Người dân sẽ thanh toán dịch vụ công qua tài khoản Mobile Money

Người dân có thể lựa chọn đa dạng các hình thức thanh toán dịch vụ công trực tuyến thực hiện trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia, ứng dụng VNeID và qua tài khoản Mobile Money.

6.jpg
Người dân sẽ thanh toán dịch vụ công qua tài khoản Mobile Money.

Thực hiện mục tiêu của Đề án đẩy mạnh thanh toán qua ngân hàng đối với các dịch vụ công và Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia, Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) đã phối hợp với các bộ, ngành và các đơn vị liên quan triển khai phương thức thanh toán điện tử cho người dân, doanh nghiệp khi thanh toán dịch vụ công trực tuyến.

Triển khai nhiệm vụ được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) giao về kết nối hạ tầng thanh toán trong lĩnh vực dịch vụ công, thời gian qua, NAPAS đã chủ động phối hợp với các tổ chức thành viên, các bộ, ban, ngành triển khai đa dạng các phương thức thanh toán điện tử mang đến sự tiện lợi, nhanh chóng và an toàn cho người dân khi thực hiện thanh toán dịch vụ công trực tuyến.

Theo đó, Cổng Dịch vụ công Quốc gia và ứng dụng VNeID (do Bộ Công an xây dựng và quản lý) là hai kênh thanh toán dịch vụ công trực tuyến được NAPAS tích cực triển khai nhằm đẩy mạnh thanh toán dịch vụ công cấp độ 4 cho người dân.

Trước hết, đối với kênh thanh toán trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia (dichvucong.gov.vn), thông qua việc NAPAS đã hoàn thành kết nối hạ tầng thanh toán trực tuyến tới 63 địa phương, 21 đơn vị là các bộ, cục, cơ quan cung cấp dịch vụ công, người dân có thể thanh toán trực tuyến các dịch vụ bao gồm: Đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện và bảo hiểm y tế theo hộ gia đình; nộp thuế, lệ phí trước bạ về đất đai, tài sản; nộp phạt xử lý vi phạm hành chính, vi phạm giao thông; nộp tạm ứng án phí và thanh toán phí, lệ phí thủ tục hành chính; khai và nộp thuế cá nhân.

Người dân sẽ lựa chọn các hình thức thanh toán như thẻ nội địa NAPAS, tài khoản thanh toán mở tại các ngân hàng và mã VietQR. Thời gian tới, phương thức thanh toán thông qua tài khoản Mobile Money sẽ được NAPAS tiếp tục triển khai nhằm gia tăng tiện ích, đơn giản, nhanh chóng trong thanh toán dịch vụ công trực tuyến thực hiện trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia.

Đáng chú ý, thói quen thanh toán dịch vụ công trực tuyến của người dân hiện nay đang ngày càng tăng lên, thể hiện qua sự tăng trưởng mạnh mẽ của các giao dịch thanh toán trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia trong những năm gần đây. Cụ thể, trong năm 2023, giao dịch thanh toán trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia được xử lý qua NAPAS đã tăng lên 540% về số lượng giao dịch và 149% về giá trị giao dịch so với năm 2022. Tính đến hết Quý I/2024, giao dịch thanh toán nói trên được ghi nhận tăng 153% về số lượng giao dịch và 129% về giá trị giao dịch so với cùng kỳ năm trước.

Đối với kênh thanh toán trên ứng dụng VNeID, trên cơ sở thực hiện Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030, NAPAS đang tiếp tục phối hợp với Trung tâm nghiên cứu, ứng dụng dữ liệu dân cư và căn cước công dân, C06, Bộ Công an và các đơn vị liên quan, triển khai thanh toán trực tuyến phí, lệ phí đối với các dịch vụ công thực hiện qua ứng dụng VNeID. Theo đó, mới đây, dịch vụ thanh toán trực tuyến phí, lệ phí cấp phiếu lý lịch tư pháp đã được Bộ Công an thí điểm triển khai cho người dân tại thành phố Hà Nội và Huế.

Với dịch vụ này, người dân có thể lựa chọn hình thức thanh toán bằng thẻ NAPAS của 44 ngân hàng, công ty tài chính, thanh toán qua tài khoản của 7 ngân hàng hoặc thanh toán bằng mã VietQR qua ứng dụng của 37 ngân hàng.

Ông Nguyễn Quang Minh, Tổng Giám đốc của NAPAS cho biết: “Việc hợp tác với Văn phòng Chính phủ, Bộ Công an và các đơn vị liên quan trong triển khai hạ tầng thanh toán đối với các dịch vụ công trực tuyến thực hiện trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia và ứng dụng VNeID là một trong những nhiệm vụ quan trọng của NAPAS trong vai trò đơn vị xây dựng và vận hành hệ thống chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử cho hệ thống thanh toán quốc gia. NAPAS hy vọng kết quả triển khai đạt được sẽ là tiền đề và tạo động lực để NAPAS và các cơ quan quản lý tiếp tục mở rộng phương thức thanh toán trực tuyến cho nhiều dịch vụ công khác trong tương lai, hướng tới mục tiêu chuyển đổi số quốc gia và phát triển nền kinh tế số, xã hội số, công dân số theo chủ trương của Chính phủ".

Theo Vietnamnet

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Cảnh giác với các thủ đoạn của tội phạm công nghệ

Cảnh giác với các thủ đoạn của tội phạm công nghệ

Trong thời đại số hóa, sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI) không chỉ mang lại tiện ích vượt bậc mà còn tiềm ẩn những rủi ro khôn lường. Deepfake - công nghệ tạo ra hình ảnh và video giả mạo với độ chân thực đáng kinh ngạc - đang trở thành công cụ nguy hiểm cho tội phạm mạng.

Thủ tướng phát động phong trào "Bình dân học vụ số" toàn dân

Thủ tướng phát động phong trào "Bình dân học vụ số" toàn dân

Chiều 26/3, tại Đại học Bách Khoa Hà Nội, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, dự Lễ phát động phong trào và ra mắt nền tảng "Bình dân học vụ số".

Thủ tướng đặt 3 câu hỏi tại cuộc đối thoại với 300 thanh niên tiêu biểu

Thủ tướng đặt 3 câu hỏi tại cuộc đối thoại với 300 thanh niên tiêu biểu

Kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2025), chiều 24/3, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị gặp mặt và đối thoại với thanh niên. Cuộc đối thoại với chủ đề "Thanh niên Việt Nam tiên phong trong phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia".

Chuyện ghi ở “vùng lõm sóng” Pờ Hồ

Chuyện ghi ở “vùng lõm sóng” Pờ Hồ

Nhịp sống ở Pờ Hồ - thôn xa và khó khăn nhất xã Trung Lèng Hồ (Bát Xát) cứ chầm chậm như kéo chúng tôi trở lại với khung cảnh ở nhiều thôn vùng cao Bát Xát cách đây 15, 20 năm. Sóng viễn thông yếu, chập chờn nên nơi đây nằm trong danh sách “vùng lõm sóng”, câu chuyện chuyển đổi số, cách mạng công nghiệp 4.0 với bà con xem ra còn xa vời.

“Yêu lắm Việt Nam” đã có mặt tại Lào Cai

“Yêu lắm Việt Nam” đã có mặt tại Lào Cai

Dự án “Yêu lắm Việt Nam” do Báo Nhân Dân phối hợp với các đối tác công nghệ triển khai lắp đặt bảng gắn chip NFC (công nghệ kết nối không dây) tại các địa danh lịch sử văn hóa, du lịch đã có mặt tại Lào Cai.

Quang cảnh hội nghị.

Tỉnh đoàn triển khai học tập Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị

Chiều 20/3, tại Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại Lào Cai, Tỉnh đoàn - Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam tỉnh phối hợp với Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại Lào Cai tổ chức hội nghị triển khai học tập Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; phát động phong trào “Bình dân học vụ số”.

fb yt zl tw