Ngày Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài sẽ được tổ chức lần đầu tại Pháp

Ngày Văn hoá Việt Nam ở nước ngoài sẽ tạo cầu nối, hội tụ các doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh ở nước ngoài, người nước ngoài kinh doanh ở Việt Nam nhằm xây dựng văn hóa doanh nghiệp, văn hóa doanh nghiệp Việt Nam.

Đây cũng là dịp chia sẻ văn hóa doanh nghiệp Việt Nam với các doanh nghiệp, đối tác nước ngoài

Đây cũng là dịp chia sẻ văn hóa doanh nghiệp Việt Nam với các doanh nghiệp, đối tác nước ngoài

Ngày văn hoá doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài lần thứ I năm 2024 sẽ được tổ chức tại Trung tâm Văn hoá Việt Nam tại Pháp vào ngày 13/9 với nhiều hoạt động nhằm kết nối, thúc đẩy giao lưu kinh tế, văn hóa giữa Việt Nam với Pháp và châu Âu, chia sẻ văn hóa doanh nghiệp Việt Nam với các doanh nghiệp, đối tác nước ngoài.

Ông Hồ Anh Tuấn, Trưởng Ban Tổ chức triển khai cuộc vận động “Xây dựng Văn hoá doanh nghiệp Việt Nam”, Chủ tịch Hiệp hội Phát triển Văn hóa Doanh nghiệp (VNABC) đã thông tin tại buổi gặp gỡ báo chí vào ngày 6/9 tại Hà Nội.

Theo ông Tuấn, trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng, kinh doanh trong môi trường đa văn hoá với những "va đập văn hoá" đôi khi gây thiệt hại không đáng có. Ngày Văn hoá Việt Nam ở nước ngoài sẽ tạo cầu nối, để hội tụ các doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh ở nước ngoài, người nước ngoài kinh doanh ở Việt Nam để cùng ngồi lại trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm với nhau.

Ngày Văn hóa Doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài do Bộ VHTT&DL, Ban Tổ chức triển khai cuộc vận động “Xây dựng Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam” (Ban Tổ chức 248) phối hợp với Ban Tuyên giáo, Bộ Công thương Bộ Ngoại giao (Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài), Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam chỉ đạo tổ chức.

Đây là sự kiện nhằm mục đích góp phần hiện thực hóa và lan tỏa tinh thần Nghị quyết của Đảng và Chính phủ về xây dựng văn hóa doanh nghiệp, văn hóa doanh nghiệp Việt Nam. Đồng thời, chương trình góp phần thúc đẩy giao lưu kinh tế, văn hóa giữa Việt Nam với Pháp và châu Âu, chia sẻ văn hóa doanh nghiệp Việt Nam với các doanh nghiệp, đối tác nước ngoài; nâng cao nhận thức về vai trò của văn hóa doanh nghiệp trong phát triển kinh tế, xã hội gắn với phát triển bền vững trong bối cảnh hội nhập quốc tế, góp phần tăng cường sức mạnh mềm văn hóa qua văn hóa doanh nghiệp.

Với chủ đề “Văn hóa kinh doanh Việt Nam và châu Âu: Góc nhìn đan xen”, chương trình có nhiều hoạt động nhằm góp phần kết nối doanh nhân, doanh nghiệp của Việt Nam ở Pháp và châu Âu với nhau thông qua xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp; gắn kết, tương hỗ các doanh nghiệp Việt Nam đã, đang và sẽ đầu tư kinh doanh ở nước ngoài với cộng đồng doanh nghiệp, hội đoàn Việt Nam ở Pháp và châu Âu.

Dự kiến, sau lễ khai mạc, diễn đàn “Văn hóa kinh doanh Việt Nam và châu Âu: Góc nhìn đan xen” với sự tham gia của 200 đại biểu là đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, các ban, bộ, ngành của Việt Nam, Đại sứ Việt Nam tại Pháp, một số Đại sứ Việt Nam tại châu Âu, các doanh nghiệp Việt Nam, doanh nghiệp Pháp và châu Âu, các chuyên gia, nhà nghiên cứu về kinh tế, văn hóa,…

Tại diễn đàn sẽ có 2 phiên thảo luận: “Văn hoá kinh doanh và hội nhập quốc tế của doanh nghiệp”, “Giao thoa văn hoá: Biến thách thức thành cơ hội”. Các diễn giả và đại biểu là đại diện các doanh nghiệp sẽ thảo luận về những thuận lợi, thách thức trong giao thoa văn hoá, chia sẻ các quan điểm, phân tích về tầm quan trọng của văn hóa và văn hóa doanh nghiệp đối với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, về môi trường văn hóa kinh doanh châu Âu và Việt Nam.

Cũng trong dịp này, các diễn giả, đại biểu cũng sẽ trao đổi kinh nghiệm thành công, thất bại về quản lý dưới góc nhìn văn hóa, về cách thích ứng với môi trường kinh doanh khác biệt, sự thích ứng của các công ty Việt Nam với môi trường kinh doanh văn hóa ở Pháp và châu Âu.

Trong khuôn khổ sự kiện còn có nhiều hoạt động bên lề như như triển lãm mỹ thuật, giới thiệu nghệ thuật sơn mài truyền thống, trải nghiệm du lịch Việt Nam qua ẩm thực và các chương trình biểu diễn văn hoá, nghệ thuật Việt Nam.

Theo Báo điện tử Chính phủ

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Lời căn dặn sâu sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh dành cho người làm báo

Lời căn dặn sâu sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh dành cho người làm báo

Nhân dịp kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phát hành cuốn sách "Báo chí trước hết phải phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân" - một ấn phẩm đặc biệt tập hợp một số bài viết, bài phát biểu, lời kêu gọi, thư, điện của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi bạn đọc, người làm báo, ban biên tập các báo, tạp chí trong nước và nước ngoài từ năm 1922 đến năm 1962.

Báo chí góp phần giữ hồn di sản

Báo chí góp phần giữ hồn di sản

Trong dòng chảy bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc, báo chí không chỉ làm nhiệm vụ truyền tải thông tin mà còn là “người kể chuyện” đầy trách nhiệm, góp phần gìn giữ ký ức cộng đồng...

Tái hiện hành trình vượt vũ môn bằng hội họa

Tái hiện hành trình vượt vũ môn bằng hội họa

Chiều 18/6, tại Di tích quốc gia đặc biệt Văn Miếu-Quốc Tử Giám, triển lãm tranh "Sĩ tử 2" đã chính thức khai mạc. Triển lãm do Nhau Studio phối hợp Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu-Quốc Tử Giám và Hiệp hội màu nước quốc tế chi nhánh tại Việt Nam tổ chức.

"Hoa Việt nơi xứ tuyết": Tâm tình của người phụ nữ xa quê

"Hoa Việt nơi xứ tuyết": Tâm tình của người phụ nữ xa quê

Lễ trao giải Cuộc thi viết tản văn, thơ về "Người Phụ nữ Việt Nam nơi xa xứ" do Diễn đàn Phụ nữ Việt Nam tại châu Âu và Hội Nhà văn Việt Nam phối hợp tổ chức, diễn ra tại Phòng Thượng viện, Nhà Quốc hội Hungary, ngày 15/6. Tuyển tập gồm 50 tác phẩm của các nữ tác giả người Việt ở nước ngoài chào mừng 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).

Phát hiện khu vực cư trú ở di sản thế giới Mỹ Sơn

Phát hiện khu vực cư trú ở di sản thế giới Mỹ Sơn

Tại khu đền tháp Mỹ Sơn (huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) đang triển khai song song hai dự án khai quật khảo cổ, bảo tồn nhóm tháp L và nhóm E, F, với mục tiêu quan trọng là bảo tồn các yếu tố gốc của di sản, tiếp tục nhận diện giá trị còn tiềm ẩn của di sản thế giới Mỹ Sơn, từng bước góp phần hồi sinh toàn bộ diện mạo của khu đền tháp.

Nét riêng trong lễ cưới của người Dao đỏ ở Tả Phìn: Khi cô dâu tự về nhà chồng

Nét riêng trong lễ cưới của người Dao đỏ ở Tả Phìn: Khi cô dâu tự về nhà chồng

Đám cưới của người Dao đỏ ở Tả Phìn, Sa Pa, Lào Cai không chỉ là chuyện đôi lứa nên duyên mà còn là một không gian văn hóa thu nhỏ, phản ánh mối liên kết giữa cá nhân, gia đình và cộng đồng. Trong đó, phong tục cô dâu tự về nhà chồng là một nét riêng đầy bất ngờ đối với nhiều du khách phương xa.

Viết tiếp thanh xuân về bác sĩ Đặng Thùy Trâm trong những trang nhật ký "dở dang"

Viết tiếp thanh xuân về bác sĩ Đặng Thùy Trâm trong những trang nhật ký "dở dang"

Thông qua cuốn sách “Đặng Thùy Trâm và Cuốn nhật ký thứ ba” (Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam phát hành), độc giả được dịp nhìn lại trọn vẹn câu chuyện của một nữ chiến sĩ bình dị, một người con gái Hà Nội tinh khôi, giàu tri thức, lý tưởng và chan chứa yêu thương trong vòng tay gia đình, bè bạn, trước khi bước vào chiến trường.

Ngôi đền bên bờ sông Hồng

Ngôi đền bên bờ sông Hồng

Vùng đất Thái Niên, huyện Bảo Thắng được dòng sông Mẹ bồi đắp nên những bờ bãi phù sa màu mỡ, là nơi sinh sống của cộng đồng dân cư qua nhiều thế hệ. Trải qua quá trình lịch sử, nơi đây đã hình thành nên những giá trị văn hóa lâu đời, trong đó, đền Mẫu có lịch sử hơn 200 năm, gắn liền với tín ngưỡng thờ Mẫu giống như “cột mốc” văn hóa tâm linh trên thượng nguồn sông Hồng.

fb yt zl tw