Nghệ nhân của bản Hà Nhì

Nguyên là Chủ tịch UBND, Bí thư Đảng ủy xã Y Tý, 13 năm qua kể từ khi về nghỉ hưu, ông Ly Giờ Lúy vẫn giữ nghề truyền thống của người Hà Nhì là đan mâm mây và làm đàn Hó tơ như một cách giáo dục con cháu trân trọng, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
1.jpg

Chiều hè ở thôn Lảo Chải, xã Y Tý, ánh nắng vàng như mật hắt lên bức tường của ngôi nhà đất làm nổi bật lên những mảng màu vàng rực rỡ. Trên khoảng sân rộng trước nhà, ông Ly Giờ Lúy, 68 tuổi cùng một người đàn ông Hà Nhì cũng trạc tuổi ông đang bận rộn với việc đục đẽo, cưa bào những thanh gỗ để làm một loại nhạc cụ truyền thống của người Hà Nhì là chiếc đàn Hó tơ.

Chỉ vào những mảnh gỗ mỏng đang được phơi nắng cho khô dần, ông Lúy bảo: Không phải loại gỗ nào cũng làm được đàn Hó tơ nên cần phải lên rừng tìm và lựa chọn kỹ. Cần đàn, khóa đàn thường làm bằng gỗ đào rừng. Hộp đàn phải chọn gốc cây tống quá sủ già rồi xẻ mỏng ra thành từng tấm. Ngoài ra, còn phải tìm loại cây giang to trên rừng có độ dẻo để uốn thành khung đàn. Sau khi ghép các bộ phận thành chiếc đàn thì đến công đoạn vẽ và chạm hoa văn trên mặt đàn. Bây giờ ở Y Tý, những người biết làm đàn Hó tơ chỉ đếm trên đầu ngón tay thôi!

2.jpg
Ông Ly Giờ Lúy là một trong số ít già làng ở Y Tý biết làm đàn Hó tơ.

Cũng theo ông Lúy, chiếc đàn Hó tơ 4 dây là loại nhạc cụ truyền thống của người Hà Nhì, thường được nam giới sử dụng trong những dịp vui như ngày hội Khu Già Già, tết Gia Tho Tho, ngày tết Thiếu nhi, đám cưới… Tiếng đàn Hó tơ ngân lên cùng những bài hát, điệu múa của người Hà Nhì làm mọi người vui vẻ, đoàn kết, gần gũi với nhau hơn. Đàn Hó tơ kết hợp với nhị dùng để đệm hát nhiều bài dân ca của người Hà Nhì như hát múa ba sa ma (hát đón trăng), hát mời rượu, hát 12 tháng…

3.jpg
Ông Ly Giờ Lúy là người có nhiều kinh nghiệm làm mâm mây truyền thống của người Hà Nhì.

Cùng với làm đàn Hó tơ, ông Ly Giờ Lúy còn là bậc thầy làm nghề đan mâm mây. Bằng những vật liệu sẵn có như tre, mây, gỗ, với đôi tay khéo léo và tình yêu với nghề truyền thống, ông Lúy đan thành những chiếc mâm mây độc đáo. Theo ông, muốn đan chiếc mâm mây đẹp và bền thì phần mặt mâm chọn cây mai to già để chẻ nan rồi chuốt từng nan cho thật mịn. Phần vành mâm đan bằng dây mây nên cần kiên trì và mất nhiều thời gian. Trước đây, cây mây có nhiều nhưng bây giờ khan hiếm, ông phải vào tận thôn xa như Sim San, Hồng Ngài để tìm hoặc mua của bà con. Nhiều homestay ở Y Tý và du khách biết ông Lúy làm mâm mây bền, đẹp nên đến nhà đặt mua với giá 2,5 - 3 triệu đồng/chiếc. Tuy nhiên, với sự cẩn thận trong từng sản phẩm, mỗi năm, ông chỉ làm 15 - 20 chiếc mâm mây để bán.

4.jpg

Ông Ly Giờ Lúy bảo, chiếc mâm mây không chỉ là vật dụng hằng ngày dùng để bày đồ ăn trong bữa cơm của người Hà Nhì, mà còn dùng trong các nghi lễ cúng quan trọng của gia đình và cộng đồng. Là người Hà Nhì, dù đi xa đến đâu vẫn không thể quên kỷ niệm về những bữa cơm, cả gia đình ngồi quây quần quanh chiếc mâm mây bên bếp lửa ấm cúng, nói với nhau những câu chuyện vui, buồn. Tuy tuổi đã cao, nhưng ông vẫn cố gắng giữ nghề đan mâm mây để dạy con cháu luôn phải biết trân trọng, giữ gìn bản sắc dân tộc.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tháng 5 nhớ Bác kính yêu

Tháng 5 nhớ Bác kính yêu

Mỗi dịp tháng 5 về đều khiến chúng ta trào dâng nỗi nhớ Bác Hồ, vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc khi cả nước hân hoan kỷ niệm sinh nhật Bác 19/5. Tháng 5, tôi men theo câu hát thiết tha “Bác Hồ, người là tình yêu thiết tha nhất, trong lòng dân và trong trái tim nhân loại…” và nghĩ về những cống hiến, hy sinh to lớn của Bác.

Độc đáo điệu dân vũ của người Bố Y “đất thép”

Độc đáo điệu dân vũ của người Bố Y “đất thép”

Như mạch nguồn chảy mãi, người Bố Y ở vùng “đất thép” Mường Khương vẫn lưu giữ được nhiều nét đẹp văn hóa truyền thống từ trang phục, thói quen sinh hoạt đến các điệu dân ca, dân vũ. Một ngày đến với bản nhỏ Lao Hầu ở xã Thanh Bình, được hòa mình vào những điệu dân vũ là một ngày được “sống” trong những giá trị văn hóa bao đời.

Đồng bào dân tộc thiểu số học Bác

Đồng bào dân tộc thiểu số học Bác

Xã Mường Hum (huyện Bát Xát) cách trung tâm huyện 32 km; xã có 5 thôn, nơi đây tập trung 8 dân tộc sinh sống, trong đó người Giáy và người Dao chiếm đa số. Địa hình dốc, không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp nhưng người dân trong xã đã nỗ lực vượt khó, hăng say lao động, xuất hiện nhiều điển hình phát triển kinh tế với mô hình mới, có sức lan tỏa.

Học theo Bác gắn với nhiệm vụ chuyên môn

Học theo Bác gắn với nhiệm vụ chuyên môn

Thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, thời gian qua, ngành Thi hành án dân sự tỉnh đã có nhiều giải pháp thiết thực nhằm nâng cao chất lượng thi hành án, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Chi bộ Trường THCS Ngô Văn Sở học và làm theo Bác

Chi bộ Trường THCS Ngô Văn Sở học và làm theo Bác

“Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” đã trở thành khẩu hiệu, nhiệm vụ chung của bất cứ cơ quan, đơn vị hay tổ chức, cá nhân nào. Đối với một trường học, điều này lại càng trở nên quan trọng, góp phần thực hiện hiệu quả công tác dạy và học.

Khúc khải hoàn trong ký ức những cựu chiến binh

Khúc khải hoàn trong ký ức những cựu chiến binh

Cuộc kháng chiến chống Mỹ đã lùi xa gần 50 năm, nhưng câu chuyện về những năm tháng cầm súng bảo vệ Tổ quốc, về ngày non sông vang khúc khải hoàn (30/4/1975) vẫn vẹn nguyên trong ký ức của những người lính - những thanh niên thời đại Hồ Chí Minh năm nào.

Những cô gái đam mê bắn nỏ

Những cô gái đam mê bắn nỏ

Môn bắn nỏ với những đặc trưng những tưởng chỉ phù hợp với nam giới nhưng tại sân chơi bắn nỏ Lào Cai vẫn có những “bóng hồng” đam mê đường tên bay, thậm chí là những “thiện xạ”.

Vượt gian lao nơi " Trường Sa cạn"

Vượt gian lao nơi " Trường Sa cạn"

Những ai đã từng đến vùng đất Tả Gia Khâu (huyện Mường Khương) - nơi đầu nguồn sông Chảy - hẳn không thể quên mảnh đất khát được ví như “Trường Sa cạn”. Ở nơi ấy, vượt qua nhiều khó khăn, thiếu thốn, những cán bộ, chiến sỹ  công an đang từng ngày giữ bình yên cho Nhân dân.

Hội thảo “Báo Đảng với việc tuyên truyền bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới”

Hội thảo “Báo Đảng với việc tuyên truyền bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới”

Chiều 22/4, tại thành phố Đông Hà, Báo Quảng Trị tổ chức Hội thảo Báo Đảng các tỉnh, thành phố khu vực miền Trung - Tây Nguyên, lần thứ 10 (vòng 4) với chủ đề “Báo Đảng với việc tuyên truyền bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới”.

Lá cờ đầu trong phát triển kinh tế ở Nậm Pung

Lá cờ đầu trong phát triển kinh tế ở Nậm Pung

Sau nhiều năm công tác ở Đảng ủy, UBND xã Nậm Pung, năm 2021, ông Tẩn Sài Chiêu, Bí thư Đảng ủy xã Nậm Pung nhận quyết định nghỉ hưu. Với nhiều người, nghỉ hưu là để nghỉ ngơi, an dưỡng, nhưng với ông Chiêu lại là quãng thời gian thực hiện các ý tưởng phát triển kinh tế ấp ủ đã lâu.

fb yt zl tw