Người lao động nhiều ngành nghề được xem xét nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn

Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH cho biết, lao động một số ngành, nghề như may mặc, giày da... đã được xem xét, quy định có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn so với người làm việc trong điều kiện lao động bình thường.

Theo Đại biểu Nguyễn Tạo - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lâm Đồng, có một thực trạng đang diễn ra ở thị trường lao động, đó là người lao động đến tuổi nghỉ hưu nhưng chưa chạm mốc tuổi nghề. Cụ thể là lao động may mặc, giày da... chỉ ngoài 40 tuổi nhưng nhiều nhà máy, xí nghiệp tìm cách sa thải hoặc không tiếp nhận vào làm việc. Điều này dẫn đến nhiều lao động phải đối mặt với quãng thời gian dài chờ nghỉ hưu, khó tìm được công việc khác ổn định, là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng rút bảo hiểm xã hội một lần.

Bộ LĐTB&XH cho biết, lao động một số ngành, nghề đã được xem xét, quy định có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn. Ảnh minh họa

Trước thực trạng tuổi nghề và tuổi nghỉ hưu ở một số ngành có khoảng cách khá lớn, đại biểu Quốc hội Nguyễn Tạo đã chất vấn đề nghị Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH nghiên cứu đưa ra những giải pháp căn cơ để giải quyết bất cập trên.

Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH Đào Ngọc Dung đồng thuận với nhận định của đại biểu về thực trạng khoảng cách giữa tuổi nghề và tuổi nghỉ hưu. Nhất là những ngành nghề đặc thù có tuổi nghề rất thấp như vận động viên thể thao, diễn viên, nghệ sĩ, công việc thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin...

Trước đó, khi xây dựng Đề án Cải cách chính sách bảo hiểm xã hội, Bộ LĐTB&XH đã chủ trì, phối hợp với Tổ chức Lao động quốc tế, Ngân hàng Thế giới khảo sát thực tiễn tại các địa phương. Đồng thời, tổng hợp kinh nghiệm quốc tế, đề xuất giải pháp báo cáo Ban Chỉ đạo Trung ương thảo luận kỹ trước khi trình Trung ương thông qua và ban hành Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23/5/2018 về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội.

Và trên cơ sở chủ trương, định hướng tăng tuổi nghỉ hưu tại Nghị quyết số 28-NQ/TW, nội dung tuổi nghỉ hưu đã được trao đổi, thảo luận và đánh giá kỹ lưỡng, tổng thể các mặt có liên quan, cũng như xem xét đến tính chất và điều kiện lao động của các ngành nghề.

Do đó, Bộ luật Lao động năm 2019 quy định điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu theo lộ trình, mỗi năm chỉ tăng thêm 3 tháng đối với lao động nam và 4 tháng đối với lao động nữ, cho đến khi đủ 62 tuổi đối với nam và 60 tuổi với nữ.

Những người lao động làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại nguy hiểm, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc những người bị suy giảm khả năng lao động có thể nghỉ hưu sớm hơn tối đa 5 đến 10 tuổi, so với những người làm việc trong điều kiện lao động bình thường.

Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH cho biết, lao động một số ngành, nghề mà Đại biểu Quốc hội đề cập như may mặc, giày da... đã được xem xét, quy định có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn so với người làm việc trong điều kiện lao động bình thường.

Trước đó, Bộ LĐTB&XH đã ban hành Thông tư số 19/2023/TT-BLĐTBXH bổ sung Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; có hiệu lực thi hành từ ngày 15/2/2024.

Theo đó, Bộ LĐTB&XH bổ sung danh mục 52 nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, thuộc các ngành Xây dựng (Xây lắp), Vận tải, Thương binh và Xã hội.

Theo khoản 3 Điều 169 Bộ luật Lao động năm 2024, người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 5 tuổi so với tuổi nghỉ hưu của người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường tại thời điểm nghỉ hưu.

Năm 2024, tuổi nghỉ hưu của lao động nam làm việc trong điều kiện lao động bình thường là đủ 61 tuổi, lao động nữ là 56 tuổi 4 tháng.

Kinh tế và Đô thị

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Cần thêm chính sách hỗ trợ Bảo hiểm thất nghiệp

Cần thêm chính sách hỗ trợ Bảo hiểm thất nghiệp

Nhiều ý kiến cho rằng, để khuyến khích người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp cũng như hạn chế tình trạng “nhảy việc” cần có quy định bổ sung quyền lợi nếu người lao động đến lúc nghỉ hưu chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp lần nào thì khi nghỉ hưu sẽ được hưởng thêm một khoản trợ cấp. Khoản trợ cấp này sẽ được tính toán để đảm bảo quy tắc chia sẻ.

Phiên giao dịch tuyên truyền, tư vấn, giới thiệu việc làm đợt 2, năm 2024

Bảo Yên: Phiên giao dịch tuyên truyền, tư vấn, giới thiệu việc làm đợt 2, năm 2024

Trong 2 ngày (9 - 10/10), Huyện đoàn Bảo Yên phối hợp với Trung tâm việc làm tỉnh Lào Cai, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Hội Nông dân, Công ty Cổ phần dịch vụ 3 sao, Công ty cổ phần Traenco Quốc tế tổ chức các phiên giao dịch tuyên truyền, tư vấn, giới thiệu việc làm đợt 2, năm 2024 tại các xã: Kim Sơn, Cam Cọn, Bảo Hà.

Giúp người lao động an tâm khi làm việc

Giúp người lao động an tâm khi làm việc

Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là một trong những quyền lợi cơ bản của người lao động khi không may bị tại nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp phải nghỉ làm. Thời gian qua, các cơ quan chức năng, doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh đã quan tâm, thực hiện chi trả trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đầy đủ, kịp thời, đúng đối tượng, đúng quy định, từ đó giúp người lao động vượt qua khó khăn.

[Ảnh] Cuộc sống mới ở Làng Nủ

[Ảnh] Cuộc sống mới ở Làng Nủ

Sau 3 tuần xảy ra vụ sạt lở đất, lũ quét kinh hoàng, nỗi đau, không khí tang thương vẫn bao trùm lên con người, cảnh vật Làng Nủ. Nhưng bên cạnh những mất mát, đau thương thì cuộc sống thường ngày vẫn sẽ dần trở lại. Chúng tôi đã có những ghi nhận bằng hình ảnh trong ngày 29/9 tại nơi này.

Giúp người học thuận lợi tiếp cận việc làm

Giúp người học thuận lợi tiếp cận việc làm

Tổ chức ngày hội việc làm, hợp tác với doanh nghiệp để người học có nơi thực tập tốt, chương trình đào tạo hợp tác quốc tế, xây dựng cổng tuyển dụng trực tuyến... là những cách mà các trường chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh đang triển khai để giúp sinh viên sớm có việc làm sau khi ra trường.

Nâng cao tính chủ động đảm bảo an toàn vệ sinh lao động

Nâng cao tính chủ động đảm bảo an toàn vệ sinh lao động

Từ đầu năm 2024 đến nay, toàn tỉnh đã xảy ra 16 vụ tai nạn lao động, trong đó có 7 vụ làm tử vong 9 người. Các vụ tai nạn lao động xảy ra phần lớn là do sự chủ quan của người sử dụng lao động và người lao động. Trước thực trạng đó, các cấp, các ngành chức năng trong tỉnh đang vào cuộc quyết liệt nhằm nâng cao ý thức và tính chủ động về đảm bảo an toàn lao động.

“Ăn đường, ngủ sương” nối đường dây liên lạc

“Ăn đường, ngủ sương” nối đường dây liên lạc

Những ngày qua, Lào Cai chịu ảnh hưởng nặng nề từ thiên tai. Mưa lớn kéo dài, nước sông dâng cao, nhiều cung đường, bản làng bị sạt lở nghiêm trọng. Bên cạnh các lực lượng cứu hộ oằn mình cứu và tìm kiếm người dân bị nạn còn có những "người lính thông tin" cũng lao mình vào mưa bão, bất chấp thiên tai khắc nghiệt, gấp rút khôi phục thông tin liên lạc, mạng di động nối sóng cho người dân.

Hàng cứu trợ đã về xã nghèo nhất tỉnh

Hàng cứu trợ đã về xã nghèo nhất tỉnh

Pa Cheo (Bát Xát) là một trong 10 xã thuộc “lõi nghèo” của tỉnh, đến nay đã trải qua gần 1 tuần bị cô lập, chia cắt giao thông với bên ngoài do tuyến Tỉnh lộ 155 để có thể đến xã từ phía huyện Bát Xát và từ phía Sa Pa đều bị ảnh hưởng nặng nề của mưa lũ.

Có nên quy định giờ làm việc bán thời gian cho học sinh, sinh viên?

Có nên quy định giờ làm việc bán thời gian cho học sinh, sinh viên?

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất, học sinh, sinh viên (HS, SV) đang theo học các chương trình giáo dục chính quy đủ độ tuổi lao động được làm việc bán thời gian không quá 24 giờ trong 1 tuần trong thời gian học. Như vậy so với dự thảo lần 1, lần này Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) lần 3 đã có sự điều chỉnh đối với quy định giờ làm thêm với HS, SV.

fbytzltw