Người về hưu mong muốn tăng lương hưu 15% từ 1/7/2024

Từ ngày 1/7/2024, dự kiến lương cán bộ, công chức, viên chức tăng khoảng 30%, nhiều người về hưu mong muốn được tăng lương hưu lên 15% để có thêm khoản tiền góp phần cải thiện đời sống.

Hai mức đề xuất tăng lương hưu 15% và 8%

Nghị quyết số 104/2023/QH15 của Quốc hội về dự toán ngân sách nhà nước năm 2024 nêu rõ, từ ngày 1/7/2024 thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII; điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công và một số chính sách an sinh xã hội đang gắn với lương cơ sở.

Người về hưu mong muốn được tăng lương hưu 15% từ 1/7/2024.
Người về hưu mong muốn được tăng lương hưu 15% từ 1/7/2024.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cũng cho biết, toàn ngành cần cố gắng tham mưu để mức lương hưu sẽ tăng tối thiểu đạt 15% so với mức lương của cán bộ công chức, viên chức tăng 23,5%. Khi thực hiện cải cách tiền lương, người lao động nghỉ hưu trước năm 1995 sẽ được giải quyết chế độ ở mức cao nhất, bảo đảm không bị thiệt thòi. Đối với người có công, sau cải cách tiền lương sẽ được hưởng mức cao hơn bình quân.

Trong khi đó, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đề xuất mức tăng lương hưu từ ngày 1/7/2024 khoảng 8%. Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam: Với cách tính mức bình quân tiền lương đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần theo đề xuất thì bình quân 5 năm mức lương hưu của người lao động tăng khoảng 1,5% (chưa tính đến yếu tố trượt giá), đồng thời lương hưu của người nghỉ sau ngày 1/7/2024 chỉ tăng 0,13% so với người nghỉ hưu tháng 6/2024. Thực tế, mức điều chỉnh lương hưu tại năm 2004, 2005 chỉ khoảng 10% và xét yếu tố trượt giá vào điều chỉnh lương hưu và tăng trưởng kinh tế năm 2023 (theo quy định tại Điều 57 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014) thì Bảo hiểm xã hội Việt Nam đề xuất mức điều chỉnh lương hưu từ ngày 1/7/2024 khoảng 8% là phù hợp. Vì căn cứ vào mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng năm 2023 là 3,25% và tăng trưởng kinh tế năm 2023 là 5,05%. Đề xuất mức tăng này sẽ giúp giảm bớt sự chênh lệch giữa người hưởng lương hưu trước cải cách tiền lương và người hưởng lương hưu từ ngày 1/7/2024 trở đi.

Mức tăng lương hưu 15% là phù hợp

Dư luận xã hội và nhiều người nghỉ hưu băn khoăn khi hai mức đề xuất tăng lương hưu 8% và 15% từ ngày 1/7/2024 có sự chênh lệch quá lớn. Những người hưu trí đang hưởng lương hưu thấp cho rằng, đề xuất tăng lương hưu 8% khó cải thiện mức sống nhất là trong tình hình giá các mặt hàng tăng. Ông Ng.Tr.B., cán bộ hưu trí ở huyện Ba Vì chia sẻ: “Trước đây tôi làm chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã, tham gia bảo hiểm xã hội 21 năm, lương hưu 1,9 triệu đồng/tháng. Để đảm bảo đời sống, vợ chồng tôi nuôi gà, cấy 1 sào ruộng lấy lúa ăn, các con hỗ trợ thêm. Nguyện vọng của tôi là tăng lương hưu 15% như ý kiến của Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, bởi từ 1/7/2024, khi công chức, viên chức được tăng lương thì giá cả thị trường lại leo thang”.

Trước việc Bộ LĐTB&XH có ý kiến tăng lương hưu 15%, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đề xuất tăng lương hưu 8%, nguyên Thứ trưởng Bộ LĐTB&XH Phạm Minh Huân cho rằng: Ý kiến mỗi bên đều có cơ sở. Bộ LĐTB&XH muốn mức tăng cao hơn vì lương hưu thấp; Bảo hiểm xã hội Việt Nam thực hiện theo Điều 57 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014. Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định điều chỉnh lương hưu trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng và tăng trưởng kinh tế phù hợp với ngân sách nhà nước và quỹ bảo hiểm xã hội nhưng từ trước đến nay đều điều chỉnh lương hưu ở mức bằng hoặc cao hơn mức tăng lương của cán bộ công chức, viên chức. Cho nên, tới đây, cán bộ công chức, viên chức được điều chỉnh lương cao hơn thì người về hưu cũng cần được tăng lương hưu ở mức cao.

Nhiều năm nghiên cứu về chính sách an sinh xã hội, TS Nguyễn Hữu Dũng – nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Lao động và Xã hội - Bộ LĐTB&XH cho biết: Về nguyên tắc, tăng lương hưu từ 1/7/2024 phải đặt trong mối quan hệ với mức lương thấp nhất của công chức, viên chức nhưng cũng cần tính đến khả năng nguồn ngân sách và quỹ bảo hiểm xã hội. Mức lương hưu thấp nhất bằng mức lương cơ sở, hiện nay là 1.800.000 đồng. Sắp tới thực hiện cải cách tiền lương sẽ bỏ mức lương cơ sở, cho nên theo xu hướng lương hưu thấp nhất bằng lương tối thiểu bình quân 4 vùng. Do đó, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đề xuất điều chỉnh 8% là rất thấp, không bằng mức lương tối thiểu bình quân của 4 vùng hiện nay, sẽ gây hụt hẫng cho những người hưởng chế độ hưu trí. Theo ông Nguyễn Hữu Dũng, nếu Bộ LĐTB&XH đưa ra mức tăng lương cán bộ công chức, viên chức là 23,5% thì đề xuất tăng lương hưu 15% là phù hợp.

Bảo hiểm xã hội Việt Nam đề xuất mức tăng lương hưu 8% thì quỹ bảo hiểm xã hội đỡ hơn nhưng tạo ra khoảng cách lương của người về hưu trước và người nghỉ hưu sau cải cách tiền lương ngày càng doãng ra. Từ nhận định này, ông Phạm Minh Huân cho rằng cần phải cân nhắc với mức đề xuất tăng lương hưu. Mức tăng như đề xuất của Bộ LĐTB&XH phù hợp hơn với nguyện vọng của người nghỉ hưu nhưng quỹ bảo hiểm xã hội phải tăng nhiều hơn số tiền chi trả.

Theo Kinh tế đô thị

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Sáng tạo vì học sinh thân yêu

Sáng tạo vì học sinh thân yêu

Quá trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đang đòi hỏi mỗi giáo viên phải tự nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ để đáp ứng tốt nhất yêu cầu giảng dạy. Trong đó, giáo viên không chỉ là người truyền thụ kiến thức đơn thuần, mà phải sáng tạo trong tổ chức, điều hành các hoạt động dạy học.

Những cán bộ gác việc nhà lo việc dân

Những cán bộ gác việc nhà lo việc dân

Trong trận lũ vừa qua, Bảo Yên là địa phương chịu thiệt hại nặng nề nhất. Nhiều cán bộ cơ sở mặc dù nhà ở bị ngập lụt, tài sản bị cuốn trôi nhưng vẫn ưu tiên lo cho dân. Họ tạm gác việc nhà, tập trung hỗ trợ đồng bào ổn định cuộc sống. Chỉ khi mọi người được an toàn, họ mới trở về lo cho gia đình mình.

Hành trình trở thành chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu

Hành trình trở thành chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu

Gắn bó với sự nghiệp “trồng người”, những nhà giáo trên địa bàn tỉnh luôn dành trọn tâm huyết, tình yêu học trò qua từng trang giáo án. “Người đưa đò” thầm lặng học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn, tích cực ứng dụng khoa học - công nghệ, trở thành những “Chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu của Microsoft”, là tấm gương sáng cho học sinh về rèn đức, luyện tài.

Nữ hiệu trưởng ưu tú

Nữ hiệu trưởng ưu tú

Hơn 30 năm gắn bó với nghề giáo, 13 năm làm công tác quản lý, trong đó 6 năm đảm nhiệm vai trò hiệu phó và 7 năm làm hiệu trưởng, dù ở cương vị nào, cô Phạm Thị Khánh Hường, Hiệu trưởng Trường THCS Lê Quý Đôn, thành phố Lào Cai cũng nỗ lực hết mình vì sự nghiệp giáo dục. Bằng sự nhạy bén và chuyên môn vững vàng, cô Hường đã xây dựng một tập thể đoàn kết, kiến tạo môi trường giáo dục và học tập hạnh phúc.

Đổi mới vì học sinh thân yêu

Đổi mới vì học sinh thân yêu

Thời gian qua, các thầy, cô giáo Trường Tiểu học Bắc Cường, thành phố Lào Cai đã không ngừng nỗ lực đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đưa nhà trường trở thành điểm sáng trong phong trào thi đua dạy tốt, học tốt của ngành giáo dục thành phố Lào Cai.

Thầy giáo trẻ “truyền lửa” đam mê

Thầy giáo trẻ “truyền lửa” đam mê

Năm học 2024 - 2025 là năm thứ 3, thầy giáo Lý Văn Hoàng (sinh năm 1996) công tác tại Trường THPT Chuyên Lào Cai, nhưng thầy và học trò đã có nhiều sản phẩm nghiên cứu khoa học đạt thành tích cao tại nhiều cuộc thi.

fbytzltw