Nhật Bản lùi thời điểm phóng tên lửa thế hệ mới H3

Ngày 4/3, Cơ quan Thám hiểm hàng không vũ trụ Nhật Bản (JAXA) thông báo sẽ thực hiện vụ phóng tên lửa thế hệ mới H3 vào ngày 7/3, muộn 1 ngày so với kế hoạch do thời tiết xấu.

Khói bốc lên từ bệ phóng của tên lửa H3 tại trung tâm vũ trụ Tanegashima ở tỉnh Kagoshima, Nhật Bản ngày 17/2/2023.
Khói bốc lên từ bệ phóng của tên lửa H3 tại trung tâm vũ trụ Tanegashima ở tỉnh Kagoshima, Nhật Bản ngày 17/2/2023. 

Dự kiến tên lửa sẽ được phóng tại Trung tâm Vũ trụ Tanegashima ở tỉnh Kagoshima, Tây Nam Nhật Bản trong khoảng thời gian từ 10h37 đến 10h44 giờ địa phương ngày 7/3. Vụ phóng tên lửa này đã từng bị hoãn vài lần do vấn đề hệ thống và thời tiết xấu. 

Vào ngày 17/2 vừa qua, JAXA đã hủy vụ phóng tên lửa H3 ngay trước khi cất cánh sau khi có ít nhất một động cơ đẩy của tên lửa không kích hoạt mặc dù động cơ chính đã hoạt động. Cơ quan này sau đó dự định dời vụ phóng sang sáng 6/3 sau khi nhận thấy có thể giải quyết trục trặc kỹ thuật nhờ nâng cấp phần mềm. 

Trước đó, JAXA dự định phóng tên lửa H3 vào cuối tháng 3/2021. Tuy nhiên, cơ quan này đã lùi thời gian phóng gần 2 năm do vấn đề liên quan tới động cơ mới phát triển LE-9 và việc thay thế linh kiện sau thất bại trong vụ phóng tên lửa Epsilon-6 hồi tháng 10 năm ngoái. Khi đó, Epsilon-6 đã bị trục trặc ngay sau khi rời bệ phóng, khiến JAXA phải ra lệnh cho tên lửa tự hủy.

Tên lửa H3 có động cơ chính sử dụng nhiên liệu lỏng do hãng Mitsubishi Heavy Industries (MHI) phát triển và hai động cơ đẩy sử dụng nhiên liệu rắn do hãng IHI Aerospace - nhà sản xuất tên lửa Epsilon - chế tạo. H3 có chiều cao 63m và đường kính 5,2m. Đây là bản nâng cấp quan trọng đầu tiên của phương tiện phóng mà Nhật Bản đã sử dụng hơn 20 năm qua. Tổng chi phí dành cho việc phát triển tên lửa thế hệ mới này là 2 tỷ yên (14,8 triệu USD).

Báo Tin tức

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Yên Bái chuyển đổi số để vững bước vào kỷ nguyên mới

Yên Bái chuyển đổi số để vững bước vào kỷ nguyên mới

Xác định chuyển đổi số (CĐS) là xu thế, thời cơ, động lực tạo đột phá trong phát triển, tỉnh Yên Bái đã nỗ lực thúc đẩy CĐS trên nhiều lĩnh vực. Từ đó, làm thay đổi căn bản, toàn diện hoạt động chỉ đạo, điều hành, quản lý của cấp ủy, chính quyền các cấp, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức sống, làm việc của người dân theo hướng tích cực, đem lại cuộc sống hiện đại, thông minh, tiện ích.

Nhà báo "tỉnh táo" trước AI

Nhà báo "tỉnh táo" trước AI

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang tạo ra những thay đổi mãnh liệt trong lĩnh vực báo chí. Tỉnh táo trước làn sóng thông tin ảo, fake-news do AI tạo ra khi tác nghiệp trở thành đòi hỏi cấp thiết với đội ngũ phóng viên, biên tập viên. Các nhà báo, chuyên gia công nghệ đã chia sẻ vấn đề này với phóng viên báo Tin tức và Dân tộc.

Công nghệ - cầu nối để tiếp cận, giám sát chính sách

Công nghệ - cầu nối để tiếp cận, giám sát chính sách

Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia và Nghị quyết số 66-NQ/TW về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới đang được ngành tư pháp cụ thể hóa bằng những hành động cụ thể.

Yên Bái: Nông thôn chuyển mình nhờ số hóa

Yên Bái: Nông thôn chuyển mình nhờ số hóa

Trong những năm gần đây, chuyển đổi số (CĐS) không còn là một khái niệm xa vời mà đã len lỏi vào từng ngóc ngách của cuộc sống, ngay cả ở địa bàn vùng cao, nông thôn hay vùng sâu, xa của tỉnh. Với quyết tâm nâng cao đời sống người dân và phát triển kinh tế địa phương, nhiều mô hình CĐS đã được triển khai hiệu quả, mang lại những đổi thay tích cực, mở ra một tương lai mới cho nông nghiệp, du lịch và giáo dục...

Nhà báo số

Nhà báo số

Trong dòng chảy không ngừng của truyền thông hiện đại, nghề báo đang chứng kiến những thay đổi mạnh mẽ. Người làm báo hôm nay chủ động sáng tạo nội dung đa phương tiện, linh hoạt ứng dụng công nghệ số để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của độc giả.

Hóa đơn điện tử từ máy tính tiền: Tiểu thương không có hóa đơn đầu vào, phải làm thế nào?

Hóa đơn điện tử từ máy tính tiền: Tiểu thương không có hóa đơn đầu vào, phải làm thế nào?

Chính sách áp dụng hóa đơn điện tử (HĐĐT) đối với hộ kinh doanh có doanh thu từ 1 tỷ đồng/năm trở lên đã được triển khai từ ngày 1/6/2025, nhưng đến nay, nhiều tiểu thương vẫn còn bỡ ngỡ, lo lắng vì chưa hiểu hết về lợi ích của chính sách thuế, cũng như quy trình sử dụng HĐĐT khởi tạo từ máy tính tiền.

Cơ hội để báo chí tìm lối đi trong thời đại số

Cơ hội để báo chí tìm lối đi trong thời đại số

Báo chí Việt Nam và thế giới đang trải qua một cuộc chuyển mình mạnh mẽ chưa từng có về phương thức, cách thức làm nghề. Công nghệ phát triển như vũ bão, đặc biệt là mạng xã hội và trí tuệ nhân tạo (AI) đã và đang tác động rất lớn đến mọi mặt của đời sống xã hội.

fb yt zl tw