Nhà khoa học hàng đầu cảnh báo AI có thể vượt trí thông minh con người vào năm 2027

Chuyên gia hàng đầu về trí tuệ nhân tạo (AI) Ben Goertzel, người đã phổ biến thuật ngữ “trí tuệ nhân tạo tổng hợp” (AGI) tin rằng AI đang tiến tới sự bùng nổ trí tuệ theo cấp số nhân.

Nhà khoa học Goertzel (phải) và robot Sophia (trái).

Theo trang Daily Mail (Anh), sau khi kết thúc hội nghị thượng đỉnh AGI trong tháng này, tiến sĩ toán học và nhà tương lai học Goertzel dự đoán: “Có vẻ khá hợp lý rằng AGI có thể đạt tới cấp độ con người trong vòng 3 đến tám 8 năm tới”.

Dù thừa nhận dự đoán trên có thể sai, song nhà tương lai học này vẫn cảnh báo cần thận trọng trước mối lo ngại AI siêu tiên tiến phát triển vượt bậc, tiên tiến hơn nhiều so với những người tạo ra nó.

Ông Goertzel đã đưa ra dự đoán này tại Hội nghị thượng đỉnh về những lợi ích của AI năm 2024 được tổ chức tại Thành phố Panama, Panama.

“Chưa có ai tạo ra trí tuệ nhân tạo tổng hợp cấp độ con người, cũng chưa có người nào có kiến thức chắc chắn về thời điểm đó”, ông nói.

Tuy nhiên, theo cách hiểu của ông Goertzel, khi sức mạnh xử lý cần có máy tính lượng tử với 1 triệu qubit, sự phát triển theo cấp số nhân của AI là điều khó tránh khỏi.

“Quan điểm của tôi là khi AGI đạt đến cấp độ con người, trong vòng vài năm tới, chúng ta có thể chứng kiến AGI siêu nhiên”, ông nói.

Trong những năm gần đây, ông Goertzel đang nghiên cứu một khái niệm mà ông gọi là “siêu trí tuệ nhân tạo” (ASI). Ông định nghĩa đây là một AI tiên tiến đến mức tương tự như sức mạnh của não bộ và sức mạnh tính toán của nền văn minh nhân loại.

Ông Goertzel đã liệt kê 3 minh chứng hỗ trợ cho luận điểm này.

Thứ nhất, dẫn nghiên cứu của Ray Kurzweil, nhà tương lai học và nhà khoa học máy tính lâu năm của Google, ông Goertzel cho biết mô hình mà ông Kurzweil thiết lập dự đoán AGI sẽ có thể trở thành sư thật vào năm 2029.

Ý tưởng của ông Kurzweil, sẽ được trình bày chi tiết mới trong cuốn sách sắp xuất bản, dựa trên dữ liệu ghi lại bản chất tăng trưởng công nghệ theo cấp số nhân trong các lĩnh vực công nghệ khác.

Tiếp theo, viện dẫn tất cả những cải tiến nổi tiếng gần đây được thực hiện trên mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) trong những năm qua, ông Goertzel nhấn mạnh rằng những cải tiến này đã “đánh thức” rất nhiều người trên thế giới về tiềm năng của AI.

Cuối cùng, nhà khoa học máy tính này đã nghiên cứu một cơ sở hạ tầng riêng được thiết kế kết hợp nhiều loại cơ sở hạ tầng AI khác nhau mà ông gọi là “OpenCog Hyperon”.

Cơ sở hạ tầng mới sẽ kết hợp với AI tiên tiến hơn, như LLM và các dạng AI mới tập trung vào các lĩnh vực lý luận nhận thức khác ngoài ngôn ngữ, có thể là toán học, vật lý hoặc triết học, để giúp tạo ra AGI thực sự toàn diện hơn.

Đây không phải là dự đoán táo bạo đầu tiên về AI mà ông Goertzel đưa ra trong những năm gần đây. Hồi tháng 5/2023, nhà tương lai học này cũng cho rằng AI có khả năng thay thế 80% công việc của con người trong vài năm tới.

“Hầu hết mọi công việc này đều liên quan đến giấy tờ”, ông nói tại Hội nghị thượng đỉnh Web ở Rio de Janeiro vào thời điểm đó. Goertzel cho hay ông không coi đây là điều tiêu cực và khẳng định rằng điều này sẽ cho phép con người tìm được những việc tốt hơn để thực hiện trong cuộc sống hơn là làm việc để kiếm sống.

Nhà khoa học này cũng gợi ý các nhà nghiên cứu nên theo đuổi việc tạo ra một “siêu trí tuệ lành tính”.

Nhà khoa học máy tính theo chủ nghĩa tương lai Goertzel nổi tiếng với công trình nghiên cứu Robot Sophia, robot đầu tiên được cấp quyền công dân hợp pháp.

TTXVN/Báo Tin tức

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Người dùng cần kết nối tốc độ cao để trải nghiệm các ứng dụng trí tuệ nhân tạo tạo sinh

Người dùng cần kết nối tốc độ cao để trải nghiệm các ứng dụng trí tuệ nhân tạo tạo sinh

Theo báo cáo mới nhất của ConsumerLab từ Ericsson, các ứng dụng trí tuệ nhân tạo tạo sinh (GenAI) đang trở thành một yếu tố quan trọng thúc đẩy sự quan tâm ngày càng tăng của người dùng smartphone 5G toàn cầu để có kết nối vượt trội, ổn định, tốc độ cao khi trải nghiệm.

Xử lý dứt điểm “điểm nghẽn” trong cải cách hành chính, chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06

Xử lý dứt điểm “điểm nghẽn” trong cải cách hành chính, chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06

Chiều 14/11, Ban Chỉ đạo cải cách hành chính, Chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện công tác cải cách hành chính, chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 quý III/2024, đề ra phương hướng, nhiệm vụ các tháng cuối năm 2024.

Nâng cao năng lực kinh doanh số cho thanh niên: Thúc đẩy phát triển kinh tế số, đồng hành cùng trách

Nâng cao năng lực kinh doanh số cho thanh niên: Thúc đẩy phát triển kinh tế số, đồng hành cùng trách

Chương trình “Thúc đẩy phát triển kinh tế số - Đồng hành cùng trách nhiệm xã hội” với mục tiêu chính nhằm nâng cao năng lực kinh doanh số cho 20 triệu thanh niên Việt Nam vừa được khởi động với sự tham gia của nhiều tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam được kỳ vọng sẽ tạo ra những cơ hội số hóa mới cho người trẻ để có thể nắm bắt và phát triển hiệu quả.

Để “không ai bị bỏ lại phía sau" trong kỷ nguyên số

Để “không ai bị bỏ lại phía sau" trong kỷ nguyên số

Trong làn sóng phát triển của công nghệ, xã hội đang chứng kiến sự thay đổi chưa từng có về cách thức kết nối, học hỏi và làm việc. Tuy nhiên, trong hành trình dài, có người đã tiến rất nhanh, vẫn có người đang ở bước khởi đầu. Vì lẽ đó, câu hỏi đặt ra: Ai đang bị bỏ lại phía sau khi thế giới tiến vào kỷ nguyên số?

Chuyển đổi số ngành Logistics: Cơ hội và thử thách cho doanh nghiệp Việt

Chuyển đổi số ngành Logistics: Cơ hội và thử thách cho doanh nghiệp Việt

Thương mại điện tử cùng với sự phát triển của công nghệ số đang đem lại không ít cơ hội và thách thức đối với ngành logistics. Cùng với quá trình chuyển đổi số quốc gia và xu hướng của nền kinh tế số, các doanh nghiệp logistics Việt đang đứng trước những ngã rẽ, lựa chọn quan trọng để có thể vươn mình, bứt tốc.

fbytzltw