Nghĩa An kiên quyết di dời dân khỏi vùng sạt lở

YBĐT - Sau hoàn lưu cơn bão số 3, nhiều hộ dân ở thôn Nậm Đông 2, xã Nghĩa An, thị xã Nghĩa Lộ đang phải đối diện với nguy cơ sạt lở nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sinh hoạt.
Đã hơn 1 tuần trôi qua từ khi hoàn lưu bão số 3 gây thiệt hại nặng nề về người và của tại nhiều địa phương. Dù không chịu nhiều thiệt hại nhưng sau những trận mưa như trút nước, tình trạng nứt, sụt lún đường, ta-luy đang đe dọa trực tiếp đến tính mạng, tài sản của 6 hộ gia đình thuộc thôn Nậm Đông 2.
Bà Hoàng Thị Sam, một hộ dân sinh sống lâu năm ở đây không giấu được sự lo lắng: "Chúng tôi ở đây hơn nửa đời người rồi bây giờ mới thấy đất đai bị nứt nẻ ra thế này nên cũng sợ lắm. Nhà tôi đã mang hết tài sản đi, ban đêm cũng không dám ngủ ở đây nữa mà phải đến nhà con cái…”.
Qua đánh giá của các cơ quan chức năng, triền đồi này nằm phía trên 1 phiến đá lớn, nếu thời tiết tiếp tục mưa kéo dài, tình trạng đất ngậm nước có thể dẫn tới việc sạt trôi cả triền đồi xuống khu vực bờ suối Nậm Đông với độ cao hàng trăm mét, gây nguy hiểm trực tiếp cho 6 hộ dân đang sinh sống ở khu vực phía trên triền đồi.

Theo ông Phan Thanh Nam - Bí thư Đảng ủy xã Nghĩa An, năm 2017, đoạn đường rẽ vào khu dân cư Nà Lụ có chiều dài 150m đã bị sạt lở và vừa được làm lại vào tháng 1/2018. Tuy nhiên, sau hoàn lưu bão số 3, đoạn đường này tiếp tục bị nứt gãy và xê dịch xuống ta-luy âm phía suối Nậm Đông khoảng 10cm. Trên ta-luy theo chiều mặt đường có vết nứt trượt với độ dài khoảng 100m, sát với nền nhà ông Hà Văn Hơn.
Nguy cơ sạt lở có thể xảy ra bất cứ lúc nào, ảnh hưởng trực tiếp đến các hộ trên đường và làm nắn dòng chảy gây thiệt hại đối với các hộ gia đình bên kia suối. Ngay khi nhận được tin báo, xã Nghĩa An đã tiến hành kiểm tra, xác định mức độ nguy hiểm để khắc phục và báo cáo với UBND thị xã Nghĩa Lộ.
Đồng thời, xã chỉ đạo lực lượng căng dây chắn 2 bên đầu đường không cho người dân qua lại và tiến hành khảo sát đường đi tạm. Ngay sau đó, thị xã Nghĩa Lộ thành lập đoàn công tác đi kiểm tra thực địa và kiên quyết yêu cầu các hộ dân ở khu vực này thực hiện việc di dời người và tài sản đến nơi an toàn; chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường thị xã phối hợp với UBND xã Nghĩa An tiến hành khảo sát, tìm quỹ đất bố trí cho việc tái định cư. Đến nay, sau khi được tuyên truyền, vận động, cả 6 hộ dân ở khu vực này đều đồng thuận với phương án di dời đến nơi ở mới.
Ông Hà Văn Hơn, hộ gia đình bị ảnh hưởng trực tiếp và buộc phải di dời cho biết: "Đang ở đây rộng rãi quen rồi. Trước chưa sụt cũng không định chuyển đâu nhưng giờ thế này thì phải đi thôi. Sợ lắm!”.
Ông Phan Thanh Nam cho biết thêm: "Hiện nay xã đã tìm được khu tái định cư bảo đảm cho 6 hộ dân nơi đây di dời. Trước mắt, xã đôn đốc gia đình ông Hơn chuyển đi, sau đó đến 5 hộ bị ảnh hưởng. Ngoài ra, xã tiếp tục tuyên truyền, vận động 20 hộ gia đình quanh khu vực này di dời để bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản”.

Tình hình mưa lũ, thiên tai, sạt lở đất đang diễn biến hết sức phức tạp và bất ngờ. Do vậy, xã Nghĩa An cũng như thị xã Nghĩa Lộ cần nhanh chóng rà soát, xác định những quỹ đất cụ thể, đồng thời xây dựng phương án di dời các hộ dân ở những khu vực có nguy cơ cao về lũ quét, sạt lở đất đến nơi an toàn.

Hùng Cường - Văn Thông

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bước tiến chiến lược trong chính sách an sinh giáo dục

Bước tiến chiến lược trong chính sách an sinh giáo dục

Hai Nghị quyết vừa được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 9 về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 3-5 tuổi và miễn, hỗ trợ học phí cho người học trong hệ thống giáo dục quốc dân, đã đánh dấu một bước tiến có ý nghĩa chiến lược trong chính sách an sinh giáo dục nước ta.

Chấm thi khẩn trương nhưng không được 'sót bài', 'sót ý' để bảo đảm quyền lợi cho thí sinh

Chấm thi khẩn trương nhưng không được 'sót bài', 'sót ý' để bảo đảm quyền lợi cho thí sinh

Thứ trưởng Thường trực Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 vừa có cuộc trả lời phỏng vấn báo chí về công tác chấm thi trong bối cảnh vận hành chính quyền địa phương 2 cấp, việc bảo đảm quyền lợi cho thí sinh trong khâu chấm thi, độ khó của đề thi Toán, Tiếng Anh,...

Mã vùng điện thoại cố định sau sáp nhập như nào?

Mã vùng điện thoại cố định sau sáp nhập như nào?

Với 11 tỉnh/thành phố không có sự biến động, mã vùng điện thoại cố định vẫn giữ nguyên. Với 23 tỉnh/thành phố mới được sắp xếp từ 2 tỉnh/thành phố trở lên sẽ áp dụng song song các mã vùng điện thoại cố định, sau đó dự kiến sẽ áp dụng theo mã vùng của tỉnh mới.

Chính quyền hai cấp ở Lào Cai: Gần dân, sát việc

Chính quyền hai cấp ở Lào Cai: Gần dân, sát việc

Sau khi sắp xếp đơn vị hành chính và đưa vào vận hành mô hình chính quyền hai cấp, đến nay, bộ máy hành chính của tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực. Chính quyền cơ sở tại nhiều địa phương không chỉ hoạt động hiệu quả mà còn gần dân, sát cơ sở, giải quyết công việc nhanh gọn, minh bạch, tăng sự hài lòng của người dân.

Đẩy nhanh tiến độ xóa nhà tạm

Đẩy nhanh tiến độ xóa nhà tạm

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 338/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Phiên họp lần thứ 15 Ban chỉ đạo Trung ương về xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước.

fb yt zl tw