Người dân Ấn Độ khốn đốn vì nước nhiễm mặn

Tình trạng nước bị nhiễm mặn đang diễn biến nghiêm trọng tại một số khu vực của Ấn Độ.

Điều này khiến cho các nguồn nước tự nhiên như nước giếng khoan hay ao hồ lần cận đều không sử được. Trong suốt một tháng qua, hàng trăm nghìn người dân ở gần thành phố Kochi, Tây Nam Ấn Độ phải sống trong tình trạng mất nước thường xuyên. Cuộc sống người dân địa phương này đang thực sự bị đảo lộn vì thiếu nước sinh hoạt.

Người dân Ấn Độ khốn đốn vì nước nhiễm mặn - Ảnh 1.

Nước nhiễm mặn là một vấn đề ngày càng gia tăng liên quan đến biến đổi khí hậu tại nhiều vùng của Ấn Độ. 

Gia đình ông Anthony Kuttappassera đã sinh sống hàng chục năm ở ngoại ô thành phố Kochi, Ấn Độ. Từ nhỏ, ông quen thuộc với dòng nước ở các ao hồ, giếng khoan gần nhà. Nước ao nhà ông Anthony giờ ngả màu xanh lục, sủi bọt và gần như khô cạn, tình trạng giống như rất nhiều ao tù khác trong khu vực.

Ông Kuttappassera nói: "60 năm qua, chúng tôi sử dụng nước này cho mọi thứ, từ làm nước nấu ăn cho đến nước uống. Tất cả chúng tôi đều trông vào cái ao này. Qua thời gian, tình trạng nước trong ao ngày càng xấu đi".

Khu dân cư Chellanam nằm ở gần biển Arab có 600.000 dân. Những năm trở lại đây, tình trạng xói mòn biển và nước biển dâng khiến xâm nhập mặn diễn ra ngày càng nghiêm trọng hơn. Nước giếng khoan hay nước ao hồ lân cận giờ đều không thể sử dụng được.

Ông Bijoy Nandan, Đại học Khoa học và Công nghệ Cochin, Ấn Độ, cho biết: "Nếu bạn nhìn vào các nghiên cứu về độ mặn của nước từ 15, 20 đến 30 năm qua, có thể thấy độ mặn đã tăng đột biến".

Người dân địa phương phụ thuộc hoàn toàn vào nước máy, nhưng đường ống nước thường xuyên bị vỡ, nên các xe bồn chở nước lưu động là niềm hy vọng duy nhất của họ. Chính quyền địa phương huy động nhiều xe chở nước để hỗ trợ người dân. Nhiều hộ gia đình phải trữ nước vào các xô chậu và dùng tiết kiệm vì chưa biết khi nào nước máy mới dùng lại được.

VTV

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Khó khăn lớn của Mỹ trong chấm dứt cuộc chiến Gaza sau cái chết của thủ lĩnh Hamas

Khó khăn lớn của Mỹ trong chấm dứt cuộc chiến Gaza sau cái chết của thủ lĩnh Hamas

Tổng thống Joe Biden có thể sẽ sử dụng vụ Israel tiêu diệt thủ lĩnh Hamas Yahya Sinwar để gây áp lực lên Thủ tướng Benjamin Netanyahu nhằm kết thúc cuộc chiến tại Gaza. Tuy nhiên, trong những tháng cuối nhiệm kỳ của mình, Tổng thống Mỹ có thể thiếu sức mạnh để buộc nhà lãnh đạo Israel phải tuân theo ý muốn của mình.

Indonesia kỳ vọng đạt mức tăng trưởng kinh tế 8% dưới thời Tổng thống Subianto

Indonesia kỳ vọng đạt mức tăng trưởng kinh tế 8% dưới thời Tổng thống Subianto

Tổng thống đắc cử Indonesia Prabowo Subianto sẽ nhậm chức vào ngày 20/10 tới, thổi làn gió mới cho nền chính trị quốc gia Vạn đảo sau 10 năm cầm quyền của nhà lãnh đạo Joko Widodo. Với chiến thắng lớn trong cuộc bầu cử Tổng thống vào tháng 2 vừa qua và thế đa số trong quốc hội, người dân Indonesia đang kỳ vọng Tân Tổng thống sẽ giúp nền kinh tế xứ Vạn đảo “cất cánh”.

Gánh nặng nợ công toàn cầu

Gánh nặng nợ công toàn cầu

Nợ công toàn cầu dự kiến chạm mức kỷ lục 100.000 tỷ USD trong năm 2024. Khối nợ khổng lồ này có thể gây ra nhiều sóng gió trên thị trường tài chính thế giới, đồng thời là hòn đá tảng cản bước các nước, nhất là nước nghèo, thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững.

WHO phê duyệt vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ cho thanh thiếu niên

WHO phê duyệt vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ cho thanh thiếu niên

Ngày 14/10, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã phê duyệt sử dụng Jynneos - vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ (mpox) của Bavarian Nordic cho thanh thiếu niên từ 12 đến 17 tuổi. Đây là nhóm đối tượng được coi là đặc biệt dễ bị tổn thương trước sự bùng phát của căn bệnh đang gây ra mối lo ngại toàn cầu.

Mô hình chống lũ hiệu quả ở châu Âu

Mô hình chống lũ hiệu quả ở châu Âu

Thung lũng Marcq, một khu vực từng phải chịu nhiều trận lũ lụt nghiêm trọng, giờ đây đang trở thành hình mẫu về cách thức tái thiết và quản lý bền vững nhằm đối phó với biến đổi khí hậu.

Thế giới tuần qua: Lời kêu gọi hòa bình

Thế giới tuần qua: Lời kêu gọi hòa bình

Tuần qua (7 - 13/10), dư luận thế giới hướng sự chú ý về những diễn biến ở Gaza sau tròn 1 năm nổ ra xung đột. Những mất mát và đau thương mà người dân nơi đây phải gánh chịu từng ngày đang cho thấy sự cấp bách của những nỗ lực hướng tới một nền hòa bình bền vững.

fbytzltw