Nhiều giải pháp thiết thực trong quy hoạch, xây dựng điểm dân cư phòng tránh thiên tai

Chiều 21/12, Hội thảo khoa học lựa chọn vị trí xây dựng công trình và các điểm dân cư miền núi phòng tránh thiên tai đáp ứng yêu cầu ứng phó với biến đổi khí hậu tiếp tục diễn ra với nhiều tham luận. 

Chủ động trong công tác phòng chống, giảm thiểu rủi ro do thiên tai gây ra

img-589211.png
Tiến sĩ Trương Văn Quảng.

Tiến sĩ Trương Văn Quảng, Phó Tổng thư ký Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam đã đưa ra một số gợi ý cho tỉnh Lào Cai để chủ động trong công tác phòng chống, giảm thiểu rủi ro do thiên tai gây ra, như: rà soát, bổ sung hoàn chỉnh Kế hoạch phòng, chống thiên tai giai đoạn 2021 2025; kiện toàn, phân công nhiệm vụ cho Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Lào Cai, ban chỉ huy các huyện, thị xã, thành phố, xã, phường, thị trấn trên địa bản tỉnh.

Bên cạnh đó, tiến hành điều tra, khảo sát bổ sung, lập bản đồ phân loại cảnh báo nguy cơ lũ ống, lũ quét, sạt lở đất để có kế hoạch di dời đối với các điểm dân cư, các công trình đang tồn tại trong vùng nguy cơ theo cấp độ phân loại mức độ cảnh báo rủi ro; xây dựng nội dung Sổ tay hướng dẫn quy hoạch, xây dựng các công trình ở những vùng có điều kiện tự nhiên đặc thù (có độ dốc lớn, có dòng chảy lũ...); đưa bản đồ cảnh báo khu vực lũ quét, sạt lở vào Sổ tay hướng dẫn này. Lựa chọn địa điểm quy hoạch xây dựng đối với các điểm dân cư, các công trình phải tuân thủ Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về đánh giá và lựa chọn đất xây dựng. Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cộng đồng dân cư về tác động, hậu quả của thiên tai, ý thức phòng chống rủi ro thiên tai, các kỹ năng sống trong vùng có nguy cơ tiềm ẩn, đồng thời, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý, tư vấn thiết kế trong công tác quy hoạch xây dựng, phòng chống thiên tai, dịch bệnh...

Chú trọng giải pháp phòng chống trượt lở đất trên cơ chế trượt

Tiến sĩ Nguyễn Trung Kiên, Ủy viên Ban Chấp hành Hội Địa chất công trình và môi trường Việt Nam tham luận về xây dựng giải pháp phòng chống trượt lở đất trên cơ chế trượt, ví dụ cho một khối trượt tại tỉnh Lào Cai.

z6152126916271-e12585a571946c3adbeb5e3113989991.jpg
Tiến sĩ Nguyễn Trung Kiên.

Theo Tiến sĩ Nguyễn Trung Kiên, để giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản do trượt lở đất gây ra, phải xây dựng được các giải pháp phòng chống trượt lở phù hợp trên cơ sở hiểu rõ về cơ chế trượt lở đất. Dựa trên xây dựng giải pháp phòng chống cho khối trượt tại phường Cầu Mây, thị xã Sa Pa sẽ là căn cứ đề xuất các giải pháp phòng chống trượt cho các khối trượt khác tại tỉnh Lào Cai.

Với mỗi cơ chế trượt đất đá sẽ có tương ứng các giải pháp phòng chống phù hợp. Đối với cơ chế trượt cắt, các giải pháp cần dựa theo nguyên lý giảm lực gây trượt và tăng lực chống trượt. Đối với cơ chế trượt dẻo, ngoài việc áp dụng các giải pháp như cơ chế trượt cắt, cần chú ý các giải pháp cải tạo đất, như: thay thế đất yếu bằng đất tốt, gia cố đất tại chỗ...

Lào Cai là điểm nóng về trượt lở đất ở vùng núi phía Bắc

Tiến sĩ Dương Văn Bình, Trường Đại học Mỏ địa chất đưa ra tham luận về: Sự cố trượt lở đoạn tuyến Km 249+600 - km 249 + 600 cao tốc Nội Bài - Lào Cai, nguyên nhân và giải pháp xử lý.

z6152120993249-91dee923a0eebfb2f2acfbc80c6f0043.jpg
Tiến sĩ Dương Văn Bình.

Theo Tiến sĩ Dương Văn Bình, Lào Cai là điểm nóng về trượt lở đất ở vùng núi phía Bắc, đặc trưng bởi tần suất cao các vụ trượt lở đất với nhiều quy mô khác nhau, chủ yếu do mưa gây ra.

Lào Cai là tỉnh miền núi, điều kiện kinh tế xã hội còn ở mức thấp so với mặt bằng chung của cả nước, đặc biệt thường xuyên chịu ảnh hưởng nặng nề của các thiên tai, do đó, việc đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông cần nguồn lực rất lớn. Vì vậy, công tác khảo sát, thiết kế các công trình cầu đường cần được tiến hành tỉ mỉ, dựa trên những hiểu biết sâu sắc về điều kiện địa hình, địa chất và tương tác của các công trình với môi trường xung quanh, nhằm hạn chế tối đa rủi ro có thể xảy ra và tăng hiệu quả của nguồn lực đầu tư xây dựng.

z6152428898022-3648102f3023203d8b485a7d35124280.jpg
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Trọng Hài phát biểu tại hội thảo.

Phát biểu tại hội thảo, đồng chí Nguyễn Trọng Hài, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cảm ơn các nhà nghiên cứu, nhà khoa học đã chia sẻ kinh nghiệm và đưa ra những giải pháp thiết thực, hiệu quả cho công tác xây dựng, phát triển bền vững khu vực vùng cao, có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi thiên tai tại các tỉnh miền núi phía Bắc nói chung và tỉnh Lào Cai nói riêng.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh, Lào Cai mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm, giúp đỡ thiết thực của các bộ, ngành, các chuyên gia, nhà khoa học trong công tác quy hoạch, nghiên cứu địa chất, thủy văn, phòng tránh thiên tai, đáp ứng yêu cầu ứng phó với biến đổi khí hậu, nhằm đảm bảo an toàn cho cuộc sống của người dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Sức vươn Việt Tiến

Sức vươn Việt Tiến

Đạt chuẩn nông thôn mới năm 2015, Việt Tiến là một trong những xã “về đích” sớm chương trình này, mang lại diện mạo mới, khang trang cho vùng đất trù phú bên dòng sông Chảy, phía Nam của huyện Bảo Yên.

Từ "con đường tơ lụa" trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế "chung một dòng sông"

Từ "con đường tơ lụa" trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế "chung một dòng sông"

Trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại, có nhiều “con đường tơ lụa” được nhắc đến hiện nay, như tuyến đường thương mại Đông - Tây giữa Hy Lạp và Trung Quốc bắt đầu mở trong thế kỷ I và II TCN; hay “con đường tơ lụa” chính đi từ thủ đô của Trung Quốc qua Trung Á đến châu Âu... Và có một “con đường tơ lụa” nổi tiếng trên sông Hồng vẫn chảy suốt từ thời cổ đại đến hôm nay, đang trở thành “con đường tơ lụa” trong thời đại mới.

Tạo cơ sở hình thành khu hợp tác kinh tế qua biên giới

Dự án Cầu đường bộ qua sông Hồng Bát Xát (Việt Nam) - Bá Sái (Trung Quốc): Tạo cơ sở hình thành khu hợp tác kinh tế qua biên giới

Khu vực biên giới giữa tỉnh Lào Cai (Việt Nam) và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) từ lâu đã được xem là một trong những điểm kết nối kinh tế, văn hóa và giao thương quan trọng giữa hai nước. Trong đó, các cây cầu biên giới đóng vai trò then chốt trong việc thúc đẩy kinh tế biên mậu, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị.

Từ con đường tơ lụa trên sông Hồng đến trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”: Bài cuối: Trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”

Từ con đường tơ lụa trên sông Hồng đến trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”: Bài cuối: Trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”

Việc biến “con đường tơ lụa” trên sông Hồng từ thời cổ đại trở thành “con đường tơ lụa” trong thời đại mới; kiến tạo tương lai, hợp tác cùng có lợi; mở ra hành lang thương mại mới đòi hỏi các tỉnh, thành phố của Việt Nam và Trung Quốc cần có sự hợp tác chặt chẽ với tinh thần “chung dòng sông cùng ý tưởng”.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp đôn đốc các dự án đường cao tốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp đôn đốc các dự án đường cao tốc

Chiều 29/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ với các Đoàn kiểm tra của Chính phủ kiểm tra, đôn đốc triển khai các dự án đường bộ cao tốc trong cả nước.

Bài cuối: Kiến tạo không gian phát triển mới

HIỆN THỰC HÓA GIẤC MƠ ĐÔ THỊ DỌC SÔNG HỒNG: Bài cuối: Kiến tạo không gian phát triển mới

Sông Hồng - dòng chảy đỏ nặng phù sa, nơi hun đúc nền văn minh rực rỡ, nơi in dấu những bước chân đầu tiên của người Việt trên hành trình dựng nước và giữ nước. Hàng nghìn năm qua, con sông ấy không chỉ mang lại nguồn sống cho bao thế hệ mà còn kết nối những vùng đất, những nền văn hóa, tạo nên một vùng Bắc Bộ trù phú và giàu bản sắc.

Bài 6: Hành trình kiến tạo những đô thị ven sông

HIỆN THỰC HÓA GIẤC MƠ ĐÔ THỊ DỌC SÔNG HỒNG: Bài 6: Hành trình kiến tạo những đô thị ven sông

Dọc theo đôi bờ sông Hồng trên hành trình chảy qua 9 tỉnh của Việt Nam, những đô thị mới dần hình thành, mang theo những khát vọng phát triển, hòa quyện giữa sự hoang sơ và hơi thở hiện đại. Từ miền thượng nguồn nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt tại tỉnh Lào Cai, chúng tôi đã rong ruổi theo dòng sông qua các tỉnh để về Thái Bình. 

Từ con đường tơ lụa trên sông Hồng đến trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”: Bài 2: Những thương cảng trên sông Hồng

Từ con đường tơ lụa trên sông Hồng đến trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”: Bài 2: Những thương cảng trên sông Hồng

Sông Hồng - con sông gắn liền với sự hình thành và phát triển của nền văn minh người Việt, không chỉ là huyết mạch giao thông quan trọng mà còn từng chứng kiến sự hưng thịnh của nhiều thương cảng sầm uất. Những bến cảng trên sông Hồng đã góp phần thúc đẩy giao thương, kết nối kinh tế và làm nên diện mạo của các đô thị ven sông từ hàng trăm năm trước.

fb yt zl tw