Người Việt sở hữu ô tô tăng nhanh nhất thế giới

Việt Nam chứng kiến ​​tốc độ tăng trưởng sở hữu ô tô nhanh nhất thế giới do bộ phận tầng lớp trung lưu ngày càng mở rộng, cứ 1.000 người thì có 55 người sở hữu xe hơi. 

Từ năm 2015-2020, sản lượng tiêu thụ ô tô tăng 17% mỗi năm. Tính theo tỷ lệ, cứ 1.000 người thì có 55 người sở hữu xe hơi ở Việt Nam. Theo sau là Trung Quốc và Ấn Độ, với mức tăng lần lượt là 14% và 10%.

Người Việt tiêu thụ ô tô nhanh nhất thế giới.

Dựa trên dữ liệu từ Tổ chức Các nhà sản xuất ô tô quốc tế (OICA), New Zealand trở thành quốc gia có tỷ lệ sở hữu ô tô cao nhất trên toàn thế giới. Cứ 10 người New Zealand thì có gần 9 người có xe hơi.

Đặc biệt, trẻ em chiếm khoảng 20% dân số ở quốc gia này. Phần lớn ô tô lưu hành tại New Zealand là xe cũ nhập khẩu từ Nhật Bản. Đứng thứ hai trong danh sách này là Mỹ.

Tại châu Âu, Ba Lan trở thành quốc có tỷ lệ sử dụng ô tô trên cao nhất nhưng lại có tỷ lệ sử dụng xe điện thuộc mức thấp nhất trong khu vực. Trong khi xe điện chiếm khoảng 16% tổng số phương tiện lưu hành ở Na Uy, tỷ lệ này ở Ba Lan là 0,1%. Bình quân xe điện chiếm khoảng 0,8% tổng xe cá nhân ở Liên minh châu Âu (EU).

Trong thời gian gần đây, nhiều chỉ số kinh tế tại Việt Nam ghi nhận tín hiệu tích cực. Báo cáo của công ty nghiên cứu tài sản toàn cầu New World Wealth và cố vấn đầu tư Henley & Partners cho thấy Việt Nam sẽ chứng kiến mức tăng trưởng tài sản đột biến nhất trong thập kỷ tới khi củng cố vị thế là trung tâm sản xuất toàn cầu.

Đặc biệt, nước ta được dự báo giàu lên 125% trong 10 năm tới. Theo phân tích của nhóm nghiên cứu, đây sẽ là mức tăng trưởng tài sản lớn nhất thế giới khi xét về tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân đầu người và số lượng triệu phú USD.

Theo Báo Tiền phong

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Người dân Thượng Hà chủ động bàn giao mặt bằng để thi công Dự án đường dây 500 kV Lào Cai - Vĩnh Yên

Người dân Thượng Hà chủ động bàn giao mặt bằng để thi công Dự án đường dây 500 kV Lào Cai - Vĩnh Yên

Những ngày này, tranh thủ thời tiết thuận lợi, các hộ dân bị ảnh hưởng của Dự án đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên tại xã Thượng Hà (Bảo Yên) đang tập trung nhân lực, chủ động khai thác cây trồng để bàn giao mặt bằng sạch cho đơn vị thi công đảm bảo tiến độ đề ra.

Lược sử về tuyến giao thương Cửa Cấm - sông Hồng - Vân Nam

Lược sử về tuyến giao thương Cửa Cấm - sông Hồng - Vân Nam

Cách đây hơn 150 năm từ khi Đuyprê (dupre) Tổng Chỉ huy lực lượng viễn chinh Pháp tìm ra tuyến đường thủy vận chuyển hàng hóa từ Cửa Cấm (Hải Phòng) vào Hà Nội và ngược sông Hồng lên Lào Cai sang Vân Nam (Trung Quốc). Từ đó đến nay, dòng sông Hồng có vai trò quan trọng trong kết nối hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Khẩn trương rà soát, báo cáo dự án đầu tư có khó khăn, tồn đọng kéo dài trên Hệ thống đầu tư công quốc gia

Khẩn trương rà soát, báo cáo dự án đầu tư có khó khăn, tồn đọng kéo dài trên Hệ thống đầu tư công quốc gia

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 26/CĐ-TTg ngày 31/3/2025 yêu cầu các bộ ngành, địa phương khẩn trương rà soát, báo cáo các dự án đầu tư có khó khăn, vướng mắc, tồn đọng kéo dài trên Hệ thống đầu tư công quốc gia.

[Ảnh] "Người nhện" đem quả ngọt xuống núi

[Ảnh] "Người nhện" đem quả ngọt xuống núi

Vùng trồng dứa Mường Khương đang vào vụ thu hoạch quả. Dứa ở đây thường được trồng ở núi cao nên việc thu hoạch, vận chuyển cực kỳ gian khổ và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Vào mùa thu hoạch dứa, thường những nam thanh niên sẽ đảm nhận công việc này. Trên lưng gùi hơn 100kg quả dứa, tay chống gậy bám chặt sườn núi dốc dựng đứng, họ không khác gì "người nhện" oằn lưng đem quả thơm xuống núi.

fb yt zl tw