Nga tạm dừng xuất khẩu gạo đến cuối năm để hỗ trợ thị trường nội địa

Chính phủ Nga tạm thời cấm xuất khẩu gạo thô và gạo đã qua chế biến cho đến ngày 31/12/2023 và quyết định này được đưa ra để duy trì sự ổn định trên thị trường nội địa.

Ảnh minh họa.

Ngày 29/7, Nga đã thông báo tạm dừng xuất khẩu gạo cho đến cuối năm nay để hỗ trợ thị trường nội địa.

Trang Telegram của Chính phủ Nga nêu rõ: “Chính phủ đã tạm thời cấm xuất khẩu gạo thô và gạo đã qua chế biến. Hạn chế sẽ có hiệu lực cho đến ngày 31/12/2023 và quyết định được đưa ra để duy trì sự ổn định trên thị trường nội địa."

Nước Nga vốn nổi tiếng với lúa mỳ nhưng gạo vẫn được trồng, chủ yếu ở các vùng phía Tây Nam nước này, gần biên giới với Azerbaijan, Gruzia và Kazakhstan.

Ngoài ra, có một phần sản lượng nhỏ ở miền Đông nước Nga dọc biên giới với Trung Quốc và Triều Tiên. Khoảng 73% sản lượng gạo của Nga được trồng ở vùng Krasnodar.

Cùng ngày, Tổng thống Philippines, ông Ferdinand Marcos Jr. cho biết nước này cần tăng cường các kho dự trữ gạo và ông có thể sẽ tìm kiếm thỏa thuận cung ứng với Ấn Độ, do lo ngại tác động tiềm ẩn của hiện tượng thời tiết El Nino đến mùa vụ và các nhà cung cấp khác.

Phát biểu với các quan chức tại tỉnh Cagayan (miền Bắc) trong chuyến thị sát để đánh giá hậu quả của bão Doksuri, Tổng thống Marcos cho biết: “Tôi đang nghĩ về nguồn cung gạo quốc gia. Các nước Đông Nam Á đều đang chuẩn bị ứng phó với El Nino."

Philippines, một trong những nước nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới, thường mua gạo từ Việt Nam. Tuy nhiên, Tổng thống Marcos cho biết nguồn cung có thể hạn chế vì nhiều người mua khác cũng đang tìm đến đây. Vì vậy, ông đang cân nhắc việc tìm thỏa thuận cung ứng gạo với Ấn Độ.

Hiện người phát ngôn Bộ Lương thực Ấn Độ chưa bình luận gì về thông tin này.

Tuần trước, Ấn Độ đã cấm xuất khẩu gạo để giảm giá trong nước, vốn đang ở mức cao vì mưa lớn gây ảnh hưởng nặng nề đến mùa vụ. Tuy nhiên, New Delhi để ngỏ khả năng ký các thỏa thuận giữa các chính phủ, cho biết sẽ cân nhắc đáp ứng các đề nghị của các quốc gia đang cần mua gạo.

Hoạt động nhập khẩu gạo của Philippines được giao cho các công ty tư nhân. Tuy nhiên, cơ quan nhà nước về thu mua gạo từ nông dân địa phương để phục vụ dự trữ gạo quốc gia có thể nhập một lượng gạo theo đề xuất của Tổng thống trong tình huống khẩn cấp.

VietnamPlus

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Truyền thông Mexico đánh giá cao vai trò của Việt Nam trên các diễn đàn đa phương

Truyền thông Mexico đánh giá cao vai trò của Việt Nam trên các diễn đàn đa phương

Những sáng kiến và đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn quốc tế quan trọng như Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) và Hội nghị thượng đỉnh của Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) một lần nữa khẳng định uy tín và vị thế ngày càng tăng của Việt Nam trên trường quốc tế.

APEC kêu gọi tăng cường hợp tác đa phương, cải cách WTO

APEC kêu gọi tăng cường hợp tác đa phương, cải cách WTO

Lãnh đạo các nền kinh tế thành viên Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) ngày 17/11 ra tuyên bố chung kêu gọi hợp tác đa phương hiệu quả để đối phó với nhiều thách thức trong các lĩnh vực thương mại và đầu tư, môi trường, an ninh lương thực, an ninh năng lượng.

Số ca mắc sởi trên toàn cầu tăng tới 20%

Số ca mắc sởi trên toàn cầu tăng tới 20%

Số ca mắc bệnh sởi trên thế giới trong năm 2023 đã tăng 20% so với năm trước đó lên 10,3 triệu ca, cho thấy khoảng trống đáng báo động trong việc bao phủ vaccine ngừa bệnh. Đây là kết quả của một nghiên cứu, được đưa ra trong báo cáo chung của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ, công bố ngày 14/11.

AFD đánh giá cao Việt Nam trong lồng ghép mục tiêu kinh tế và phát triển bền vững

AFD đánh giá cao Việt Nam trong lồng ghép mục tiêu kinh tế và phát triển bền vững

Ngày 12/11 tại cuộc tọa đàm ở trụ sở Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) ở thủ đô Paris, các chuyên gia nhận định rằng Việt Nam có sự ổn định chính trị-xã hội cao, cùng với sự thận trọng trong việc điều hành các công cụ chính sách, trong đó có ngân sách và tiền tệ. Do vậy, nền kinh tế Việt Nam được đánh giá có sức hút và triển vọng đạt tốc độ tăng trưởng vững chắc.

Thách thức với Thủ tướng Nhật Bản trong nhiệm kỳ mới

Thách thức với Thủ tướng Nhật Bản trong nhiệm kỳ mới

Ông Ishiba Shigeru đã tái đắc cử chức Thủ tướng Nhật Bản trong cuộc bỏ phiếu của Quốc hội ngày 11/11 và sẽ thành lập một chính phủ thiểu số. Trước cuộc bỏ phiếu tại Quốc hội, nội các của ông Ishiba đã từ chức, mở đường cho việc thành lập chính phủ mới.

Qatar tuyên bố tạm ngừng vai trò trung gian đàm phán về Gaza

Qatar tuyên bố tạm ngừng vai trò trung gian đàm phán về Gaza

Ngày 9/11 (giờ địa phương), người phát ngôn Bộ Ngoại giao Qatar, Majed Al Ansari, tuyên bố nước này tạm ngừng vai trò trung gian đàm phán về một lệnh ngừng bắn và trao trả con tin tại Dải Gaza cho tới khi Hamas và Israel chứng minh được “thái độ nghiêm túc” trong đối thoại.

fbytzltw