Nhà văn Mã A Lềnh qua đời

Nhà văn Mã A Lềnh - một trong những nhà văn người dân tộc thiểu số nổi tiếng của Lào Cai – vừa qua đời sáng 21/2 tại nhà riêng ở thành phố Lào Cai, hưởng thọ 82 tuổi.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Nhà văn Mã A Lềnh sinh năm 1943 ở xã Trung Chải, huyện Sa Pa (nay là thị xã Sa Pa). Từ một cậu bé người Mông sinh ra ở vùng núi heo hút, quanh năm mây phủ trên “đỉnh trời”, ông là số ít trẻ con người Mông Sa Pa ngày ấy được đi học chữ và trở thành thầy giáo, rồi trở thành cán bộ của Ty Giáo dục tỉnh Lào Cai. Đến năm 1978, ông chuyển công tác về Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Hoàng Liên Sơn (cũ).

11.jpg
Nhà văn Mã A Lềnh luôn tâm huyết với văn học dân tộc thiểu số.

Sau này, ông cũng từng giữ cương vị cán bộ chủ chốt tại Hội Văn học - Nghệ thuật Hoàng Liên Sơn, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Lào Cai, Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Lào Cai. Ông là nhà văn người dân tộc Mông đầu tiên của Lào Cai được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam (năm 1982).

Ông sáng tác rất nhiều thể loại khác nhau như: Truyện ngắn, tự truyện, truyện thiếu nhi, bút ký, thơ, kịch bản phim, sưu tầm, nghiên cứu về văn hóa Mông... Ở thể loại nào, ông cũng có những tác phẩm mang giá trị nghệ thuật và nội dung sâu sắc.

22.jpg
Nhà văn Mã A Lềnh dành nhiều sáng tác cho thiếu nhi.

Văn chương của ông vừa mang tính truyền thống, phản ánh rõ nét bản sắc văn hóa dân tộc Mông từ đề tài, cảm hứng nghệ thuật, ngôn ngữ, hình ảnh, giọng điệu nhưng cũng mang tính hiện đại trong cách tiếp cận, phản ánh cuộc sống miền núi trong giai đoạn mới của đất nước.

Hơn 80 năm sống và viết, nhà văn Mã A Lềnh đã tạo nên một gia tài văn chương gồm hơn 50 đầu sách với đủ thể loại. Đặc biệt, những năm cuối đời, ông cho ra đời cuốn sách gần 3.000 trang mang tên “Tiếp cận văn hóa Mông”. Đây là công trình nghiên cứu mà ông dành nhiều thời gian và tâm huyết nhất trong quá trình sáng tác văn học. Cuốn sách thể hiện tình yêu, sự bền bỉ, hết lòng với văn hóa dân tộc của nhà văn Mã A Lềnh với Nhân dân, với quê hương.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Mùa bóng trong ký ức

Mùa bóng trong ký ức

Năm ấy cả xóm có một cái ti vi của nhà ông Lẫm. Nhà giàu có nhìn từ xa đã biết bởi cây tre đực dựng đứng như cây nêu, chỉ khác là thay vì cành tre là cái vành xe đạp bị cưa đứt một đoạn.

60 năm vang mãi bài ca "Quảng Bình quê ta ơi"

60 năm vang mãi bài ca "Quảng Bình quê ta ơi"

“Nếu ai hỏi vì sao, quê hương chúng ta nhiều ngói mới, rằng có đắng cay nên chờ mới có ngọt bùi...”, 60 năm trôi qua, giai điệu thân thương, trìu mến của tác phẩm “Quảng Bình quê ta ơi” đã trở thành một trong những ca khúc đi cùng năm tháng. Cho đến nay, bài hát ấy vẫn được cất lên rộn ràng trong niềm vui mới không chỉ ở mảnh đất "bao mến thương" Quảng Bình mà trên cả nước và nhiều nơi thế giới.

Ác giả ác báo

Truyện ngắn: Ác giả ác báo

Ký được hợp đồng bán 2 đồi quế xong, Tráng Khờ Xá và Lý Mờ Giờ ra về. Trên đường về đầu bay, lòng bay, họ rẽ vào quán bên đường mua cả một cái thủ lợn luộc mang về, mồm bảo mồm đêm nay lán thảo quả nhà Giờ nằm cạnh đường phải chứng kiến trận say đã đời của hai kẻ rượu chảy qua mồm từ lúc chưa đến tuổi gánh vác công việc ở đời.

Vàng A Giang - Giọng thơ độc đáo nơi núi rừng Si Ma Cai

Vàng A Giang - Giọng thơ độc đáo nơi núi rừng Si Ma Cai

Sinh năm 1993, tại huyện Si Ma Cai (tỉnh Lào Cai), nhà thơ Vàng A Giang đang nổi lên là cây bút sung sức với giọng thơ mới lạ, độc đáo mang bản sắc của người dân tộc Mông. Đặc biệt, với bài thơ “Nhớ”, anh đã đoạt giải Nhì Cuộc thi thơ và truyện ngắn “Những làn gió Tây Bắc” năm 2019. Nhìn vào những bước đi của nhà thơ đồng hương, nhà thơ dân tộc Pa Dí Pờ Sảo Mìn khẳng định: “Ở Vàng A Giang có một điều gì đó rất nhạy cảm với thơ ca”.

Chim núi bay về bản…

Truyện ngắn: Chim núi bay về bản…

Bình minh, những chú chim bay từ núi về bậu đầy trước hiên nhà. Chúng cất lên tiếng hót lanh lảnh, trong veo nghe như tiếng suối, tiếng gió đang chảy tràn trong lồng ngực cô giáo và dân bản. Một ngày mới đã bắt đầu, những giọt nắng đầu tiên rẽ mây, rẽ lá chiếu xuống mảnh sân chênh vênh.

Nơi hòa nhịp những trái tim yêu thơ

Nơi hòa nhịp những trái tim yêu thơ

Đối với các thành viên Câu lạc bộ Thơ ca người cao tuổi phường Cốc Lếu (thành phố Lào Cai), việc được tham gia sinh hoạt cùng những người chung sở thích và giao lưu, chia sẻ, hòa nhịp những trái tim yêu thơ giúp tâm hồn họ như trẻ lại, thêm niềm vui trong cuộc sống.

Bến đợi

Truyện ngắn: Bến đợi

Ngày nào vào lúc nhập nhoạng tối, Bến cũng mong có tiếng gọi “Đò ơi!” tha thiết bên kia sông. Bến cũng không đếm được cô đã chở bao nhiêu người, bao nhiêu số phận vui, buồn qua sông, nhưng với tiếng “Đò ơi” chiều đó là kỷ niệm xao lòng...

Khai mạc Liên hoan Kịch nói toàn quốc 2024

Khai mạc Liên hoan Kịch nói toàn quốc 2024

Tối 11/6, Liên hoan Kịch nói toàn quốc-2024 đã chính thức khai mạc tại thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. Liên hoan do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên, Nhà hát Ca múa nhạc dân gian Việt Bắc tổ chức.

Nỗi nhớ

Nỗi nhớ

"Nỗi nhớ" là nhan đề bài thơ của tác giả Trần Điện, viết về cao nguyên Bắc Hà thơ mộng, được đăng tải trên Báo Lào Cai cuối tuần số 988, ra ngày 1/6/2024. Báo Lào Cai điện tử giới thiệu đến độc giả trọn vẹn bài thơ này!

fb yt zl tw