Nhà sàn Bác Hồ - biểu tượng phong cách Hồ Chí Minh

 Suốt 65 năm qua, ngôi nhà sàn đơn sơ, giản dị nằm bên cạnh hồ nước trong xanh, giữa một vườn cây xanh mát đã trở thành hình ảnh thân thuộc, là biểu trưng cho giá trị đạo đức, tư tưởng và phong cách sống vô cùng giản dị mà thanh cao của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây là khẳng định tại Tọa đàm “Nhà sàn Bác Hồ trong Khu Phủ Chủ tịch” vừa diễn ra tại Hà Nội.

65 năm trước (17/5/1958), ngôi nhà sàn Bác Hồ trong khu Phủ Chủ tịch, Hà Nội được hoàn thành vào dịp kỷ niệm 68 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (17/5/1958). Bác đã ở và làm việc tại đây trong vòng 11 năm, từ 17/5/1958 đến 17/8/1969.

Suốt 65 năm qua, ngôi nhà sàn đơn sơ, giản dị nằm bên cạnh hồ nước trong xanh, giữa một vườn cây xanh mát đã trở thành hình ảnh thân thuộc, là biểu trưng cho giá trị đạo đức, tư tưởng và phong cách sống vô cùng giản dị mà thanh cao của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây là khẳng định tại Tọa đàm “Nhà sàn Bác Hồ trong Khu Phủ Chủ tịch” vừa diễn ra tại Hà Nội.

5 tham luận tại Tọa đàm là những cảm nghĩ, kỷ niệm của những người từng tham gia công tác bảo tồn Nhà sàn Bác Hồ và phục vụ trong Khu di tích Phủ Chủ tịch; về quá trình hình thành và ý nghĩa lịch sử, văn hóa của Nhà sàn Bác Hồ; cung cấp những thông tin, tư liệu liên quan đến nhà sàn Bác Hồ, cùng việc bảo quản, tuyên truyền, phát huy giá trị di tích nhà sàn Bác Hồ.

Ngôi nhà sàn giản dị nằm giữa thủ đô Hà Nội là nơi Bác Hồ sống và làm việc lâu nhất trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình. Nơi đây đã chứng kiến biết bao sự kiện lịch sử trọng đại, có ý nghĩa lớn lao trong những thời điểm cuối trong cuộc đời cách mạng của Bác.

Khu Di tích Nhà sàn Bác Hồ ở Hà Nội.

Khu Di tích Nhà sàn Bác Hồ ở Hà Nội.

Tại ngôi nhà sàn này, vào những năm đế quốc Mỹ leo thang đánh phá ác liệt miền Bắc, ngày 17/7/1966, Bác Hồ đã ngồi viết lời kêu gọi đồng bào quyết tâm đấu tranh chống đế quốc Mỹ. Cũng tại nơi đây, từ năm 1965 đến năm 1969, Bác đã dành thời gian viết bản Di chúc lịch sử để lại muôn vàn tình thân yêu cho toàn dân, toàn Đảng, toàn thể bộ đội, cho các cháu thiếu niên và nhi đồng.

Từng có 4 năm làm nhiệm vụ cảnh vệ bảo vệ Bác và hơn 30 năm sau đó gắn bó với công tác bảo tồn, phát huy di sản Hồ Chí Minh trong Khu di tích Phủ Chủ tịch, ông Trần Viết Hoàn, nguyên Giám đốc Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch khẳng định: “Ngôi Nhà sản Bác ở làm việc 11 năm, đây là thời kỳ quyết định đối với vận mệnh của Đảng và đất nước. Bác với cương vị Chủ tịch gánh vác trọng trách. Nơi đây không sơn son thiếp vàng, nhưng ngôi Nhà sàn của Bác đã đi vào huyền thoại. Nhà sàn của Bác chỉ có vài ba phòng, mà trong lúc tâm hồn của Bác thời đại thì căn nhà nho nhỏ đó cũng lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa người. Dưới mái nhà này này, Bác Hồ của chúng ta nhiều đêm không ngủ để nghĩ về cách mạng Miền Nam, nghĩ về cách mạng Miền Bắc và nghĩ về đoàn kết quốc tế. Những năm ở đây Bác Hồ đã đưa ra đường lối chiến thuật, chiến lược để đảm bảo đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác".

Giáo sư Hoàng Chí Bảo thì cho rằng, ngôi nhà sàn thể hiện rất rõ nếp sống thanh bạch và giản dị của Người: "Giản dị là nét điển hình nhất, là đặc trưng tiêu biểu nhất cho phong cách Hồ Chí Minh. Cả cuộc đời 60 năm hoạt động cách mạng…một bộ quần áo kaki bạc màu, đôi dép cao su, đôi guốc mộc… vẫn được giữ nguyên vẹn".

Ngày nay, ngôi nhà sàn nằm trong Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch đã trở thành "địa chỉ đỏ", nơi hội tụ tình cảm của nhân dân Việt Nam và những người yêu chuộng hòa bình trên thế giới. Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh từng nói: Người đã tỏa ra một nghị lực phi thường và sống với phương châm giàu sang không thể quyến rũ, nghèo khó không thể chuyển lay, uy vũ không thể khuất phục với tinh thần cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Người sống một cuộc sống thanh cao và giản dị. Sự nghiệp, tư tưởng và đạo đức sáng ngời của Người sống mãi trong lòng kính yêu vô hạn của nhân dân Việt Nam”.

Tại lễ công bố, lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Thông tin và Truyền thông đã thực hiện nghi thức ký bìa phát hành đặc biệt bộ tem và đóng dấu lưu niệm, nghi thức ký lưu niệm trên tranh tem. Bộ tem bưu chính "Nhà sàn Bác Hồ trong khu Phủ Chủ tịch" được cung ứng trên mạng lưới bưu chính từ ngày 17/5/2023 đến ngày 31/12/2024.

Theo VOV

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Sức lan tỏa từ lời kêu gọi của Mặt trận

Sức lan tỏa từ lời kêu gọi của Mặt trận

Kế thừa truyền thống vẻ vang trong suốt chiều dài lịch sử 94 năm qua (18/11/1930 - 18/11/2024), với vai trò là tổ chức liên minh chính trị, đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống chính trị, MTTQ Việt Nam có vai trò nòng cốt trong việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Nét đẹp văn hóa Việt Nam qua múa rối nước dưới góc nhìn của truyền thông Trung Quốc

Nét đẹp văn hóa Việt Nam qua múa rối nước dưới góc nhìn của truyền thông Trung Quốc

Với dòng tít “Những câu truyện cổ tích dưới nước” - chủ đề vĩnh cửu dẫn dắt con người hướng thiện”, bài viết trên trang Thời báo Hoàn Cầu - một ấn phẩm của Nhân dân nhật báo - Cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã ca ngợi nét đẹp văn hóa của Việt Nam thông qua múa rối nước đã được lưu truyền hàng nghìn năm nay.

Khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024

Khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024

Tối 16/11 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), lễ khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024 đã chính thức diễn ra. Đây là sự kiện thường niên, hướng tới việc tôn vinh truyền thống đại đoàn kết dân tộc và di sản văn hóa của 54 dân tộc anh em.

Nghề làm mã ở Bảo Hà

Nghề làm mã ở Bảo Hà

Cầm tinh tuổi Ngọ, như lời ông nói đó cũng là nhân duyên khi ông được coi là người đầu tiên đưa nghề làm mã về đất Bảo Hà. Năm nay đã gần 60 tuổi, ông Trần Văn Nghị ở bản Bảo Vinh, xã Bảo Hà (Bảo Yên) hào hứng nhớ lại câu chuyện của 24 năm về trước, ông khăn gói về Yên Bái học nghề đan và làm mã.

Thưởng trà, ngắm tranh - sức hút mới từ thú vui tao nhã

Thưởng trà, ngắm tranh - sức hút mới từ thú vui tao nhã

Văn hóa thưởng trà của người Việt vốn ấm cúng, gần gũi và mộc mạc. Trải qua thời gian, văn hóa ấy không ngừng được bổ sung những giá trị mới. Trong đó, có thể tới nhiều mô hình: thưởng trà nghe nhạc, thưởng trà mạn đàm, thưởng trà vịnh thơ... và thời gian gần đây còn là "trà - tranh"một trải nghiệm hoàn toàn khác biệt.

Giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống

Giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống

Thành phố Lào Cai là vùng đất cổ, có bề dày truyền thống văn hóa. Sự đa sắc màu của tộc người, với những lễ hội độc đáo, nét văn hóa riêng biệt đã làm nên bức tranh văn hóa đầy màu sắc của thành phố biên cương. Để tiếp nối mạch nguồn lặng lẽ chảy suốt ngàn năm, thành phố Lào Cai đã và đang bảo tồn, phát huy các giá trị để văn hóa thực sự là nền tảng, là trụ cột quan trọng trong tiến trình xây dựng và phát triển.

Đưa văn học thiếu nhi ra biển lớn

Đưa văn học thiếu nhi ra biển lớn

Suốt một thời gian dài, văn học thiếu nhi có phần bị xao nhãng, thậm chí bỏ trống. Tuy nhiên gần đây, với nhiều giải thưởng và nhất là văn học thiếu nhi của Việt Nam được dịch ra tiếng nước ngoài cho thấy con đường ra biển lớn đã rộng mở.

fbytzltw