Người tạo dựng dòng điêu khắc tranh kính nghệ thuật tại Việt Nam

Tại một số hội chợ giới thiệu sản phẩm OCOP Hà Nội, nhiều người khá bất ngờ với sản phẩm điêu khắc tranh kính dùng búa đập không vỡ, tẩy không phai màu. Đó là những sản phẩm nghệ thuật trên kính của nghệ nhân ưu tú Phạm Hồng Vinh hay còn được nhắc đến với tên Vinh Coba.

Ông Phạm Hồng Vinh (bên phải) đang giới thiệu nghệ thuật làm tranh kính.
Ông Phạm Hồng Vinh (bên phải) đang giới thiệu nghệ thuật làm tranh kính.

Ông Phạm Hồng Vinh cho biết: Khác với vẽ trên giấy chỉ có một mặt, cái khó nhất của nghề tranh kính là có hai mặt, sau khi điêu khắc đến công đoạn tô màu phải có cách vẽ đặc biệt để nhìn từ trong cũng như từ ngoài đều đẹp và giống nhau. Vẽ trên kính làm sao phối màu phần tối và phần sáng tách biệt chứ không được chỗ này trắng quá, muốn cho tối đi lại quét thêm, tối quá lại cho sáng lên. Vẽ đến đâu được đến đấy, không được chỉnh sửa nên chỉ một chấm màu khác ý một cái là phải lau rửa toàn bộ mà vẽ lại.

“Để hoàn thiện 1 bức tranh chừng hơn 1m2, công đồ họa, vẽ mất 1 tuần, điêu khắc mất 3 - 4 ngày. Khi hoàn chỉnh xong về màu mới chuyển vào lò nung. Độ bền của tranh nhờ hai yếu tố, kính được cường lực và màu là sự kết hợp của thủy tinh và men gốm”, ông Vinh cho biết.

Màu tranh qua 700 độ C đã được thủy tinh hóa, bám chặt không bao giờ bạc. Những đồ gốm Chu Đậu nằm dưới biển mấy trăm năm vớt lên vẫn đẹp nên những tranh kính của tôi dám bảo hành 500 năm nhưng cũng không thể sống được lâu như thế”, ông Vinh cho biết thêm.

Để tìm ra công nghệ này, ông Vinh không ít lần trắng tay do thử nghiệm lò chịu nhiệt tự mày mò chưa đáp ứng được kỹ thuật. Sau nhiều lần làm các sản phẩm từ kính, năm 2013, anh thử nghiệm điêu khắc tranh trên kính rồi phủ màu đưa vào lò nung. Thất bại cũng nhiều nhưng cuối cùng cũng tạo ra thứ tranh có độ bền gần như vĩnh cửu. Sau đó, anh tập trung nghiên cứu các màu men rồi tập vẽ truyền thần, phong cảnh tại xưởng ở thị xã Sơn Tây. Sản phẩm của anh được các nhà thờ biết đến bởi giá rẻ và chất lượng.

Khác với tranh ghép từ các mảnh kính nhỏ của nước ngoài, tranh của anh Vinh là kính liền mảnh, khổ lớn. Nếu tranh Tây giá khoảng 3.000 USD/m2 (tương đương cỡ 70 triệu đồng) thì tranh ta chỉ 300 USD/m2 (tương đương cỡ 7 triệu đồng). Hơn thế nữa nó còn có độ bền gần như là vĩnh cửu. Bởi tính độc đáo nên sản phẩm đã được công nhận OCOP của Sơn Tây.

Người tạo dựng dòng điêu khắc tranh kính nghệ thuật tại Việt Nam ảnh 2
Ông Vinh giới thiệu về công nghệ làm điêu khắc tranh kính.

Tiếng lành đồn xa, các nhà thờ khác liên tiếp tìm đến, đặt hàng. Cho đến nay anh đã hoàn thiện tranh cho khoảng 50 nhà thờ, trong đó có những công trình tổng diện tích lên tới trên 300m2, giá trị cả tỉ đồng. Hiện anh không chỉ nhận đơn đặt hàng từ nhà thờ mà cho các chùa và tạo ra nhiều sản phẩm độc đáo bán trên thị trường.

TS Đặng Văn Bài, Phó Chủ tịch Hội đồng Di sản văn hóa Quốc gia nhận xét: Ông Vinh là người đầu tiên thổi hồn văn hóa dân tộc và vào chất liệu kính để có tác phẩm nghệ thuật để có sự kết hợp công nghệ của phương tây và văn hóa dân gian Việt Nam. Để có thể đi đứng vững trên thị trường, ông Vinh cần có những sáng tạo những sản phẩm phù hợp với thị hiếu người dùng.

baotintuc.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Liên hoan truyền hình toàn quân lần thứ XIV có lượng tác phẩm tham dự lớn nhất

Liên hoan truyền hình toàn quân lần thứ XIV có lượng tác phẩm tham dự lớn nhất

Liên hoan Truyền hình toàn quân lần thứ XIV năm 2024 được tổ chức từ ngày 1 đến 3/8/2024, tại Thái Nguyên. Đây là lần đầu tiên Liên hoan truyền hình toàn quân được tổ chức tại tỉnh Thái Nguyên - Thủ đô “Gió ngàn”, “Thủ đô kháng chiến” với nhiều dấu ấn và di tích lịch sử, văn hóa, quân sự gắn với lịch sử dân tộc và truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Ra mắt sách ''Đôi bờ giới tuyến (1954-1967)''

Ra mắt sách ''Đôi bờ giới tuyến (1954-1967)''

"Đôi bờ giới tuyến (1954 - 1967)" tái hiện các diễn biến nổi bật tại đôi bờ Hiền Lương - Vĩ tuyến 17 từ lúc đất nước bị chia cắt tạm thời (từ tháng 7/1954) đến lúc giải phóng hoàn toàn, chính thức xóa bỏ đường ranh giới chia cắt đất nước (năm 1967).

Chèo Việt Nam - từ di sản làng quê đến sân khấu hiện đại

Chèo Việt Nam - từ di sản làng quê đến sân khấu hiện đại

Hình thành và phát triển vào khoảng thế kỷ X, chèo là loại hình nghệ thuật dân gian phổ biến tại vùng Bắc Bộ. Nội dung các vở chèo được được người nghệ nhân sáng tạo từ những câu chuyện dân gian, truyền thuyết và các bài học đạo đức. Loại hình sân khấu giàu tính dân tộc này là một phương tiện quan trọng góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa Việt Nam trong thời kỳ mới.

Tọa đàm 'Màu ký ức' tri ân các nhà báo liệt sĩ

Tọa đàm 'Màu ký ức' tri ân các nhà báo liệt sĩ

Sáng 19/7, tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam (Cầu Giấy, Hà Nội), Liên chi hội nhà báo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp Bảo tàng Báo chí Việt Nam tổ chức Chương trình giao lưu, Tọa đàm tri ân các nhà báo liệt sĩ với chủ đề “Màu ký ức”.

[Ảnh] Lễ hội Khô Già Già - những trầm tích tín ngưỡng, văn hóa của người Hà Nhì

[Ảnh] Lễ hội Khô Già Già - những trầm tích tín ngưỡng, văn hóa của người Hà Nhì

Từ ngày 16 - 18/7, tức ngày Ngọ đầu tiên (ngày con ngựa) của tháng 6 âm lịch, những gia đình người Hà Nhì trong các thôn, bản ở các xã Y Tý, A Lù, Nậm Pung, Trịnh Tường (huyện Bát Xát) lại rộn ràng chuẩn bị các lễ vật thực hiện nghi lễ cúng thần trong Lễ hội Khô Già Già. Đây là lễ hội đặc sắc của người Hà Nhì mang giá trị lâu đời về tín ngưỡng và văn hóa.

Chương trình nghệ thuật "Vĩ tuyến 17 – Khát vọng hòa bình": Kể những huyền thoại đôi bờ Hiền Lương

Chương trình nghệ thuật "Vĩ tuyến 17 – Khát vọng hòa bình": Kể những huyền thoại đôi bờ Hiền Lương

Chương trình nghệ thuật chính luận đặc biệt “Vĩ tuyến 17 – Khát vọng hòa bình” do Báo Nhân Dân phối hợp với tỉnh Quảng Trị tổ chức tối 19/7 tại Khu Di tích Đôi bờ Hiền Lương, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị sẽ đưa khán giả đến với những câu chuyện về những huyền thoại đôi bờ Hiền Lương, nơi vĩ tuyến 17 chỉ có thể chia cắt được về mặt địa lý, nhưng lại là sợi dây nối liền tình yêu nước, tình yêu quê hương của những con người vùng “đất thép”.

fb yt zl tw