Người Pa Dí tự hào có Đảng

LCĐT - Tại Việt Nam, đồng bào Pa Dí chỉ có khoảng 2.000 người, “như cây có hai ngàn chiếc lá” mà nhà thơ Pờ Sảo Mìn đã so sánh. Trong đó, người Pa Dí chủ yếu sống tập trung tại Mường Khương. Tại xã Tung Chung Phố, cộng đồng người Pa Dí có 86 hộ dân với hơn 300 nhân khẩu. Dưới ánh sáng soi đường của Đảng, cộng đồng Pa Dí đã từng bước thoát ra khỏi đói nghèo, lạc hậu, hướng tới cuộc sống phát triển hơn.

Một buổi sinh hoạt chi bộ tại thôn Lũng Pâu.
Một buổi sinh hoạt chi bộ tại thôn Lũng Pâu.

Xã Tung Chung  Phố hiện nay có 127 đảng viên sinh hoạt tại 11 chi bộ, trong đó có 20 đảng viên người Pa Dí. Những năm qua, Đảng bộ xã Tung Chung Phố luôn quan tâm phát triển đảng viên trong đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó có người Pa Dí. Đảng bộ Tung Chung Phố xác định nâng cao chất lượng kết nạp đảng viên không chạy theo số lượng. Đảng viên người Pa Dí luôn là những “đầu tàu” xuất sắc trong cộng đồng dân cư. Với người Pa Dí, được đứng vào hàng ngũ của Đảng là niềm tự hào, vinh dự lớn.

Người Pa Dí tự hào có Đảng ảnh 2
Niềm vui của đảng viên nữ trong ngày được đứng trong hàng ngũ của Đảng.

Người Pa Dí là một trong những cộng đồng có dân số ít nhất Việt Nam, sinh sống tập trung chủ yếu ở xã Tung Chung Phố với khoảng 2.000 người. Đời sống của người dân nơi đây phụ thuộc vào trồng ngô, lúa, trồng cây ăn quả mỗi năm 1 vụ. Do địa hình chia cắt, thời tiết khắc nghiệt nên việc tăng gia sản xuất đối với người dân Pa Dí cũng khó như "cây mọc trên vách đá".

Người Pa Dí chủ yếu trồng trọt, chăn nuôi truyền thống.
Người Pa Dí chủ yếu trồng trọt, chăn nuôi truyền thống.

Là cộng đồng dân tộc phân bố chủ yếu tại khu vực biên giới huyện Mường Khương, người Pa Dí luôn phát huy truyền thống yêu nước. Đảng viên Pa Dí luôn tích cực tham gia gìn giữ an ninh trật tự, bảo vệ chủ quyền quốc gia.

Người Pa Dí tự hào có Đảng ảnh 4
Tham gia giữ bình yên nơi biên cương Tổ quốc.

Người Pa Dí có truyền thống sống đoàn kết, cần cù chịu khó, giúp đỡ nhau trong phát triển kinh tế, luôn mạnh dạn áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đi đầu trong việc chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi. Dưới sự lãnh đạo của cấp uỷ, chính quyền địa phương, người Pa Dí đã tích cực chuyển đổi đất trồng ngô, lúa nương kém hiệu quả sang trồng quýt, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Người Pa Dí tự hào có Đảng ảnh 5
Người Pa Dí được hướng dẫn ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

Các chi bộ, đảng viên người Pa Dí đã thể hiện được vai trò lãnh đạo của Đảng trong phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới...

Người Pa Dí tự hào có Đảng ảnh 6
Đảng viên Pa Dí “đi từng ngõ, gõ từng nhà” tuyên truyền về Nghị quyết 10 của Tỉnh ủy.

Thực hiện Nghị quyết 10 của Tỉnh ủy về Chiến lược phát triển nông nghiệp hàng hóa, xã Tung Chung Phố xác định chè là cây hàng hóa chủ lực của địa phương, trong đó, đảng viên người Pa Dí luôn tiên phong, thực hiện trước để người dân làm theo.

Người Pa Dí tự hào có Đảng ảnh 7
Chuyển đổi đất trồng ngô kém hiệu quả sang trồng chè hàng hóa.

Ngoài cây chè, quýt là cây trồng hàng hóa tiềm năng của huyện Mường Khương được người Pa Dí tại Tung Chung Phố tập trung phát triển. Cây quýt đã giúp nhiều hộ dân Pa Dí nâng cao thu nhập, vươn lên thoát nghèo.

Nhờ phát huy tốt vai trò của đảng viên trong cộng đồng dân cư, đời sống người dân Pa Dí ngày càng được nâng cao.

Người Pa Dí tự hào có Đảng ảnh 8
Đảng viên người Pa Dí tiên phong đưa cây quýt vào canh tác tại địa phương.
Người Pa Dí tự hào có Đảng ảnh 9
Một góc xã Tung Chung Phố, nơi tập trung đông người Pa Dí nhất của huyện Mường Khương nói riêng và nước Việt Nam nói chung.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Dự án 'Gạo Mặt Trăng' phát triển giống lúa sinh trưởng trong môi trường vi trọng lực

Dự án 'Gạo Mặt Trăng' phát triển giống lúa sinh trưởng trong môi trường vi trọng lực

Trong bước tiến mới hướng đến du hành không gian bền vững, các nhà khoa học thuộc dự án Moon-Rice đang phát triển giống lúa siêu nhỏ, giàu protein, có khả năng sinh trưởng trong môi trường vi trọng lực. Đây là nỗ lực hợp tác giữa Cơ quan Vũ trụ Italy và ba trường đại học nước này nhằm tạo ra nguồn lương thực tươi giàu dưỡng chất cho các phi hành gia.

Toàn tỉnh thành lập mới 71 hợp tác xã

Lào Cai: Toàn tỉnh thành lập mới 71 hợp tác xã

Từ đầu năm đến nay, Liên minh Hợp tác xã tỉnh Lào Cai đã tư vấn, hỗ trợ thành lập mới 71 hợp tác xã (HTX) (trong đó tỉnh Lào Cai (cũ) hỗ trợ thành lập 14 HTX; tỉnh Yên Bái (cũ) hỗ trợ thành lập 57 HTX), nâng tổng số hợp tác xã toàn tỉnh lên trên 1.400 với khoảng 41.600 thành viên; 3 liên hiệp HTX, trên 8.400 tổ hợp tác với gần 64 nghìn thành viên.

Mô hình nuôi sâu canxi ở Xuân Quang

Mô hình nuôi sâu canxi ở Xuân Quang

Mô hình nuôi sâu canxi đang trở thành điểm nhấn tại xã Xuân Quang khi vừa giúp giảm chi phí chăn nuôi, vừa xử lý chất thải hiệu quả, góp phần bảo vệ môi trường, mở ra hướng đi mới cho phát triển nông nghiệp bền vững.

"Sơn ngư" trên đỉnh Dền Sáng

"Sơn ngư" trên đỉnh Dền Sáng

CÁ TẦM NẶNG HƠN 50KG NGỠ CHỈ LÀ CHUYỆN HOANG ĐƯỜNG NHƯNG LẠI CÓ THẬT Ở MỘT TRANG TRẠI NUÔI CÁ NƯỚC LẠNH TRÊN ĐỈNH DỀN SÁNG. 6 CON CÁ TẦM, MỖI CON NẶNG HƠN 50KG ĐANG ĐƯỢC NUÔI DƯỠNG TẠI ĐÂY, NGOÀI RA CÒN VÀI TRĂM CON NẶNG TỪ 10KG TRỞ LÊN. CHỦ TRẠI CÁ LÀ LÃO NÔNG U70 CÓ NIỀM ĐAM MÊ VỚI CÁ NƯỚC LẠNH, ÔNG GỌI CHÚNG LÀ “SƠN NGƯ” KHỔNG LỒ.

Hình ảnh người dân xã Tân Lĩnh đan rọ tôm.

Đan rọ tôm - Nghề của “người miền núi làm việc miền xuôi”

Nơi núi non trùng điệp ôm ấp những bản làng yên bình, có một nghề thủ công đã tồn tại suốt hơn ba thập niên, đó là nghề đan rọ tôm. Tại vùng đất trước kia gọi là Phan Thanh - một xã của huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái cũ, nay thuộc xã Tân Lĩnh, tỉnh Lào Cai, nghề truyền thống này giúp hơn trăm hộ dân có nguồn thu nhập ổn định.

Rơm vàng kể chuyện tái sinh

Rơm vàng kể chuyện tái sinh

Ngày hè, nắng như rót mật xuống những thửa ruộng ở thung lũng Nghĩa Đô, cũng là lúc những sợi rơm vàng óng phơi mình trên bãi đất sau mùa gặt. Ở Nghĩa Đô, rơm không còn là phế phẩm nông nghiệp chỉ dùng để đun nấu hay lót chuồng trại chăn nuôi gia súc. Rơm đang “sống lại” trong những đôi tay tài hoa của phụ nữ bản người Tày, bản người Dao bên bếp lửa, dưới mái nhà sàn; hay góc sân nhỏ của những ngày nông nhàn sau mùa gặt, trong những câu chuyện đời thường đẹp như thơ…

fb yt zl tw