Ngôi chùa lưu giữ "báu vật" của đồng bào Khmer Nam bộ

Đến với TP Cần Thơ, ngoài trải nghiệm, khám phá các điểm du lịch nổi tiếng như Chợ nổi Cái Răng, vườn trái cây, các khu du lịch sinh thái… thì các công trình tôn giáo được nhiều người tìm đến để khám phá văn hóa, kiến trúc lịch sử như: Chùa Ông, chùa Nam Nhã, chùa Phật Học, chùa Munir Ansay và đặc biệt là chùa Pitu Khôsa Răngsây.

Chùa Pitu Khôsa Răngsây là một công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo.

Chùa Pitu Khôsa Răngsây hay còn gọi là chùa Viễn Quang (được xây dựng năm 1948), nằm khuất trong con hẻm trên đường Mạc Đĩnh Chi, phường An Cư, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Ngoài là nơi sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo, chùa Pitu Khôsa Răngsây còn là địa điểm thu hút nhiều du khách gần xa khi đến với Cần Thơ.

Hiện chùa vẫn lưu giữ nhiều nét văn hóa Khmer như đàn ngũ âm, các điệu múa Chhay-dăm, múa dân gian. Bên cạnh đó, nhà chùa còn đang lưu giữ rất nhiều hiện vật có giá trị văn hóa của dân tộc Khmer. Điển hình là lưu truyền khoảng 10 bộ sách lá buông (loại thư tịch cổ quý hiếm của người dân tộc Khmer gọi là Satra) được xem là “báu vật” của đồng bào Khmer Nam bộ trên 100 tuổi; bộ Tam tạng kinh 110 quyển, các đầu sách pháp luật, khoa học kỹ thuật.

Nếu bạn ghé thăm Cần Thơ thì nên tới thăm chùa để được chiêm ngưỡng một công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo như chính điện, sa la, nhà tăng…

Thượng tọa Lý Hùng - Trụ trì Chùa Pitu Khôsa Răngsây.

Chính điện chùa Pitu Khôsa Răngsây quay về hướng đông có 1 trệt 3 lầu và một chóp tháp. Mái của chính điện được thiết kế gồm 3 cấp, mỗi cấp chia thành 3 nếp hình thành hệ thống cấu trúc mái. Những cấp mái với đường cong góc mái, hình tượng chạm khắc trên hai đầu hồi, trên tháp nóc… Tất cả được thực hiện công phu, tinh xảo, kết hợp với những màu nguyên gốc và những pha chế chuẩn mực để thể hiện bút pháp tài hoa và trình độ thẩm mỹ của người Khmer Nam bộ.

Tầng 1 được sử dụng làm Sa La (Trai đường) thực hiện các nghi lễ truyền thống của Phật giáo Nam tông và đồng bào dân tộc Khmer.

Tầng 2 là Hậu điện, là nơi tổ chức các nghi lễ Phật Giáo Nam Tông Khmer: Lễ Phật Đản, Lễ Phật Định….

Tầng 3 là Chánh điện, sử dụng cho các nghi lễ của Phật giáo Nam tông như: Lễ Nhập hạ, xuất hạ, Dâng Y Kathina, xuất gia và hành lễ tăng sự…

Cả 3 tầng chùa có 12 cửa sổ bằng gỗ được các nghệ nhân Việt Nam khắc chạm bằng 12 bức phù điêu tuyệt xảo. Mỗi bức mang nội dung về một truyền thuyết dân gian như sự tích Phật giáo, tích truyện Riênkê.

Các cột trụ trong chánh điện tầng 1 và tầng 2, phần chân và phần đầu đỡ sàn đều đắp hoa văn Phanhi lửa, cột trụ tầng 3 đắp nổi hoa văn Ăngkor toàn thân. Riêng tầng ba, hai bên tường đều gắn phù điêu nữ thần Têpanon - Phanhites cộng với Phanhi Phlong. Ngoài ra còn trang trí bằng nhiều bức tranh vẽ minh họa lại cuộc đời của đức Phật từ đản sanh đến nhập niết bàn.

Điều đáng quý hơn là Chùa không chỉ là nơi tập trung sinh hoạt tín ngưỡng của bà con Khmer, nơi tổ chức các nghi lễ của Phật giáo nam tông Khmer ở TP Cần Thơ và quận Ninh Kiều mà chùa thường xuyên mở lớp học miễn phí dạy chữ Khmer, dạy đàn nhạc Ngũ âm cho con em của đồng bào Khmer. Nơi đây cũng là mái ấm giúp cho khoảng 50 tăng sinh, sinh viên dân tộc Khmer các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long trọ học đại học, cao đẳng tại TP Cần Thơ.

Thượng tọa Lý Hùng - Trụ trì Chùa Pitu Khôsa Răngsây được nhiều người biết đến bởi tấm lòng nhân ái khi ông giúp cho rất nhiều sinh viên là người dân tộc Khmer có hoàn cảnh khó khăn, hiếu học đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn TP Cần Thơ. Theo Thượng tọa, đa số các em sống trong chùa sau khi học xong đại học đều thành tài, có công ăn việc làm ổn định, có em trở thành giám đốc doanh nghiệp lớn.

Chùa Pitu Khôsa Răngsây là một công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo như chính điện, sa la, nhà tăng… Bên ngoài chùa có trang trí nhiều hoa văn như rồng Angkor cách điệu uốn lượn ở các bao lam mặt trước chánh điện, đầu rồng Ăngkor - tiên nữ Keynor - chim Thần Krud nâng đỡ các đà và mái, phù điêu thần Chằn Ha-nu-man, nữ thần Tép-pa-nom, Phanhi lửa (lửa tam muội) vô cùng đẹp mắt.

Báo Đại đoàn kết

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chàng trai người Mông và giấc mơ “gắn sao” cho homestay

Chàng trai người Mông và giấc mơ “gắn sao” cho homestay

Vùng đất Mù Cang Chải sở hữu bức tranh thiên nhiên cuốn hút với cảnh ruộng bậc thang hùng vỹ, núi đồi trập trùng và nét văn hóa bản địa độc đáo của đồng bào dân tộc Mông. Giữa bức tranh hùng vỹ ấy, có chàng trai người Mông đã ấp ủ và hiện thực hóa giấc mơ lớn lao. Đó là Thào A Su, sinh năm 1994, ở bản Tà Chí Lừ, xã La Pán Tẩn, tỉnh Yên Bái (cũ), nay thuộc xã Púng Luông, tỉnh Lào Cai.

Khách du lịch có xu hướng thích trải nghiệm với homestay

Khách du lịch có xu hướng thích trải nghiệm với homestay

Làn sóng dịch chuyển từ du lịch tiêu dùng sang du lịch trải nghiệm đang ngày càng rõ rệt. Đây không chỉ là bước ngoặt cho ngành du lịch cộng đồng, mà còn là cơ hội lớn để những bản làng giữ gìn hồn quê, phát triển, xây dựng bền vững các homestay.

Du lịch Lào Cai hứa hẹn bứt phá

Du lịch Lào Cai hứa hẹn bứt phá

Sáu tháng đầu năm 2025, ngành du lịch Lào Cai tăng trưởng ấn tượng, thu hút hơn 8,7 triệu lượt du khách, doanh thu đạt hơn 22 nghìn tỷ đồng. Từ ngày 1/7, sau khi sáp nhập, tỉnh Lào Cai mới được kỳ vọng tiếp tục trở thành trung tâm du lịch của vùng Tây Bắc, hướng tới mục tiêu đón 16,5 triệu lượt du khách vào năm 2030.

Xây dựng hình ảnh du lịch từ tài nguyên văn hóa

Xây dựng hình ảnh du lịch từ tài nguyên văn hóa

Không phải ngẫu nhiên mà nhiều du khách chọn Lào Cai để tham quan, nghỉ dưỡng, bởi cái họ tìm đến không chỉ là không khí trong lành, cảnh quan núi rừng hùng vĩ, mà còn là trải nghiệm văn hóa, điều mà không resort nào ở nơi khác có thể sao chép được.

Cộng đồng doanh nghiệp kỳ vọng thêm nhiều dư địa để đột phá

Cộng đồng doanh nghiệp kỳ vọng thêm nhiều dư địa để đột phá

Việc hợp nhất tỉnh Lào Cai và tỉnh Yên Bái không chỉ là sự thay đổi về địa giới hành chính, mà còn mở ra một không gian phát triển mới cho cộng đồng doanh nghiệp. Với những tiềm năng, lợi thế được cộng hưởng, sự liên kết sẽ được hình thành, doanh nghiệp kỳ vọng có thêm động lực và cơ hội để vươn tầm.

Độc đáo vườn nho giữa hồ Thác Bà thu hút du khách

Độc đáo vườn nho giữa hồ Thác Bà thu hút du khách

Đến với Hồ Thác Bà (tỉnh Lào Cai), du khách không chỉ được đi trên những con thuyền để ngắm nhìn cảnh đẹp sông nước, thăm các nhà nổi nuôi cá lồng mà giờ đây còn được tận mắt ngắm nhìn, thu hái và thưởng thức những trái nho ngọt ngào.

Chạm vào bản Thái

Chạm vào bản Thái

Không ồn ào, nhưng lại đủ sâu lắng để chạm đến cảm xúc của bất kỳ ai từng một lần ghé qua. Đó là bản Thái - điểm đến giữa lòng xã Mù Cang Chải, tỉnh Lào Cai. Nơi đây, mỗi mái nhà sàn, mỗi triền ruộng bậc thang, mỗi gương mặt người bản địa đều mang hơi thở của núi rừng và nhịp sống riêng biệt. Khi đến, bạn không chỉ ngắm nhìn mà còn được chạm vào một miền văn hóa đang âm thầm tỏa hương.

Tuyên Quang: Tạm dừng đón khách tham quan cụm di tích Nà Nưa

Tuyên Quang: Tạm dừng đón khách tham quan cụm di tích Nà Nưa

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Tuyên Quang cho biết sẽ tạm dừng đón khách tham quan tại cụm di tích Nà Nưa, thuộc Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Tân Trào kể từ ngày 7/7 để thực hiện dự án Bảo tồn, tôn tạo Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Tân Trào đến khi có thông báo mới.

fb yt zl tw