Nghi thức cúng ruộng của người Hà Nhì

LCĐT - Người Hà Nhì giỏi canh tác ruộng bậc thang. Ở mọi địa hình, người Hà Nhì đều có thể mở ruộng để cấy lúa nước, đảm bảo nhu cầu về lương thực phục vụ cuộc sống của họ. Chính vì vậy, nghi thức liên quan đến cây lúa được người Hà Nhì đặc biệt coi trọng và thực hành nghi lễ hằng năm trước và sau khi cấy lúa.

Nghi thức cúng ruộng của người Hà Nhì ảnh 1
Người Hà Nhì vẫn giữ được tập quán canh tác ruộng bậc thang.

Ở Lào Cai, cộng đồng dân tộc Hà Nhì sinh sống chủ yếu ở huyện Bát Xát. Cứ sau ngày Ngọ tháng 3 âm lịch (tức là lễ cúng rừng Mu Thu Do - địa điểm tại cuối thôn), các gia đình người Hà Nhì lại chuẩn bị thóc giống ngâm ủ nước cho hạt thóc nảy mầm rồi gieo trên ruộng mạ. Việc gieo mạ do bà chủ nhà đảm nhiệm, việc thực hiện các nghi thức cúng lễ cầu mùa do ông chủ nhà làm. Chọn ngày tốt để gieo mạ, ông chủ nhà chuẩn bị lễ vật mang theo ra cúng ngoài ruộng. Trước khi gieo, chủ nhà là con trai bày lễ vật mang theo lên lá chuối đã chuẩn bị từ trước đặt ở đầu bờ ruộng mạ. Khấn xong, ông chủ nhà cúi đầu lạy về hướng ruộng mạ với hàm ý tạ ơn thần linh. Lạy xong, ông bẻ một ít trứng, ít xôi, ít thịt vứt vào ruộng mạ với ý nghĩa mời thần linh thổ địa nhận phần ăn rồi phù hộ cho gia chủ. Sau đó, mọi người gieo thóc giống, vãi đều trên mặt ruộng đã được bừa phẳng. Người gieo đi vòng quanh luống mạ để vãi thóc giống đều tay.

Khi mạ đạt tiêu chuẩn, người Hà Nhì sẽ cấy lúa. Ngay sau khi cấy lúa xong, chủ ruộng chuẩn bị lễ vật là 1 đôi gà trống mái và nhổ lông cánh gà, 1 bát cơm, 1 bát rượu và chặt tre chẻ làm nan để làm đàn lễ ở đầu bờ ruộng, đồng thời chuẩn bị lấy cây lau. Đi cúng ruộng có 2 người là chủ nhà và con trai, chủ nhà bê mâm lễ, người con trai đi theo phụ giúp. Khi đến bờ ruộng, ông chủ ruộng lấy các thanh tre đã chẻ cắm xuống đầu bờ ruộng rồi xếp các nan ở trên đó, 4 góc cắm 4 ngọn cây lau rồi buộc túm ở giữa trên đàn lễ có ý nghĩa che chắn mâm lễ của thần đất, thần ruộng, đồng thời có ý nghĩa giữ hồn cây lúa, đảm bảo cho cây lúa sinh trưởng và phát triển. Tùy theo dòng họ mà cách làm dàn lễ có sự khác nhau, nếu như dàn lễ nhà họ Phà làm đàn lễ dùng cây lau lá sắc cắm ở 4 góc dàn lễ thì họ Ly dùng giấy bản cắm cờ ở đàn lễ, nhưng đều có chung một nghĩa là dâng lễ cúng cầu thần ruộng phù hộ cho cây lúa phát triển.

Nghi thức cúng ruộng của người Hà Nhì ảnh 2
Làm lễ cúng ruộng ngay tại ruộng lúa.

Sau khi chủ ruộng dựng dàn lễ thì cắm lông gà và cắm cây lau xuống 4 góc lấy lễ vật đặt trên mặt đàn lễ, lấy cơm thịt và rượu đặt ở giữa đàn lễ rồi tiến hành lễ cúng ruộng. Ông này khấn: Hôm nay gia đình đã cấy lúa xong rồi, gia đình có thịt gà, cơm, rượu đem về cúng thần đất, thần ruộng, cầu mong thần đất, thần ruộng phù hộ cho ruộng lúa của gia đình họ Ly chúng tôi luôn được tươi tốt, không bị sâu bệnh phá hoại. Cầu mong thần linh che chở, phù hộ đảm bảo cho ruộng của nhà tôi thu được nhiều thóc, cất đầy sàn.

Khấn xong, ông chủ ruộng cúi lạy trước dàn lễ, sau đó đến lượt người con. Chờ một lúc, ông chủ ruộng đổ bát rượu, bỏ một ít cơm, ít thịt trên ruộng có ý nghĩa giao thịt, rượu cho thần ruộng cầu mong thần ruộng đảm bảo khu ruộng canh tác của gia đình tươi tốt.

Người Hà Nhì cho đến nay vẫn giữ gìn được tập quán canh tác ruộng bậc thang với đầy đủ các nghi thức liên quan, độc đáo là nghi lễ cúng gieo ruộng mạ và nghi lễ cúng ruộng, phản ánh sự tôn thờ thần tự nhiên, thần ruộng (nói cách khác là vị thần nông) được duy trì bao đời nay ở vùng cao huyện Bát Xát. Sau nghi thức kể trên, đến tháng sáu âm lịch hằng năm, người Hà Nhì tại các bản làng lại cùng nhau tổ chức vui lễ hội Khô già già (lễ hội cầu mùa) diễn ra tại rừng công viên cuối thôn với các nghi lễ dâng trâu tế thần và các trò chơi dân gian như đu quay, đu dây… nhằm cầu mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt, con người mạnh khỏe.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bảo tồn nhà sàn truyền thống ở Nghĩa Đô

Bảo tồn nhà sàn truyền thống ở Nghĩa Đô

Nhắc đến xã Nghĩa Đô (Bảo Yên), không chỉ người dân địa phương mà nhiều du khách trong và ngoài nước đều nhớ đến hình ảnh những ngôi nhà sàn truyền thống của đồng bào dân tộc Tày ở những bản làng bình yên, xanh mướt. Nhà sàn và văn hóa nhà sàn đã trở thành nét đặc trưng của vùng đất này.

Trò chơi dân gian người Tày thu hút du khách

Trò chơi dân gian người Tày thu hút du khách

Trong Ngày hội Văn hóa dân gian “Sắc vàng bên dòng Nặm Luông” năm 2025 được huyện Bảo Yên tổ chức tại điểm du lịch cộng đồng xã Nghĩa Đô, các trò chơi dân gian gắn với văn hóa truyền thống như kéo co, bắn nỏ, đánh yến, đi cà kheo… đã thu hút rất đông người tham gia, đồng thời để lại ấn tượng với người dân và du khách.

Cuộc đua nhạc số: Được và mất

Cuộc đua nhạc số: Được và mất

Âm nhạc Việt Nam đang bước vào một giai đoạn phát triển sôi động, khi các nền tảng số như TikTok, YouTube... trở thành “sân khấu” chính cho nghệ sĩ lẫn khán giả. Mỗi tuần trôi qua lại xuất hiện một bản hit mới, một giai điệu phủ sóng mạng xã hội, hay một gương mặt nghệ sĩ trẻ bất ngờ vụt sáng. Thế nhưng, đằng sau bức tranh sôi động ấy là những trăn trở về giá trị nghệ thuật, về những tác phẩm có sức sống lâu bền với thời gian...

Áo dài Nhật Bình - Sứ giả văn hóa Việt Nam tại Hoa Kỳ

Áo dài Nhật Bình - Sứ giả văn hóa Việt Nam tại Hoa Kỳ

Theo phóng viên TTXVN tại Washington, Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ đã đưa bộ trang phục áo dài Nhật Bình nằm trong bộ sưu tập đặc biệt của Nhà thiết kế Cao Minh Tiến tham gia trưng bày tại Gala và Triển lãm thời trang Ngoại giao đoàn tại thủ đô Washington D.C.

Triển lãm "Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người" - Khơi dậy cảm xúc bằng công nghệ hiện đại

Triển lãm "Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người" - Khơi dậy cảm xúc bằng công nghệ hiện đại

Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An cùng các địa phương tổ chức Triển lãm đặc biệt với chủ đề “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người”. Lễ khai mạc diễn ra vào lúc 19 giờ 30 phút ngày 16/5.

'Trang sử vàng' - tác phẩm của ánh sáng lịch sử và tâm hồn dân tộc

'Trang sử vàng' - tác phẩm của ánh sáng lịch sử và tâm hồn dân tộc

Tác phẩm điêu khắc ánh sáng "Trang sử vàng" của nghệ nhân Bùi Văn Tự được ra mắt đúng dịp kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước và 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2025). Tác phẩm vừa là biểu tượng nghệ thuật vừa thể hiện hành trình kể chuyện lịch sử bằng tâm hồn, khát vọng của người nghệ sĩ trẻ đầy thiết tha, sâu nặng.

Lão nông Hà Nhì 30 năm giữ nghề đan mâm

Lão nông Hà Nhì 30 năm giữ nghề đan mâm

Từ những thanh gỗ pơ mu cũ kỹ bị vùi trong lớp đất mục tưởng như bỏ đi hoặc chỉ dùng vào việc chẻ ra nhóm bếp, ông Chu Xe Gió, người Hà Nhì, xã Nậm Pung (Bát xát) có thể tách ra thành những chiếc nan mỏng như tấm bìa giấy để đan mâm theo kỹ thuật truyền thống của dân tộc Hà Nhì. Điều đáng nói, ông Chu Xe Gió là truyền nhân duy nhất của xã Nậm Pung có thể đan mâm bằng nan gỗ pơ mu trong khi một số người khác chỉ đan được bằng nan tre quen thuộc.

Nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc với chủ đề "Bác Hồ với cộng đồng các dân tộc Việt Nam"

Nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc với chủ đề "Bác Hồ với cộng đồng các dân tộc Việt Nam"

Hướng tới kỷ niệm 135 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025); 71 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2025), từ ngày 5 - 31/5/2025 sẽ tổ chức các hoạt động tháng 5 với chủ đề “Bác Hồ với cộng đồng các dân tộc Việt Nam” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.

fb yt zl tw