quan ban ngành và địa phương thúc đẩy các chương trình phát triển thị trường nội địa thông qua các hoạt động khuyến mại, kích cầu…

Chính nhờ sự chuyển biến đó mà nhóm hàng công nghiệp chế biến tiếp tục là động lực chính cho tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa cả nước trong tháng 8 với kim ngạch ước đạt gần 28 tỉ USD, tăng 7,1% so với tháng trước. Tuy nhiên, tình hình chung của các ngành xuất khẩu chủ lực VN vẫn trong tình trạng thiếu hụt đơn hàng, xuất khẩu chậm. Cụ thể, với lĩnh vực thủy sản xuất khẩu, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản VN (VASEP) thừa nhận: Dù lượng tồn kho ở Mỹ và EU giảm nhưng nhu cầu tiêu thụ không tăng khiến sức mua chậm. Bên cạnh đó, các sản phẩm của VN, đặc biệt là tôm, còn bị cạnh tranh gay gắt với các sản phẩm của Ấn Độ, Ecuador, Indonesia… Riêng trong tháng 8, kim ngạch xuất khẩu thủy sản ước đạt 846 triệu USD, vẫn giảm trên 15% so với tháng 8.2022 nhưng là mức tăng trưởng âm thấp nhất trong 6 tháng qua.

Ông Trần Anh Khoa, Tổng giám đốc Công ty TNHH Anh Khoa (Cà Mau), cho biết: "Ngoại trừ một số thị trường như Hồng Kông, Đài Loan và Trung Quốc vẫn duy trì nhập khẩu các sản phẩm tôm sú, còn lại mặt hàng tôm thẻ đi các thị trường khác cạnh tranh rất khó khăn. Mục tiêu hoạt động của chúng tôi trong năm nay chỉ là cầm cự để nuôi công nhân chứ không dám mong có lợi nhuận".

Đối với mặt hàng hải sản xuất khẩu, bà Lê Hằng, Giám đốc truyền thông của VASEP, cho biết: Sau tin Nhật Bản xả nước thải nhiễm phóng xạ ra biển, có thể người tiêu dùng Nhật sẽ thận trọng với tiêu thụ thủy sản nội địa, do vậy sẽ tìm đến thủy sản nhập khẩu nhiều hơn. Các thị trường khác cũng cân nhắc lại việc nhập khẩu từ Nhật Bản và các nước láng giềng của Nhật, tạo cơ hội cho thủy sản VN. Những thông tin trên, cùng với dấu hiệu kinh tế hồi phục ở một số thị trường sẽ đem lại hy vọng cho xuất khẩu thủy sản những tháng cuối năm, kỳ vọng doanh số cả năm 2023 sẽ đạt trên 9 tỉ USD, giảm 18% so với năm 2022.

Theo Báo Thanh Niên

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Lược sử về tuyến giao thương Cửa Cấm - sông Hồng - Vân Nam

Lược sử về tuyến giao thương Cửa Cấm - sông Hồng - Vân Nam

Cách đây hơn 150 năm từ khi Đuyprê (dupre) Tổng Chỉ huy lực lượng viễn chinh Pháp tìm ra tuyến đường thủy vận chuyển hàng hóa từ Cửa Cấm (Hải Phòng) vào Hà Nội và ngược sông Hồng lên Lào Cai sang Vân Nam (Trung Quốc). Từ đó đến nay, dòng sông Hồng có vai trò quan trọng trong kết nối hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Khẩn trương rà soát, báo cáo dự án đầu tư có khó khăn, tồn đọng kéo dài trên Hệ thống đầu tư công quốc gia

Khẩn trương rà soát, báo cáo dự án đầu tư có khó khăn, tồn đọng kéo dài trên Hệ thống đầu tư công quốc gia

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 26/CĐ-TTg ngày 31/3/2025 yêu cầu các bộ ngành, địa phương khẩn trương rà soát, báo cáo các dự án đầu tư có khó khăn, vướng mắc, tồn đọng kéo dài trên Hệ thống đầu tư công quốc gia.

[Ảnh] "Người nhện" đem quả ngọt xuống núi

[Ảnh] "Người nhện" đem quả ngọt xuống núi

Vùng trồng dứa Mường Khương đang vào vụ thu hoạch quả. Dứa ở đây thường được trồng ở núi cao nên việc thu hoạch, vận chuyển cực kỳ gian khổ và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Vào mùa thu hoạch dứa, thường những nam thanh niên sẽ đảm nhận công việc này. Trên lưng gùi hơn 100kg quả dứa, tay chống gậy bám chặt sườn núi dốc dựng đứng, họ không khác gì "người nhện" oằn lưng đem quả thơm xuống núi.

Sức vươn Việt Tiến

Sức vươn Việt Tiến

Đạt chuẩn nông thôn mới năm 2015, Việt Tiến là một trong những xã “về đích” sớm chương trình này, mang lại diện mạo mới, khang trang cho vùng đất trù phú bên dòng sông Chảy, phía Nam của huyện Bảo Yên.

Từ "con đường tơ lụa" trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế "chung một dòng sông"

Từ "con đường tơ lụa" trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế "chung một dòng sông"

Trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại, có nhiều “con đường tơ lụa” được nhắc đến hiện nay, như tuyến đường thương mại Đông - Tây giữa Hy Lạp và Trung Quốc bắt đầu mở trong thế kỷ I và II TCN; hay “con đường tơ lụa” chính đi từ thủ đô của Trung Quốc qua Trung Á đến châu Âu... Và có một “con đường tơ lụa” nổi tiếng trên sông Hồng vẫn chảy suốt từ thời cổ đại đến hôm nay, đang trở thành “con đường tơ lụa” trong thời đại mới.

Tạo cơ sở hình thành khu hợp tác kinh tế qua biên giới

Dự án Cầu đường bộ qua sông Hồng Bát Xát (Việt Nam) - Bá Sái (Trung Quốc): Tạo cơ sở hình thành khu hợp tác kinh tế qua biên giới

Khu vực biên giới giữa tỉnh Lào Cai (Việt Nam) và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) từ lâu đã được xem là một trong những điểm kết nối kinh tế, văn hóa và giao thương quan trọng giữa hai nước. Trong đó, các cây cầu biên giới đóng vai trò then chốt trong việc thúc đẩy kinh tế biên mậu, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị.

Từ con đường tơ lụa trên sông Hồng đến trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”: Bài cuối: Trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”

Từ con đường tơ lụa trên sông Hồng đến trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”: Bài cuối: Trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”

Việc biến “con đường tơ lụa” trên sông Hồng từ thời cổ đại trở thành “con đường tơ lụa” trong thời đại mới; kiến tạo tương lai, hợp tác cùng có lợi; mở ra hành lang thương mại mới đòi hỏi các tỉnh, thành phố của Việt Nam và Trung Quốc cần có sự hợp tác chặt chẽ với tinh thần “chung dòng sông cùng ý tưởng”.

fb yt zl tw