Ngày hội chuyển đổi số dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Lào Cai

Ngày 15/2, tại Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại tỉnh Lào Cai phối hợp với KisStartup Việt Nam tổ chức sự kiện "Ngày hội chuyển đổi số dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Lào Cai".

Tham gia ngày hội có lãnh đạo, giảng viên, sinh viên Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại tỉnh Lào Cai; các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

baolaocai-br_img-7992.jpg
Các chủ doanh nghiệp tham gia ngày hội.

Ngày hội chuyển đổi số dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa nằm trong khuôn khổ Dự án Tăng cường hệ sinh thái chuyển đổi số bao trùm dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Lào Cai, Sơn La (viết tắt là IDAP). Dự án IDAP đặt mục tiêu thúc đẩy chuyển đổi số cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Lào Cai và Sơn La từ năm 2024 đến 2027, trọng tâm là lĩnh vực nông nghiệp và du lịch. Dự án lấy doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa do phụ nữ dân tộc thiểu số làm chủ làm trọng tâm hỗ trợ, bao gồm doanh nghiệp nhỏ và vừa đăng ký thành doanh nghiệp, hợp tác xã, homestay, hộ kinh doanh, dự án khởi nghiệp.

Dự án IDAP chính thức khởi động từ tháng 9 năm 2024, bị chững lại do bão Yagi nhưng đã cùng doanh nghiệp vượt khó, trải qua mùa đầu tiên với hơn 40 doanh nghiệp tham gia, hơn 1.000 sinh viên đồng hành, đem về hơn 2,9 tỷ đồng doanh thu cho các doanh nghiệp tại 2 tỉnh Lào Cai và Sơn La.

Nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng của chuyển đổi số, thời gian qua, Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại tỉnh Lào Cai đã thực hiện nhiều hoạt động chuyển đổi số trong công tác đào tạo và quản lý tại Phân hiệu. Ngoài ra, Phân hiệu cũng tham gia tư vấn, hỗ trợ nhiều địa phương trong và ngoài tỉnh thực hiện các nhiệm vụ chuyển đổi số.

img-8046.jpg
Lãnh đạo Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại tỉnh Lào Cai và đại diện Dự án IDAP ký cam kết ghi nhớ.

Đặc biệt, tham gia Dự án IDAP, cán bộ giáo viên, học sinh sinh viên Phân hiệu được tham gia các khóa tập huấn về chuyển đổi số của KisStartup; hỗ trợ một số hộ kinh doanh homestay ở thôn Mào Sao Phìn (xã Sín Chéng, huyện Si Ma Cai), Cán Chư Sử (xã Cán Cấu, huyện Si Ma Cai), Lả Dì Thàng (xã Tả Van Chư, huyện Bắc Hà) xây dựng các trang facebook để đăng tải, giới thiệu tài nguyên du lịch địa phương và các di sản văn hóa; tổ chức các hội thảo khoa học với chủ đề liên quan đến bảo tồn di sản văn hóa truyền thống trong thời đại công nghệ số.

img-8115.jpg
Đại diện doanh nghiệp chia sẻ kinh nghiệm ứng dụng chuyển đổi số để phát triển kinh doanh.

Tại ngày hội, đại biểu được nghe chủ các doanh nghiệp chia sẻ kinh nghiệm phát triển kinh doanh nhờ ứng dụng chuyển đổi số; các chuyên gia hướng dẫn chủ các doanh nghiệp sử dụng công cụ AI - trí tuệ nhân tạo trong các chiến lược tiếp cận khách hàng trên nền tảng số.

img-8083.jpg
chuyen-doi-so.jpg
Chủ doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm tại ngày hội.

Ngày hội không chỉ là chương trình đào tạo hay tọa đàm, mà còn là cơ hội kết nối các nguồn lực từ doanh nghiệp, giảng viên đến sinh viên để thúc đẩy chuyển đổi số tại địa phương.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tạo đột phá, tăng tốc trong chuyển đổi số năm 2025

Tạo đột phá, tăng tốc trong chuyển đổi số năm 2025

Chiều 6/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số đã chủ trì hội nghị tổng kết hoạt động của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số và Đề án 06 năm 2024; phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2025. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp  trực tuyến tới các tỉnh, thành trong cả nước.

Phát triển văn hóa đọc trong thời đại công nghệ số

Phát triển văn hóa đọc trong thời đại công nghệ số

“Tôi rất thích đọc sách, không chỉ là thư giãn, giải trí mà từ đó còn tìm ra những lời khuyên, tri thức mới áp dụng vào cuộc sống. Hiện nay bên cạnh những cuốn sách giấy, chỉ cần chiếc điện thoại thông minh tải ứng dụng phù hợp là tôi có thể tranh thủ đọc sách điện tử ở bất cứ đâu”- Những chia sẻ này của một bạn đọc phần nào cho thấy, trong thời đại công nghệ số, văn hóa đọc ở nước ta vẫn nhận được sự quan tâm của đông đảo công chúng, song đã có thay đổi ở phương thức tiếp cận.

Những đột phá mạnh mẽ của Nghị quyết 57

Những đột phá mạnh mẽ của Nghị quyết 57

Trong bối cảnh của cuộc cách mạng Chuyển đổi số, lần đầu tiên tại Nghị quyết 57, khoa học, công nghệ cùng với đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số được đặt lên vị trí "đột phá quan trọng hàng đầu" với những mục tiêu cùng các giải pháp quyết liệt chưa từng có.

Ban hành Bộ Quy tắc ứng xử về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

Ban hành Bộ Quy tắc ứng xử về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

Bộ Thông tin và Truyền thông vừa có Quyết định số 88/QĐ-BTTTT ngày 21/1/2025 ban hành Bộ Quy tắc ứng xử về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng, nhằm thúc đẩy môi trường mạng an toàn, lành mạnh, văn minh, góp phần bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng.

fb yt zl tw