Người chết do động đất ở Myanmar tăng lên gần 700

Chính quyền Myanmar cho biết ít nhất 694 người đã thiệt mạng và gần 1.700 người bị thương sau trận động đất 7,7 độ ở miền trung nước này.

Chính quyền Myanmar cho biết ít nhất 694 người đã thiệt mạng và gần 1.700 người bị thương sau trận động đất 7,7 độ ở miền trung nước này.

"Cơ sở hạ tầng như cầu, đường và các tòa nhà đã bị ảnh hưởng do động đất, gây ra thương vong đối với dân thường. Các hoạt động tìm kiếm và cứu hộ cứu nạn đang được tiến hành", chính quyền Myanmar hôm nay cho hay.

Thống kê sơ bộ tại những khu vực chịu thiệt hại nặng nề nhất cho thấy số người chết do động đất tại Myanmar đã tăng từ 144 lên 694 chỉ sau một đêm. Giới chức nước này cho hay 1.670 người bị thương và 68 người đang mất tích ở Mandalay. Con số thương vong dự kiến tiếp tục tăng.

Lực lượng cứu nạn tìm kiếm người mắc kẹt trong tòa nhà đổ sập do động đất tại Naypyitaw, Myanmar ngày 29/3. Ảnh: AP
Lực lượng cứu nạn tìm kiếm người mắc kẹt trong tòa nhà đổ sập do động đất tại Naypyitaw, Myanmar ngày 29/3. Ảnh: AP

Myanmar đã ban bố tình trạng khẩn cấp tại 6 vùng bị ảnh hưởng nặng nhất gồm Sagaing, Mandalay, Magway, đông bắc bang Shan, Naypyidaw, và Bago.

Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ cho biết Myanmar ghi nhận ít nhất 14 dư chấn kể từ trận động đất 7,7 độ ngày 28/3, khiến nỗ lực tìm kiếm nạn nhân và thống kê thiệt hại gặp nhiều khó khăn.

Theo các nhà địa chất Mỹ, đây là trận động đất lớn nhất xảy ra ở Myanmar hơn một thế kỷ qua. Tướng Min Aung Hlaing, lãnh đạo chính quyền Myanmar, đã ra lệnh xúc tiến nhanh các nỗ lực cứu hộ tại khu vực chịu ảnh hưởng.

Mandalay, thành phố lớn thứ hai Myanmar với hơn 1,7 triệu dân, chịu ảnh hưởng nặng nề. Hình ảnh trên truyền thông cho thấy hàng chục tòa nhà bị san phẳng thành đống đổ nát. Người dân cho biết một bệnh viện và một khách sạn đã bị phá hủy, thành phố đang thiếu trầm trọng nhân viên cứu hộ.

Tại một bệnh viện lớn ở thủ đô Naypyidaw, nhân viên y tế buộc phải điều trị cho người bị thương ở ngoài trời. "Tôi chưa từng thấy cảnh tượng nào như thế này. Chúng tôi đang cố gắng ứng phó. Tôi kiệt sức rồi", một bác sĩ cho hay.

Vị trí tâm chấn động đất và đường đứt gãy Sagaing. Đồ họa: Quỹ Mô hình Động đất Toàn cầu
Vị trí tâm chấn động đất và đường đứt gãy Sagaing. Đồ họa: Quỹ Mô hình Động đất Toàn cầu

Chính phủ Myanmar đã kêu gọi cộng đồng quốc tế hỗ trợ. Mỹ, Ấn Độ, Indonesia, Pháp và Liên minh châu Âu (EU) đã đề nghị giúp nước này tiến hành chiến dịch tìm kiếm cứu nạn.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đang huy động vật tư y tế cho khu vực chịu thảm họa ở Myanmar. Bộ Ngoại giao Malaysia cho biết nước này đã triển khai nhóm gồm 10 thành viên thuộc cơ quan ứng phó thảm họa quốc gia tới Myanmar và sẽ cử thêm 40 người nữa vào 30/3.

Máy bay chở đội cứu hộ 37 người từ Trung Quốc đã hạ cánh xuống Yangon sáng sớm 29/3, mang theo thuốc men và thiết bị phát hiện dấu hiệu sự sống, đại sứ quán Trung Quốc tại Myanmar cho biết trên Facebook. Nga cũng sẽ cử 120 nhân viên cứu hộ giàu kinh nghiệm cùng các bác sĩ và chó nghiệp vụ tới Myanmar.

Trận động đất 7,7 độ xảy ra trưa 28/3, với tâm chấn nằm ở độ sâu 10 km và cách thành phố Sagaing tại miền trung Myanmar khoảng 16 km về phía tây bắc. Động đất tàn phá nhiều khu vực ở Myanmar và Thái Lan, chấn động cũng có thể cảm nhận ở Việt Nam và Trung Quốc.

Giám đốc Ủy ban Cứu hộ Quốc tế tại Myanmar Mohamed Riyas nói có thể mất nhiều tuần mới đánh giá được đầy đủ mức độ tàn phá của trận động đất, song cho rằng tác động "rất nghiêm trọng". Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS) ngày 28/3 công bố đánh giá sơ bộ, trong đó ước tính có 35% khả năng số người thiệt mạng là 10.000-100.000 và 36% là từ 100.000 trở lên.

Theo vnexpress.net

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chính phủ Mỹ đứng trước nguy cơ vỡ nợ

Chính phủ Mỹ đứng trước nguy cơ vỡ nợ

Tổ chức tư vấn Trung tâm Chính sách Lưỡng đảng (BPC) của Mỹ ngày 24/3 cảnh báo chính phủ nước này sẽ đứng trước nguy cơ vỡ nợ đối với một phần trong khoản nợ 36.600 tỷ USD vào giai đoạn từ giữa tháng 7 đến đầu tháng 10/2025 nếu Quốc hội không hành động để nâng trần vay nợ của Washington.

Báo động đỏ với nền kinh tế châu Âu

Báo động đỏ với nền kinh tế châu Âu

Đối mặt với tăng trưởng yếu và áp lực địa chính trị, kinh tế châu Âu đang ở thời điểm quyết định. Giải pháp tăng cường cạnh tranh có thể giúp khu vực vượt qua khủng hoảng hay không?

Ngày Khí tượng Thế giới 23/3: Cùng nhau thu hẹp khoảng cách cảnh báo sớm

Ngày Khí tượng Thế giới 23/3: Cùng nhau thu hẹp khoảng cách cảnh báo sớm

Thế giới có thể thu hẹp khoảng cách tài chính cho hệ thống cảnh báo sớm và bảo đảm rằng mọi quốc gia đều có đủ nguồn lực cần thiết để tăng cường khả năng chống chịu, đồng thời bảo vệ cộng đồng trước những tác động ngày càng mạnh mẽ của thời tiết cực đoan và biến đổi khí hậu.

Nữ Tổng thống Namibia đầu tiên tuyên thệ nhậm chức

Nữ Tổng thống Namibia đầu tiên tuyên thệ nhậm chức

Theo phóng viên TTXVN tại khu vực Nam Phi, trong một sự kiện lịch sử trùng với kỷ niệm 35 năm Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa Namibia (21/3/1990 - 21/3/2025), bà Netumbo Nandi-Ndaitwah đã chính thức tuyên thệ nhậm chức, trở thành nữ Tổng thống đầu tiên của quốc gia khu vực Nam Phi này.

fb yt zl tw