Nhiều doanh nghiệp Việt kiếm bộn tiền từ chuyển đổi số

Việt Nam có tốc độ tăng trưởng kinh tế số nhanh nhất Đông Nam Á năm 2023. Nhiều doanh nghiệp cung cấp giải pháp chuyển đổi số đã tăng trưởng gấp bội trong năm qua.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Nhân viên làm việc tại một công ty phần mềm trong Khu công nghệ cao, TP Thủ Đức, TP.HCM.
Nhân viên làm việc tại một công ty phần mềm trong Khu công nghệ cao, TP Thủ Đức, TP.HCM.

Đà tăng trưởng về doanh thu, lợi nhuận của ngành bị ảnh hưởng bởi kinh tế khó khăn nhưng với mức tăng hàng chục phần trăm cho toàn ngành, đây vẫn là điểm sáng.

Nhận diện ngành công nghệ số tỉ USD

Chia sẻ về việc đã đăng ký quyền tác giả với hàng chục sản phẩm công nghệ như số hóa văn bản tài liệu, thanh toán bằng giọng nói, tổng đài viên ảo..., ông Vũ Gia Luyện - chủ tịch hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc Công ty CP Giải pháp công nghệ thông tin quốc tế (Inter ITS) - cho biết vài năm gần đây doanh nghiệp (DN) đều duy trì tăng trưởng "năm sau gấp đôi năm trước", 2023 không ngoại lệ.

Ông Luyện tâm đắc với sản phẩm mà theo ông sẽ quan trọng với tiến trình chuyển đổi số quốc gia: Voice Brandname (hiển thị tên thương hiệu cuộc gọi).

DN của ông Luyện không phải cá biệt. 1Office - một trong 12 nền tảng số xuất sắc "make in Việt Nam" duy nhất đáp ứng toàn bộ nhu cầu chuyển đổi của DN nhỏ và vừa năm 2021 do Bộ Thông tin và Truyền thông vinh danh - cũng mang lại doanh thu rất tốt cho chính công ty sáng lập.

Ông Lê Việt Thắng, tổng giám đốc 1Office, cho hay nhiều năm qua, DN ghi nhận doanh thu năm sau gấp 2 - 3 lần năm trước. "Năm 2023, khi thị trường khó khăn hơn nhiều, chúng tôi vẫn tăng trưởng hai chữ số", ông Thắng tiết lộ.

Số liệu từ Vinasa cho thấy năm 2013, doanh thu của ngành công nghệ thông tin và truyền thông đạt gần 34 tỉ USD, trong đó ngành phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin đóng góp 2,8 tỉ USD. Sau 10 năm, tổng doanh thu toàn ngành này đã gấp hơn 4 lần, đạt hơn 148 tỉ USD. Trong đó doanh thu phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin góp gần 16 tỉ USD (gấp hơn 5 lần).

Dù kinh tế vẫn trong giai đoạn khó khăn nhưng thông tin từ VINASA, nhiều DN công nghệ thông tin đã có tốc độ tăng trưởng từ 30 - 100%, đặc biệt có công ty tăng trưởng lên đến 2.800%.

Lãi kỷ lục nhờ chuyển đổi số

Câu lạc bộ lãi kỷ lục năm 2023 gọi tên ông lớn ngành công nghệ thông tin Việt Nam là Công ty CP FPT. Năm qua, doanh thu từ dịch vụ công nghệ thông tin tại nước ngoài của FPT vượt mốc 1 tỉ USD, đạt 24.288 tỉ đồng, tăng hơn 28% so với năm 2022.

Lũy kế cả năm 2023, FPT đạt doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế lần lượt 52.617 tỉ đồng và 7.792 tỉ đồng, cùng tăng khoảng 20% so với năm trước.

Đáng lưu ý trong 5 năm gần đây doanh thu từ dịch vụ chuyển đổi số cho thị trường nước ngoài của FPT tăng gần 6 lần, chiếm 50% tổng doanh thu dịch vụ công nghệ thông tin cho thị trường nước ngoài của FPT. Trong đó, tập trung vào các công nghệ mới như Cloud - chiếm 40% doanh thu dịch vụ chuyển đổi số, các công nghệ khác như trí tuệ nhân tạo (AI), phân tích dữ liệu chiếm 12%...

Cái tên Bóng đèn phích nước Rạng Đông cũng tạo bất ngờ khi thành công nhờ chuyển đổi số. Cả 2023, doanh thu thuần của Rạng Đông hơn 8.300 tỉ đồng và lãi sau thuế hơn 584 tỉ đồng, cùng tăng 20% so với năm trước - đạt đỉnh trong lịch sử hoạt động của DN này. EPS (lợi nhuận trên cổ phiếu) đạt 24.813 đồng - nằm trong tốp đầu trên sàn chứng khoán.

Là thương hiệu tồn tại đã hơn 60 năm, DN này được coi như một điển hình trong áp dụng chuyển đổi số vào hoạt động sản xuất. Ban lãnh đạo Rạng Đông cho biết công ty đã áp dụng chuyển đổi số thông qua xây dựng hệ thống tự động hóa các khâu. Trước đây một tháng, Rạng Đông chỉ sản xuất 5 triệu đèn LED thì nay là 7 triệu.

Thúc đẩy chuyển đổi số không chỉ là sống còn với DN sử dụng dịch vụ, sản phẩm mà còn với chính bên cung ứng. Một lãnh đạo MobiFone nói với Tuổi Trẻ: "Hiện tại, hãng đã dần chuyển dịch từ chỉ kinh doanh lĩnh vực viễn thông truyền thống sang một công ty công nghệ, có dịch vụ số, hạ tầng số, nội dung số. Các lĩnh vực mới chiếm khoảng 15% trên tổng doanh thu công ty mẹ".

Trong lĩnh vực chuyển đổi số cho DN, "ông lớn" viễn thông này đang cung cấp các giải pháp về hóa đơn, hợp đồng điện tử; họp trực tuyến, truyền thanh thông minh, các nhóm sản phẩm IoT (Internet vạn vật) cho các nhà máy, khu công nghiệp...

Chưa tiết lộ cụ thể doanh thu, lợi nhuận nhưng trong top 13 "DN công nghệ số nghìn tỉ" được Vinasa công bố năm 2023, Trung tâm dịch vụ số MobiFone đứng thứ 7. Tổng 13 đơn vị này có doanh thu 119.000 tỉ đồng, tương đương 5,1 tỉ USD, sử dụng 111.600 lao động.

Thách thức cạnh tranh

Trước áp lực cạnh tranh, các DN phải đầu tư mạnh. Như MobiFone, dự án trung tâm công nghệ cao đã được khởi động vào tháng 4/2023 tại Khu công nghệ cao Láng Hòa Lạc tại Hà Nội với tổng diện tích 10.026 m2.

Năm qua chuyển đổi số chậm lại ở nhiều DN, không ít thất bại hoặc lãng phí. Sắp tới, ông Vũ Gia Luyện cho biết đã lên kế hoạch kết hợp với một số đơn vị, thành lập các ban tiết giảm chi phí, để đem lại các giải pháp thiết thực, đồng thời tạo không gian tăng trưởng mới cho ngành.

Khi kinh tế khó khăn, nhiều DN giảm nhân sự, tác động đến doanh thu các DN khai thác tăng trưởng dựa trên số người dùng như 1Office. Về lâu dài, theo ông Lê Việt Thắng, DN sẽ đi ra thế giới.

"Nhưng chúng tôi cần phải có nguồn lực vững mạnh từ thị trường nội địa. Công ty phấn đấu đến năm 2026 sẽ đạt 1 triệu người dùng trong nước", ông Thắng nói.

Nhiều DN Việt đang phải cạnh tranh với các "ông lớn" trên thế giới cả ở thị trường nội. Nhưng theo một số chuyên gia, đã có những dấu hiệu tốt. Như gần đây, loạt DN công nghệ Việt mua DN ngoại để thâm nhập thị trường Nhật, Mỹ...

"Nếu có cơ chế hỗ trợ tốt, môi trường chính sách tốt, Việt Nam sẽ là quốc gia rất mạnh về công nghệ thông tin", một vị nguyên lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông nói.

Theo báo Tuổi trẻ

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tăng cường các giải pháp hỗ trợ để người dân không bị "bỏ rơi" khi tắt sóng 2G

Tăng cường các giải pháp hỗ trợ để người dân không bị "bỏ rơi" khi tắt sóng 2G

Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) vừa công bố lộ trình tắt sóng 2G. Mục tiêu của việc tắt hoàn toàn sóng 2G là để tận dụng tài nguyên tần số cho các công nghệ viễn thông hiện đại hơn, phù hợp với mục tiêu phát triển của nhà mạng và quốc gia, phục vụ tốt hơn cho người dân.

Tăng cường các giải pháp hỗ trợ để người dân không bị 'bỏ rơi' khi tắt sóng 2G

Tăng cường các giải pháp hỗ trợ để người dân không bị 'bỏ rơi' khi tắt sóng 2G

Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) vừa công bố lộ trình tắt sóng 2G. Mục tiêu của việc tắt hoàn toàn sóng 2G là để tận dụng tài nguyên tần số cho các công nghệ viễn thông hiện đại hơn, phù hợp với mục tiêu phát triển của nhà mạng và quốc gia, phục vụ tốt hơn cho người dân.

Ban hành Quy định về theo dõi, quản lý việc thực hiện thủ tục xuất - nhập khẩu, xuất - nhập cảnh qua Cửa khẩu Kim Thành trên nền tảng cửa khẩu số

Ban hành Quy định về theo dõi, quản lý việc thực hiện thủ tục xuất - nhập khẩu, xuất - nhập cảnh qua Cửa khẩu Kim Thành trên nền tảng cửa khẩu số

Ngày 18/7/2024, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND ban hành Quy định về theo dõi, quản lý việc thực hiện thủ tục xuất - nhập khẩu, xuất - nhập cảnh qua Cửa khẩu quốc tế đường bộ số II (Kim Thành) trên nền tảng cửa khẩu số.

Phải mạnh dạn trong thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số

Phải mạnh dạn trong thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số

Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số tại Hội nghị Thường trực Chính phủ với các bộ trưởng, trưởng ngành, chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về chuyển đổi số được tổ chức vào sáng 19/7. Hội nghị do Thủ tướng Chính phủ chủ trì và được kết nối trực tuyến đến điểm cầu 63 tỉnh, thành trong cả nước.

Phát động chiến dịch “Nhận diện lừa đảo"

Phát động chiến dịch “Nhận diện lừa đảo"

Chiến dịch “Nhận diện lừa đảo” lần đầu tiên được Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp cùng Tập đoàn Meta, mang tới Việt Nam sẽ giúp người dùng mạng xã hội nâng cao kiến thức về các cách phòng tránh lừa đảo trực tuyến hiệu quả.

Chuyển đổi số góp phần nâng cao giá trị điểm đến du lịch

Chuyển đổi số góp phần nâng cao giá trị điểm đến du lịch

Ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số nhằm quản lý, khai thác hiệu quả các dữ liệu, tối ưu hóa chất lượng trải nghiệm cho du khách là yếu tố quan trọng nâng cao giá trị điểm đến, tăng hiệu quả quảng bá, giới thiệu du lịch của từng địa phương cũng như cả nước.

Khai thác hiệu quả Cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức

Khai thác hiệu quả Cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức

Việc đưa vào vận hành, khai thác Cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) đã làm thay đổi nhận thức và cung cấp tiện ích lớn đối với mỗi CBCCVC, tạo một sổ tay điện tử thông tin cá nhân có thể dễ dàng truy cập tra cứu, trích xuất, lưu trữ các thông tin về: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, quá trình tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, lương, phụ cấp, khen thưởng, lý lịch bất cứ lúc nào.

Phát thanh Việt Nam - đa dạng trong chuyển đổi số

Phát thanh Việt Nam - đa dạng trong chuyển đổi số

Tối 11/7, Liên hoan Phát thanh toàn quốc lần thứ XVI - năm 2024 với chủ đề “Phát thanh Việt Nam - đa dạng trong chuyển đổi số” đã khai mạc tại Nhà hát Lam Sơn, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Liên hoan do Đài Tiếng nói Việt Nam phối hợp Ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa, Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh Thanh Hóa tổ chức.

Chuyển đổi số góp phần truyền cảm hứng và tạo động lực cho phát triển mới

Chuyển đổi số góp phần truyền cảm hứng và tạo động lực cho phát triển mới

Chiều 10/7, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số chủ trì Phiên họp lần thứ 9 của Ủy ban và Tổ công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ; Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2024 về chuyển đổi số quốc gia và Đề án 06 của Chính phủ. 

fb yt zl tw