Nghề đan võng ngô đồng, làm nhà tre ở Hội An trở thành di sản

Nghề đan võng ngô đồng, làm nhà tre, dừa đã được Bộ VH - TT - DL công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Chiều 21/2, trao đổi với PV Thanh Niên, ông Nguyễn Văn Lanh, Phó chủ tịch UBND TP. Hội An (Quảng Nam), cho biết nghề đan võng ngô đồng, làm nhà tre, dừa đã được Bộ VH - TT - DL công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Theo ông Lanh, danh hiệu di sản vừa được công nhận của nghề đan võng ngô đồng sẽ được tổ chức công bố chính thức vào dịp lễ hội mùa ngô hoa đồng đỏ gắn với 15 năm Khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm vào tháng 5 tới. Tương tự, nghề làm nhà tre, dừa Cẩm Thanh sẽ đón nhận danh hiệu di sản vào tháng 7 tới, gắn với 60 năm ngày đồng khởi Cẩm Thanh.

Nghề đan võng ngô đồng đã được Bộ VH - TT - DL công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Cũng theo ông Lanh, việc công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với nghề đan võng ngô đồng, nghề làm nhà tre, dừa là một sự ghi nhận, tôn vinh nghề truyền thống, sự sáng tạo của cư dân địa phương trong việc tạo ra nghề và không ngừng đổi mới, sáng tạo, gìn giữ, lưu truyền, nhất là tạo nên những sản phẩm du lịch.

Các danh hiệu này cũng ghi nhận năng lượng sáng tạo của TP. Hội An đối với nghề thủ công, thể hiện hướng đi của thành phố là đúng đắn khi tham gia vào mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO.

"Đây là một cú hích, tạo sự phấn khởi để người dân cũng như chính quyền địa phương làm tốt hơn trong việc đẩy mạnh các hoạt động, kế hoạch, chương trình, dự án của thành phố sáng tạo chứ không riêng gì về du lịch", ông Lanh nói.

Cây ngô đồng ở đảo Cù Lao Chàm, nguyên liệu làm nên võng ngô đồng.

Nghề làm nhà tre, dừa ở Cẩm Thanh (xã Cẩm Thanh, TP. Hội An) phản ánh lịch sử hình thành, phát triển làng xã và các làng nghề, ngành nghề truyền thống ở xã Cẩm Thanh nói riêng và đô thị, thương cảng Hội An nói chung.

Dựa vào nguồn vật liệu sẵn có, cư dân địa phương đã sáng tạo trong việc gia công, lắp dựng nhà tre, dừa phù hợp với điều kiện, môi trường sống. Phương thức làm nhà tre, dừa mang đặc trưng riêng của vùng đất Hội An, không phải nơi nào cũng có được.

Sự tồn tại và phát triển của nghề làm nhà tre, dừa thể hiện khả năng thích ứng của người dân trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; tạo cơ sở dữ liệu khoa học cho việc kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể phục vụ công tác bảo vệ, phát huy di sản văn hóa nghề truyền thống tại Hội An. Nghề làm nhà tre, dừa ở Cẩm Thanh cũng đã hình thành nên một hệ thống tri thức dân gian đồ sộ trong quy trình khai thác, chế tác, lắp dựng, tiêu thụ…

Riêng đối với nghề đan võng ngô đồng xã đảo Tân Hiệp (Cù Lao Chàm, TP.Hội An) đã tồn tại và phát triển trong nhiều thế kỷ qua. Không chỉ mang giá trị vật chất, chiếc võng ngô đồng còn gắn liền với sự hình thành và phát triển của vùng đất Cù Lao Chàm, ẩn chứa những tâm tư, tình cảm của người dân xứ đảo.

Sản phẩm của nghề là kết quả của quá trình lao động và sáng tạo liên tục của cư dân nơi đây.

Trải qua quá trình tồn tại và phát triển lâu dài, những chiếc võng ngô đồng truyền thống đã trở thành sản phẩm văn hóa tiêu biểu, đặc trưng của đảo Cù Lao Chàm. Nghề đan võng ngô đồng truyền thống của cư dân Cù Lao Chàm là một dạng thức văn hóa dân gian, góp phần minh chứng cho sự tiếp cận, khai thác khá sớm nguồn tài nguyên rừng nhằm thích ứng với địa hình biển đảo của cộng đồng cư dân. Việc phát triển du lịch gắn với quảng bá, giới thiệu nghề đan võng ngô đồng trong thời gian gần đây là một hướng đi đúng đắn và phù hợp.

Theo Báo Thanh Niên

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Liên hoan truyền hình toàn quân lần thứ XIV có lượng tác phẩm tham dự lớn nhất

Liên hoan truyền hình toàn quân lần thứ XIV có lượng tác phẩm tham dự lớn nhất

Liên hoan Truyền hình toàn quân lần thứ XIV năm 2024 được tổ chức từ ngày 1 đến 3/8/2024, tại Thái Nguyên. Đây là lần đầu tiên Liên hoan truyền hình toàn quân được tổ chức tại tỉnh Thái Nguyên - Thủ đô “Gió ngàn”, “Thủ đô kháng chiến” với nhiều dấu ấn và di tích lịch sử, văn hóa, quân sự gắn với lịch sử dân tộc và truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Ra mắt sách ''Đôi bờ giới tuyến (1954-1967)''

Ra mắt sách ''Đôi bờ giới tuyến (1954-1967)''

"Đôi bờ giới tuyến (1954 - 1967)" tái hiện các diễn biến nổi bật tại đôi bờ Hiền Lương - Vĩ tuyến 17 từ lúc đất nước bị chia cắt tạm thời (từ tháng 7/1954) đến lúc giải phóng hoàn toàn, chính thức xóa bỏ đường ranh giới chia cắt đất nước (năm 1967).

Chèo Việt Nam - từ di sản làng quê đến sân khấu hiện đại

Chèo Việt Nam - từ di sản làng quê đến sân khấu hiện đại

Hình thành và phát triển vào khoảng thế kỷ X, chèo là loại hình nghệ thuật dân gian phổ biến tại vùng Bắc Bộ. Nội dung các vở chèo được được người nghệ nhân sáng tạo từ những câu chuyện dân gian, truyền thuyết và các bài học đạo đức. Loại hình sân khấu giàu tính dân tộc này là một phương tiện quan trọng góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa Việt Nam trong thời kỳ mới.

Tọa đàm 'Màu ký ức' tri ân các nhà báo liệt sĩ

Tọa đàm 'Màu ký ức' tri ân các nhà báo liệt sĩ

Sáng 19/7, tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam (Cầu Giấy, Hà Nội), Liên chi hội nhà báo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp Bảo tàng Báo chí Việt Nam tổ chức Chương trình giao lưu, Tọa đàm tri ân các nhà báo liệt sĩ với chủ đề “Màu ký ức”.

[Ảnh] Lễ hội Khô Già Già - những trầm tích tín ngưỡng, văn hóa của người Hà Nhì

[Ảnh] Lễ hội Khô Già Già - những trầm tích tín ngưỡng, văn hóa của người Hà Nhì

Từ ngày 16 - 18/7, tức ngày Ngọ đầu tiên (ngày con ngựa) của tháng 6 âm lịch, những gia đình người Hà Nhì trong các thôn, bản ở các xã Y Tý, A Lù, Nậm Pung, Trịnh Tường (huyện Bát Xát) lại rộn ràng chuẩn bị các lễ vật thực hiện nghi lễ cúng thần trong Lễ hội Khô Già Già. Đây là lễ hội đặc sắc của người Hà Nhì mang giá trị lâu đời về tín ngưỡng và văn hóa.

Chương trình nghệ thuật "Vĩ tuyến 17 – Khát vọng hòa bình": Kể những huyền thoại đôi bờ Hiền Lương

Chương trình nghệ thuật "Vĩ tuyến 17 – Khát vọng hòa bình": Kể những huyền thoại đôi bờ Hiền Lương

Chương trình nghệ thuật chính luận đặc biệt “Vĩ tuyến 17 – Khát vọng hòa bình” do Báo Nhân Dân phối hợp với tỉnh Quảng Trị tổ chức tối 19/7 tại Khu Di tích Đôi bờ Hiền Lương, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị sẽ đưa khán giả đến với những câu chuyện về những huyền thoại đôi bờ Hiền Lương, nơi vĩ tuyến 17 chỉ có thể chia cắt được về mặt địa lý, nhưng lại là sợi dây nối liền tình yêu nước, tình yêu quê hương của những con người vùng “đất thép”.

fb yt zl tw