Ngân hàng "thừa" tiền, doanh nghiệp thiếu vốn: Nút thắt ở đâu?

Trong khi doanh nghiệp kêu khó tiếp cận vốn, chi phí lãi vay cao thì các ngân hàng cho biết đang nắm giữ lượng vốn lớn, sẵn sàng cho doanh nghiệp vay, song phải thận trọng trong xét duyệt hồ sơ cho vay do nợ xấu tăng.

Trong khi doanh nghiệp kêu khó tiếp cận vốn, chi phí lãi vay cao thì các ngân hàng cho biết đang nắm giữ lượng vốn lớn, sẵn sàng cho doanh nghiệp vay, song phải thận trọng trong xét duyệt hồ sơ cho vay do nợ xấu tăng.

Vay gói cá nhân để gồng gánh doanh nghiệp

Bà Bùi Thị Lệ Thủy, Giám đốc một công ty du lịch tại Hà Nội, chia sẻ, ngành du lịch đa phần là các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên yêu cầu có tài sản thế chấp để vay ngân hàng là vô cùng khó khăn. Theo bà Lệ Thủy, vay thế chấp khó, vay tín chấp cũng gần như bất khả thi bởi ngân hàng yêu cầu doanh nghiệp phải chứng minh năng lực tài chính thông qua kết quả kinh doanh.

"Dòng tiền của chúng tôi đang rất tốt nhưng gần như vẫn không tiếp cận được vốn vay ngân hàng. Hai năm qua, tôi phải thế chấp tài sản cá nhân, vay gói cá nhân để gồng gánh doanh nghiệp", bà Thủy cho hay.

Ông Lê Tiến Trường, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex), ngành có hơn 70% lao động là nữ, chia sẻ hiện nay lãi suất giảm nhưng tiếp cận giải ngân rất khó. Lãi suất của các quốc gia ở mức 3,5%, trong khi đó, các doanh nghiệp thuộc Vinatex đang phải vay với lãi suất trung bình khoảng 7% - 9%.

Đặc biệt với ngành sợi, việc tiếp cận tín dụng càng khó khăn hơn. Hiện nay, tất cả các ngân hàng đều cắt giảm hạn mức cho vay với công ty sợi, hoặc yêu cầu có tài sản đảm bảo 100% với khoản vay ngắn hạn năm 2024.

Chủ tịch Vinatex nhấn mạnh, mỗi năm, ngành sợi đang trả nợ ngân hàng khoảng 300 triệu USD. Nếu ngân hàng giảm hạn mức tín dụng trong bối cảnh ngành sợi đang khó khăn có thể an toàn về vốn ngắn hạn nhưng thực ra mất an toàn về vốn dài hạn vì không sản xuất thì không có tiền để trả vay dài hạn.

Theo báo cáo tình hình doanh nghiệp tháng 2/2024 của Hiệp hội doanh nghiệp TPHCM, ngân hàng có nhiều vốn nhưng doanh nghiệp nhỏ và vừa không thể tiếp cận do không đảm bảo yêu cầu thế chấp tài sản hoặc không đủ điều kiện vay. Hiện 41% doanh nghiệp không còn tài sản thế chấp đủ pháp lý để vay vốn.

Trong khi đó, công bố Sách Trắng về doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ hồi tháng 1/2024 cho thấy, ở Việt Nam hiện nay, các doanh nghiệp do nữ làm chủ đa số có quy mô siêu nhỏ và nhỏ; số doanh nghiệp quy mô lớn, có năng lực dẫn dắt các chuỗi cung ứng còn ít. Nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong tiếp cận các nguồn lực, trong đó có nguồn vốn.

Ảnh minh họa.

Lo ngại nợ xấu tăng nên giải ngân thấp

Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, tính đến cuối tháng 2/2024, tín dụng giảm 0,72% so với cuối năm 2023, trong khi đó, lượng tiền gửi vào ngân hàng còn rất lớn, khoảng 14 triệu tỷ đồng, tức tiền nhiều nhưng vốn không thể ra nền kinh tế.

Lý giải điều này, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho rằng, bên cạnh việc có doanh nghiệp không có nhu cầu vay vốn, người dân tăng dự phòng và giảm vay chi tiêu... thì vẫn có nhóm khách hàng chưa đáp ứng được điều kiện vay vốn.

Đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa do quy mô nhỏ, năng lực hạn chế, thiếu phương án kinh doanh khả thi. Dù vậy, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cũng thừa nhận, nguyên nhân chủ quan là còn một số ngân hàng thận trọng trong thực hiện cấp tín dụng, xét duyệt vay do lo ngại nợ xấu tăng, khiến giải ngân thấp.

Tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô được tổ chức mới đây, nhiều lãnh đạo ngân hàng thương mại cũng thừa nhận, các ngân hàng đang nắm giữ lượng vốn rất lớn và sẵn sàng cho doanh nghiệp vay, song "cần điều kiện cần và đủ" cũng như bị ràng buộc bởi nhiều yếu tố.

Đề nghị mở rộng các nguồn để tiếp cận vốn

Ông Nguyễn Văn Thân, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa, chia sẻ, mặc dù đã nhiều cuộc họp tìm cách tháo gỡ song đến thời điểm này vẫn tiếp diễn tình trạng ngân hàng thừa tiền mà không cho vay được. Còn doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa muốn vay thì lại không vay được.

Theo ông Thân, ngân hàng không phải là nơi duy nhất có thể cho doanh nghiệp vay. Chúng ta có rất nhiều nguồn. Ví dụ, chính sách tài khóa của chúng ta hiện nay có những gói cho vay 1%.

Đại diện Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa đề nghị Chính phủ nghiên cứu để có thể phát huy tối đa hiệu quả của những gói này. Có như vậy, doanh nghiệp mới có thêm những nguồn để tiếp cận vốn.

Để tăng khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết, cơ quan này sẽ sửa đổi, bổ sung các quy định, điều hành theo hướng giảm lãi suất, khuyến khích các nhà băng giảm chi phí và công bố công khai lãi suất cho vay bình quân.

Ngân hàng Nhà nước cũng đề xuất các bộ, ngành, địa phương có giải pháp tăng khả năng tiếp cận tín dụng với doanh nghiệp. Phía doanh nghiệp cũng cần tái cấu trúc, minh bạch tình hình tài chính.

Báo Phụ nữ Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Khẩn trương rà soát, báo cáo dự án đầu tư có khó khăn, tồn đọng kéo dài trên Hệ thống đầu tư công quốc gia

Khẩn trương rà soát, báo cáo dự án đầu tư có khó khăn, tồn đọng kéo dài trên Hệ thống đầu tư công quốc gia

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 26/CĐ-TTg ngày 31/3/2025 yêu cầu các bộ ngành, địa phương khẩn trương rà soát, báo cáo các dự án đầu tư có khó khăn, vướng mắc, tồn đọng kéo dài trên Hệ thống đầu tư công quốc gia.

[Ảnh] "Người nhện" đem quả ngọt xuống núi

[Ảnh] "Người nhện" đem quả ngọt xuống núi

Vùng trồng dứa Mường Khương đang vào vụ thu hoạch quả. Dứa ở đây thường được trồng ở núi cao nên việc thu hoạch, vận chuyển cực kỳ gian khổ và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Vào mùa thu hoạch dứa, thường những nam thanh niên sẽ đảm nhận công việc này. Trên lưng gùi hơn 100kg quả dứa, tay chống gậy bám chặt sườn núi dốc dựng đứng, họ không khác gì "người nhện" oằn lưng đem quả thơm xuống núi.

Sức vươn Việt Tiến

Sức vươn Việt Tiến

Đạt chuẩn nông thôn mới năm 2015, Việt Tiến là một trong những xã “về đích” sớm chương trình này, mang lại diện mạo mới, khang trang cho vùng đất trù phú bên dòng sông Chảy, phía Nam của huyện Bảo Yên.

Từ "con đường tơ lụa" trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế "chung một dòng sông"

Từ "con đường tơ lụa" trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế "chung một dòng sông"

Trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại, có nhiều “con đường tơ lụa” được nhắc đến hiện nay, như tuyến đường thương mại Đông - Tây giữa Hy Lạp và Trung Quốc bắt đầu mở trong thế kỷ I và II TCN; hay “con đường tơ lụa” chính đi từ thủ đô của Trung Quốc qua Trung Á đến châu Âu... Và có một “con đường tơ lụa” nổi tiếng trên sông Hồng vẫn chảy suốt từ thời cổ đại đến hôm nay, đang trở thành “con đường tơ lụa” trong thời đại mới.

Tạo cơ sở hình thành khu hợp tác kinh tế qua biên giới

Dự án Cầu đường bộ qua sông Hồng Bát Xát (Việt Nam) - Bá Sái (Trung Quốc): Tạo cơ sở hình thành khu hợp tác kinh tế qua biên giới

Khu vực biên giới giữa tỉnh Lào Cai (Việt Nam) và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) từ lâu đã được xem là một trong những điểm kết nối kinh tế, văn hóa và giao thương quan trọng giữa hai nước. Trong đó, các cây cầu biên giới đóng vai trò then chốt trong việc thúc đẩy kinh tế biên mậu, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị.

Từ con đường tơ lụa trên sông Hồng đến trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”: Bài cuối: Trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”

Từ con đường tơ lụa trên sông Hồng đến trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”: Bài cuối: Trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”

Việc biến “con đường tơ lụa” trên sông Hồng từ thời cổ đại trở thành “con đường tơ lụa” trong thời đại mới; kiến tạo tương lai, hợp tác cùng có lợi; mở ra hành lang thương mại mới đòi hỏi các tỉnh, thành phố của Việt Nam và Trung Quốc cần có sự hợp tác chặt chẽ với tinh thần “chung dòng sông cùng ý tưởng”.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp đôn đốc các dự án đường cao tốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp đôn đốc các dự án đường cao tốc

Chiều 29/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ với các Đoàn kiểm tra của Chính phủ kiểm tra, đôn đốc triển khai các dự án đường bộ cao tốc trong cả nước.

Bài cuối: Kiến tạo không gian phát triển mới

HIỆN THỰC HÓA GIẤC MƠ ĐÔ THỊ DỌC SÔNG HỒNG: Bài cuối: Kiến tạo không gian phát triển mới

Sông Hồng - dòng chảy đỏ nặng phù sa, nơi hun đúc nền văn minh rực rỡ, nơi in dấu những bước chân đầu tiên của người Việt trên hành trình dựng nước và giữ nước. Hàng nghìn năm qua, con sông ấy không chỉ mang lại nguồn sống cho bao thế hệ mà còn kết nối những vùng đất, những nền văn hóa, tạo nên một vùng Bắc Bộ trù phú và giàu bản sắc.

fb yt zl tw