Hưởng ứng Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn:

Nghĩa Đô “suối sạch - đồng xanh”

LCĐT - Ấn tượng đầu tiên của bất cứ ai khi đến xã Nghĩa Đô (huyện Bảo Yên) là những hàng cọ mới được trồng ven đường, những cánh đồng lúa mênh mông, những dòng suối sạch chảy qua làng người Tày. Xây dựng vùng quê với “suối sạch - đồng xanh” là một trong những cách làm sáng tạo của Nghĩa Đô, nhằm nâng cao ý thức người dân về bảo vệ môi trường, góp phần phát triển kinh tế - xã hội.

Xã Nghĩa Đô có nhiều dòng suối chảy qua. Trước kia, vì ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường chưa cao nên người dân còn đổ rác thải sinh hoạt, chất thải chăn nuôi xuống suối, gây mất mỹ quan, mất vệ sinh và ách tắc dòng chảy. Năm 2021, xã phát động phong trào “Suối sạch - đồng xanh” nhằm nâng cao chất lượng tiêu chí môi trường trên sông suối, đồng ruộng. Từ đó, người dân hình thành thói quen bảo vệ môi trường.

Nghĩa Đô “suối sạch - đồng xanh” ảnh 1
Người dân Nghĩa Đô có ý thức trong việc bảo vệ môi trường.

Chị Lâm Thị Tấm, thôn Nà Đình cho biết: Nhà tôi ở cạnh bờ suối, hằng tuần, trên đoạn suối chảy qua nhà, tôi đều vệ sinh sạch sẽ, nhặt rác thải dưới suối. Nếu có người vứt rác xuống suối, chúng tôi nhắc nhở hoặc chụp lại hình ảnh, báo cáo chính quyền địa phương có biện pháp xử lý, không để sự kém ý thức của một vài cá nhân làm ảnh hưởng đến cảnh quan, môi trường chung.

Ngoài khu vực suối, trên các cánh đồng, người dân được nhắc nhở phát quang bờ mương, không vứt bao bì thuốc bảo vệ thực vật. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương vận động các hộ chỉnh trang hàng rào, vệ sinh nhà ở, trồng hoa ven đường, thu gom, xử lý rác thải, nước thải sinh hoạt và chất thải chăn nuôi; vận động người dân di dời chuồng nuôi gia súc, gia cầm ra xa nhà và xây dựng các công trình phụ hợp vệ sinh. Để duy trì thói quen giữ gìn vệ sinh môi trường, tại các cuộc họp thôn, bản, chính quyền xã đẩy mạnh tuyên truyền, nhắc nhở, nâng cao ý thức của người dân. Việc thu gom, xử lý chất thải, rác thải, nước thải, cải tạo cảnh quan môi trường, phòng, chống dịch bệnh được tổ chức thường xuyên và đồng loạt ít nhất 1 lần/tuần vào thứ Bảy hoặc Chủ nhật. Nhờ đó, các tuyến đường luôn đảm bảo mỹ quan và hình thành ý thức giữ vệ sinh cho người dân.

Gắn với phong trào thi đua “Phụ nữ cả nước chung tay xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, các tuyến đường được hội viên các chi hội phụ nữ thôn trồng hoa, dọn dẹp, bảo vệ; chị em cũng thường xuyên được nhắc nhở nhau hạn chế sử dụng túi ni lông khi đi chợ. Chị Lương Thị Đằng, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Nghĩa Đô cho biết: Hội Phụ nữ xã thường xuyên tuyên truyền, vận động các gia đình hội viên trồng cây dong để gói thực phẩm và sử dụng làn nhựa thay thế túi ni lông, đồng thời nhắc nhở chị em tích cực trồng hoa, cây xanh.

Với phương châm: “Bảo vệ môi trường đi liền với gìn giữ những nét đặc trưng của văn hóa người Tày”, xã phát động cả hệ thống chính trị, các cơ quan, đoàn thể trồng hàng cọ ven đường làng, vừa tạo cảnh quan, vừa làm bóng mát, lại phù hợp với nếp sống của đồng bào nơi đây. Đoàn Thanh niên xã cũng đan những thùng đựng rác bằng tre, nứa đặt tại khu vực ven đường làng, tuyến đường đông người qua lại và nhắc nhở người dân phân loại rác tại nguồn.

Ông Lý Văn Nội, Chủ tịch UBND xã Nghĩa Đô cho biết: Bảo vệ môi trường là trách nhiệm chung của cả cộng đồng và hệ thống chính trị. Ngoài biểu dương những tổ chức, cá nhân có ý thức trong việc bảo vệ môi trường, chúng tôi nêu cao tinh thần tố giác của người dân đối với những hoạt động làm ảnh hưởng xấu đến môi trường. Sau một thời gian phát động phong trào “Suối sạch - đồng xanh”, ý thức của người dân đã nâng cao rõ rệt, môi trường xã Nghĩa Đô sạch, đẹp hơn. Xã sẽ tiếp tục thực hiện các hoạt động để xây dựng Nghĩa Đô là một điểm du lịch được du khách biết đến với hình ảnh “suối sạch - đồng xanh” và đạt tiêu chí môi trường theo chuẩn của xã nông thôn mới nâng cao vào cuối năm 2021.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

"Mùa vàng" Mù Cang Chải mời gọi du khách

"Mùa vàng" Mù Cang Chải mời gọi du khách

Có nhiều dịp đến Mù Cang Chải, nhưng mỗi lần trở lại mảnh đất vùng cao đặc biệt này, tôi vẫn không khỏi háo hức. Năm nào cũng vậy, vào thời điểm cuối tháng 9, đầu tháng 10, khi tiết trời bắt đầu se lạnh, cũng là thời điểm Mù Cang Chải đang vào mùa lúa chín và mùa thu hoạch táo mèo.

Mùa nhãn ngọt thơm xứ biển

Mùa nhãn ngọt thơm xứ biển

Tháng 8 âm lịch hằng năm, du khách có dịp về Bạc Liêu đến khu vườn nhãn cổ trên 100 năm tuổi nổi tiếng ở miền Tây, được đắm mình trong khung cảnh yên bình, mát lành, thưởng thức những chùm nhãn ngọt thơm xứ biển.

Sa Pa: Hân hoan trước giờ diễn ra sự kiện lớn

Sa Pa: Hân hoan trước giờ diễn ra sự kiện lớn

Chỉ còn ít giờ nữa, tại Khu Du lịch quốc gia Sa Pa sẽ diễn ra sự kiện lớn của mảnh đất được mệnh danh là dãy Alps của châu Á, điểm đến hàng đầu của thế giới - Lễ kỷ niệm 120 năm du lịch Sa Pa. Thời điểm này, Sa Pa tấp nập, đông vui bởi người dân và du khách “đổ về” đây tham dự sự kiện đặc biệt này.

Sa Pa - các danh hiệu du lịch ấn tượng

Sa Pa - các danh hiệu du lịch ấn tượng

Sa Pa - địa danh đẹp nhất châu Á, điểm du lịch hấp dẫn nhất Đông Nam Á, điểm trải nghiệm thú vị nhất thế giới, điểm đến xanh nhất trái đất… và còn rất nhiều danh hiệu ấn tượng khác mà các tạp chí du lịch, chuyên trang du lịch nổi tiếng thế giới bình chọn.

Tự hào Vườn Di sản ASEAN

Tự hào Vườn Di sản ASEAN

Vườn Quốc gia Hoàng Liên - Vườn Di sản ASEAN trên dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ với diện tích hơn 28.000 ha nằm ở độ cao từ 1.000 đến 3.000 m so với mặt nước biển, thuộc địa bàn thị xã Sa Pa (tỉnh Lào Cai) và huyện Than Uyên (tỉnh Lai Châu). Với hệ sinh thái rừng phong phú, nơi đây được đánh giá là một trong những trung tâm đa dạng sinh học vào bậc nhất khu vực Đông Nam Á. Đây cũng là điểm đến hấp dẫn du khách.

Xây dựng Sa Pa trở thành khu du lịch quốc gia vươn tầm quốc tế

Xây dựng Sa Pa trở thành khu du lịch quốc gia vươn tầm quốc tế

Sa Pa xưa là cao nguyên Lồ Suối Tủng, thuộc trại Ngòi Bo, sau là tổng Hướng Vinh, châu Thủy Vĩ, tỉnh Hưng Hóa. Cách đây 120 năm, vào mùa đông năm 1903, đoàn thám hiểm của Sở Địa lý Đông Dương trong khi tiến hành đo đạc xây dựng bản đồ đã khám phá ra cảnh quan cao nguyên Lồ Suối Tủng và làng Sa Pả. Đoàn thám hiểm đã đặt tên cho cao nguyên và ghi danh vào bản đồ là “Cao trạm Sa Pa”. Sự kiện này trở thành dấu mốc lịch sử phát hiện ra Sa Pa.

Sa Pa - những dấu ấn huyền thoại

Sa Pa - những dấu ấn huyền thoại

Sa Pa có một chặng đường hình thành và phát triển tương đối dài. Dấu ấn trên chặng đường ấy được lưu giữ bằng những di tích lịch sử và trở thành điểm nhấn của Sa Pa, thu hút rất đông du khách.

Ấn tượng mảnh đất 5 mùa lễ hội

Ấn tượng mảnh đất 5 mùa lễ hội

Bốn mùa xuân, hạ, thu, đông ở Sa Pa đều khiến người ta mê đắm, bởi mỗi mùa, Sa Pa khoác lên mình những tấm áo đặc biệt, với những sắc thái khác nhau, có chút vấn vương, thương nhớ. Giờ đây, đến với Sa Pa, những người bạn phương xa không chỉ được tận hưởng vẻ đẹp của 4 mùa tự nhiên, mà còn có mùa thứ 5, đó là mùa yêu.

fb yt zl tw