Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News

Ngôi trường mới - động lực mới

1.jpg
z4690910976812_f26ba41f85bc67904d3aed7613f457f4.jpg

Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh mới tọa lạc tại phường Bình Minh (thành phố Lào Cai) với những dãy nhà 3 - 4 tầng khang trang, đầy đủ trang - thiết bị dạy học; dãy phòng bán trú với phòng ở khép kín; khu vực sân thể thao rộng; những khoảng sân trường rộng lớn xen lẫn màu xanh của cỏ và những cây mới được trồng, tạo bóng mát và cảnh quan cho trường.

3.jpg

Anh Thào A Máy (phường Sa Pả, thị xã Sa Pa) không giấu nổi niềm vui khi nhìn khu ăn, ở mới của con. Anh Thào A Máy tâm sự: "Được tận mắt chứng kiến ngôi trường mới của con, tôi yên tâm khi con học tập xa nhà. Hy vọng con tiếp thu những kiến thức bổ ích, rèn luyện tính tự lập, kỷ luật, ngăn nắp và nhiều kỹ năng cần thiết trong cuộc sống".

7.jpg

Ngôi trường khang trang với trang - thiết bị hiện đại là mong ước của cán bộ, giáo viên nhà trường nhiều năm qua. Ngôi trường mới không chỉ góp phần “tiếp lửa” cho tinh thần hiếu học của học sinh dân tộc thiểu số mà còn tiếp thêm động lực cho các thầy cô thêm yêu nghề, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ.

6.jpg

Ngắm khu nhà ăn nội trú, những dãy phòng học xây dựng kiên cố, khu sân thể thao rộng rãi, thầy giáo Vũ Đình Việt, Phó Hiệu trưởng nhà trường không giấu nỗi niềm xúc động: Ngôi trường cũ được xây dựng năm 1997, sau hơn 20 năm hoạt động, mặc dù đã được sửa chữa, nâng cấp nhưng nhiều hạng mục đã xuống cấp, không đáp ứng được yêu cầu dạy và học trong tình hình mới. Ngôi trường mới đưa vào sử dụng là món quà ý nghĩa nhân dịp đầu năm học mới. Đó là động lực để cán bộ, giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ giảng dạy, chăm sóc, nuôi dưỡng học sinh, tiếp tục vươn lên trở thành một trong những trường THPT nội trú chất lượng ở khu vực Tây Bắc.

z4690912138226_6ed1d199007238c272843e73245fdb2f.jpg

Năm học 2023 - 2024, Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh có 523 học sinh với tổng số 15 lớp học. Đến thời điểm này, cơ sở vật chất của trường đã cơ bản hoàn thiện, còn một số công trình phụ trợ đang gấp rút hoàn thành. Vì học sinh dân tộc nội trú chủ yếu học tập, sinh hoạt tại trường nên nhà trường luôn coi trọng xây dựng môi trường, cảnh quan, điều kiện học tập. Môi trường học tập thân thiện, tiện nghi sẽ giúp học trò yên tâm học tập, coi trường học như gia đình, thêm hứng thú và nỗ lực học tốt…

4.jpg

Ngay trong tuần lễ sinh hoạt đầu năm học, Ban Giám hiệu nhà trường tổ chức các hoạt động sinh hoạt tập thể, giúp học sinh các lớp đầu cấp hiểu đúng, đầy đủ nội quy nhà trường, phòng ở nội trú… Qua đó giúp các em gắn kết trong sinh hoạt, học tập, bước đầu làm quen với cuộc sống tự lập.

2.jpg

Năm học 2023 - 2024 và các năm học tiếp theo, thầy và trò nhà trường sẽ khai thác, sử dụng, phát huy tối đa lợi thế cơ sở vật chất mới trong đổi mới công tác quản lý và dạy học. Mỗi cán bộ, giáo viên nhà trường đặt mục tiêu nỗ lực không ngừng đảm bảo chuẩn hóa, nâng chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, nhất là trong môn Ngoại ngữ, Tin học.

Thầy giáo Vũ Đình Việt, Phó Hiệu trưởng nhà trường khẳng định

Bên cạnh việc trau dồi kiến thức, nhà trường cũng tăng cường các hoạt động ngoại khóa, chú trọng phát triển cho học sinh kỹ năng tự ý thức bảo vệ giá trị bản thân, kỹ năng học tập, hòa nhập trong một cộng đồng rộng lớn.

5.jpg

Kỳ vọng dưới mái trường mới, thầy và trò Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh sẽ phát huy truyền thống, tiếp tục có những bước phát triển mạnh mẽ hơn, góp phần đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cho tỉnh Lào Cai.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tạo hệ sinh thái sử dụng ngoại ngữ để tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học

Tạo hệ sinh thái sử dụng ngoại ngữ để tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học

Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận số 91-KL/TW về tiếp tục đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, trong đó xác định nhiệm vụ từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học. Muốn hiện thực hóa mục tiêu này, giải pháp gốc rễ là cần thay đổi cách dạy, cách học, cách thi, cách tổ chức toàn bộ hệ thống giáo dục ngoại ngữ hiện nay.

Giáo dục lòng yêu nước từ nhà trường

Giáo dục lòng yêu nước từ nhà trường

Trong không khí tưng bừng của cả nước hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), những hoạt động giáo dục lòng yêu nước tại các trường học trên địa bàn tỉnh đã diễn ra sôi nổi, tràn đầy cảm xúc. Các em học sinh từ mầm non đến trung học không chỉ được học về lịch sử mà còn được trải nghiệm những hoạt động thực tế, góp phần bồi đắp tình yêu quê hương, đất nước ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

Vinh danh 18 “Trạng Nguyên nhỏ tuổi”

Vinh danh 18 “Trạng Nguyên nhỏ tuổi”

Ngày 29/4, tại Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội), Vòng Chung kết toàn quốc Ngày hội “Trạng Nguyên nhỏ tuổi”, Viết chữ đẹp: “Nét chữ - Nết người” lần thứ XXIII và Bảng vàng ghi danh lần thứ V, năm học 2024 - 2025 đã diễn ra trong không khí sôi nổi.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025: Còn nhiều việc phải làm, tuyệt đối không chủ quan

Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025: Còn nhiều việc phải làm, tuyệt đối không chủ quan

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, mục tiêu tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT là giảm áp lực và giảm tốn kém cho xã hội nhưng vẫn bảo đảm chất lượng đề ra. Kỳ thi năm nay đặc biệt quan trọng bởi diễn ra trong bối cảnh cả nước đang thực hiện việc sắp xếp, tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, sắp xếp đơn vị hành chính.

[Ảnh] Trường học Lào Cai sôi nổi các hoạt động hướng về ngày đại thắng của dân tộc

[Ảnh] Trường học Lào Cai sôi nổi các hoạt động hướng về ngày đại thắng của dân tộc

Hướng tới kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), nhiều hoạt động ý nghĩa cho học sinh đã được các trường học các cấp trên địa bàn tỉnh triển khai sôi nổi, góp phần lan tỏa tinh thần yêu nước, lòng tự hào, biết ơn thế hệ cha ông đã hy sinh tuổi thanh xuân, xương máu vì nền độc lập, tự do của dân tộc.

fb yt zl tw