Người nuôi thủy sản thiệt hại sau lũ cần hỗ trợ khôi phục nghề

Sau trận lũ lịch sử, nhiều hộ, cơ sở nuôi thủy sản trên địa bàn tỉnh đã bị trôi ao cá, có hộ lâm cảnh nợ nần vì cá giống, cá thương phẩm bị cuốn theo nước lũ.

img-2394-5458.jpg
Nhiều diện tích nông nghiệp và ao cá tại xã Quang Kim (Bát Xát) bị ngập trong bùn.
img-2337-2934.jpg
Ao nuôi cá bị nước lũ tràn qua gây thiệt hại nặng.

Gia đình anh Phạm Văn Hàn ở thôn Làng Kim, xã Quang Kim, huyện Bát Xát là hộ đầu tiên ở xã Quang Kim mạnh dạn đầu tư nuôi cá đặc sản với hy vọng làm giàu. Gặp chúng tôi, với vẻ mặt thất thần, anh Hàn nhìn về phía những ao nuôi cá vừa bị thiệt hại do mưa lũ, tâm sự: Gia đình tôi vay vốn ngân hàng để đầu tư xây dựng 4 ao nuôi cá rất bài bản, bờ ao được kè cứng bằng bê tông. Cơn lũ đi qua, hơn 1 tấn cá ngạnh (trị giá 150 triệu đồng); 1,5 tấn cá lăng chấm (trị giá hơn 1 tỷ đồng); 1 tấn cá trắm đen (trị giá 200 triệu đồng); 0,5 tấn cá chép (trị giá 50 triệu đồng) của gia đình đều đã không còn. Tường rào, bờ kè ao và máy móc phục vụ nuôi thủy sản đều bị lũ phá hủy.

img-2364-7011.jpg
Anh Phạm Văn Hàn dọn dẹp ao để chuẩn bị nuôi đợt cá mới.
11-7238.jpg
Bờ ao và kè bị đổ sập cũng đang được xây dựng lại.

Anh Hàn cho biết, giờ có muốn nuôi lại cũng mất rất nhiều công sức, thời gian để nạo vét, tẩy trùng ao nuôi; điều khó khăn hơn là toàn bộ vốn liếng đã đổ dồn vào nuôi cá trước đây đều theo lũ đi hết rồi. Khoản vay ngân hàng giờ chưa biết tính sao.

Gia đình anh La Văn Sằng ở thôn Làng Kim (Quang Kim) cũng có 0,3 ha mặt nước nuôi cá thương phẩm, mỗi năm cho thu nhập cả trăm triệu đồng. Đây là nghề giúp gia đình vươn lên thành hộ khá trong xã, nhưng sau lũ, ao nuôi cũng bị quét sạch. Anh Sằng kể, hôm lũ về gia đình đã huy động người giăng lưới để giữ cá nhưng bất lực vì nước quá cao.

Xã Quang Kim là địa phương có diện tích nuôi cá lớn của huyện Bát Xát, mỗi năm có hàng trăm tấn cá sạch cung cấp cho thị trường. Trận mưa lũ do hoàn lưu bão số 3 vừa qua đã làm người nuôi thủy sản của xã thiệt hại lớn. Ông Ngô Hoàng Sơn, Chủ tịch UBND xã Quang Kim cho hay, trước những thiệt hại của người nuôi thủy sản, xã đang tuyên truyền, vận động bà con cố gắng khắc phục, thực hiện vệ sinh, tẩy trùng ao cá để sớm thả nuôi trở lại. Với các hộ bị thiệt hại lớn, xã đã rà soát, tính toán để tìm nguồn lực hỗ trợ bà con.

Tại Trại Nghiên cứu và sản xuất giống của Trung tâm Giống nông nghiệp tỉnh (cũng đặt tại xã Quang Kim) trước đây bố trí 4 ao nuôi cá quý hiếm để bảo tồn. Thế nhưng, lũ đi qua đã phá tường rào và cuốn hết cá giống, cá bố mẹ được bảo tồn, gây thiệt hại nặng nề. Ông Phạm Quốc Cường, Phó Giám đốc Trung tâm Giống nông nghiệp tỉnh cho biết: Nước lũ lên cao đã cuốn toàn bộ 150 cặp cá bố mẹ, gần 1 triệu cá giống ra ngoài, không còn cá trong các ao ương nuôi. Trung tâm có 2 ha mặt nước với 32 ao cá, chủ yếu để sản xuất cá chép giống và nuôi cá bảo tồn, sau lũ, các ao chỉ còn toàn bùn đất, chưa thể khôi phục sản xuất và thực hiện công tác nghiên cứu, ương nuôi cá giống...

Ông Cường cho biết, để khôi phục, chúng tôi phải nạo vét toàn bộ các ao, rắc khoảng 7 tấn vôi bột, phun khử trùng… Song khó khăn nhất là để tạo ra cặp cá bố mẹ cần từ 3 đến 4 năm.

Theo thống kê của ngành nông nghiệp, toàn tỉnh đã có hơn 405 ha nuôi thủy sản bị ảnh hưởng do mưa lũ, trong đó có hơn 359 ha thiệt hại trên 70%; 32,73 ha thiệt hại từ 30% - dưới 70%; 9,79 ha thiệt hại dưới 30%. Cá thương phẩm bị chết, lũ cuốn trôi do vỡ ao, bể là hơn 3.000 tấn; 150 cặp cá chép bố mẹ và hơn 823 nghìn con cá giống bị thiệt hại.

Trước những thiệt hại của ngành thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lào Cai đã có báo cáo và đề xuất những giải pháp khắc phục. Bên cạnh việc tuyên truyền cho người dân các biện pháp khắc phục ao nuôi, khử khuẩn…, ngành đã đề xuất thống kê thiệt hại để xây dựng phương án hỗ trợ và mức hỗ trợ theo Nghị định 02/2017/NĐ-CP ngày 9/1/2017 của Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh. Tổng nhu cầu kinh phí hơn 4.349 triệu đồng.

z5892290679328-4da12182f54bfc486c321e8ffac79b96-1320.jpg
Tường bao của Trại Nghiên cứu và Sản xuất giống đã hư hỏng nhiều.
z5892290591671-9ff2808cc52b3039524357196bb8311c-4736.jpg
Ông Phạm Quốc Cường xót xa khi nhìn vào các tài sản nghiên cứu, bảo tồn bao nhiêu năm nay của trung tâm đã bị lũ cuốn đi.
img-2336-985.jpg
Các bể cá giống chỉ còn lại bùn.

Cán bộ chức năng khuyến cáo: Đối với lĩnh vực thủy sản bị thiệt hại do mưa lũ, giải pháp cho ao nuôi bị ảnh hưởng bởi lượng nước mưa, không bị bùn đất tràn vào ao, người nuôi cần chủ động tháo nước tầng, mặt để giảm bớt lượng nước mưa có trong ao, dùng vôi bột nước để cân bằng, ổn định môi trường nước trong ao. Với nuôi cá nước lạnh gia cố, kiểm tra hệ thống cấp nước và thoát nước, tiến hành thay 60 - 80% lượng nước trong bể nuôi, phòng bệnh cho cá bằng sản phẩm xử lý môi trường nuôi thủy sản để tiêu diệt các sinh vật gây hại trong môi trường ao, bể nuôi.

img-2384-6167.jpg
Nhiều hộ nuôi thủy sản cần sớm được hỗ trợ để có thể khôi phục lại nghề.

Các bể, ao bị lũ tràn qua, có nhiều bùn đất phù sa trong ao, bể nuôi cần vớt bỏ hết rác thải nổi trên mặt ao, sau đó tháo hoặc bơm cạn nước ao để hút bùn loãng và nạo vét đáy ao cho sạch, phơi nắng 5 - 7 ngày để giúp đáy ao được khoáng hóa, phân hủy các chất độc còn tồn đọng. Dùng vôi bột rải đáy và bờ ao để diệt tạp và mầm bệnh, trung hòa độ pH hoặc dùng hóa chất để diệt mầm bệnh. Sau đó, thau rửa ao nhiều lần, lấy nước vào ao để thả cá vụ nuôi tiếp theo…

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Báo Trung Quốc đánh giá cao thị trường tiêu dùng trực tuyến của Việt Nam

Báo Trung Quốc đánh giá cao thị trường tiêu dùng trực tuyến của Việt Nam

Tờ Nhật báo Kinh tế (Trung Quốc) mới đây đăng bài viết với nhan đề “Tiêu dùng trực tuyến Việt Nam bước vào giai đoạn tăng trưởng”, dẫn báo cáo của hãng nghiên cứu dữ liệu Metric, cho thấy 3 quý đầu năm, doanh số của 5 nền tảng thương mại điện tử lớn đạt 227.700 tỷ đồng, tăng 37,66% so cùng kỳ năm ngoái.

"Quả ngọt" đơm hoa trên núi đá

"Quả ngọt" đơm hoa trên núi đá

Hơn 10 năm trước, anh Chấu Seo Câu ở thôn Sả Séng là người đầu tiên của xã Tả Ngài Chồ (huyện Mường Khương) chuyển đổi một số diện tích trồng ngô sang trồng quýt sen. Tới nay, gia đình anh Câu có hơn 4 ha quýt, với giá bán trung bình 15.000 đồng/kg, giá trị thu hoạch mỗi vụ đạt khoảng 200 triệu đồng. Hiện, gia đình anh Câu đã thoát nghèo, có cuộc sống ngày càng khấm khá khiến nhiều người dân vùng cao ngưỡng mộ.

Nỗ lực nâng cao đời sống người dân

Nỗ lực nâng cao đời sống người dân

Quan tâm triển khai công tác đầu tư, xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng; tích cực phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là chuyển đổi tư duy sản xuất nông nghiệp đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào các dân tộc vùng cao Si Ma Cai.

Điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Nhằm hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu khả thi, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương vừa tiến hành Phiên họp Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: 2021-2025.

Trở thành nông dân Việt Nam xuất sắc từ nghề nuôi cá

Trở thành nông dân Việt Nam xuất sắc từ nghề nuôi cá

Gắn bó với nghề nuôi cá hơn 30 năm, trải qua bao thăng trầm nhưng với niềm đam mê, quyết tâm và sự sáng tạo, anh Nguyễn Văn Hợp, thôn Khởi Khe, thị trấn Nông trường Phong Hải, huyện Bảo Thắng đã trở thành một trong những nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2024.

fbytzltw