Nga nêu điều kiện để tham gia trở lại Sáng kiến ngũ cốc Biển Đen

Theo hãng thông tấn RIA, ngày 19/7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga, bà Maria Zakharova tuyên bố nếu Bản ghi nhớ (MoU) giữa Nga và Liên hợp quốc (LHQ) về xuất khẩu ngũ cốc và phân bón của nước này không được thực hiện đầy đủ trong vòng 3 tháng tới, Moskva sẽ không đàm phán về thỏa thuận cho phép xuất khẩu ngũ cốc Ukraine qua Biển Đen.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova.

Tháng 7/2022, LHQ và Thổ Nhĩ Kỳ đã đứng ra làm trung gian cho Sáng kiến ngũ cốc Biển Đen nhằm giúp giải quyết cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu ngày càng trầm trọng do tình hình xung đột giữa Nga và Ukraine - hai nước xuất khẩu ngũ cốc hàng đầu thế giới. Trong khuôn khổ sáng kiến, Nga và LHQ đã ký MoU về việc tạo điều kiện cung cấp các sản phẩm nông nghiệp và phân bón của Nga ra thị trường thế giới, trong khi Ukraine ký thỏa thuận với Thổ Nhĩ Kỳ và LHQ về xuất khẩu thực phẩm và phân bón an toàn từ Ukraine qua Biển Đen. Thỏa thuận đã 3 lần được gia hạn và đã hết hiệu lực vào ngày 17/7 vừa qua.

Trong tuyên bố mới nhất, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Zakharova nhấn mạnh "LHQ có 3 tháng để thực hiện MoU và đạt kết quả cụ thể".

Bà Zakharova nêu rõ Nga chỉ đồng ý trở lại đối thoại về khôi phục sáng kiến ngũ cốc sau khi có các kết quả cụ thể trong việc thực hiện phần thỏa thuận liên quan đến Nga, chứ không phải những "cam đoan" hay "hứa hẹn" của LHQ và phương Tây.

Trước đó, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov tuyên bố phần thỏa thuận liên quan đến Nga không được thực hiện nên thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen đã hết hiệu lực vào ngày 17/7. Ông Peskov khẳng định ngay khi phần liên quan đến Nga được thực hiện, phía Nga sẽ "ngay lập tức" quay trở lại thực hiện thỏa thuận.

Báo Tin tức

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chính phủ Mỹ đứng trước nguy cơ vỡ nợ

Chính phủ Mỹ đứng trước nguy cơ vỡ nợ

Tổ chức tư vấn Trung tâm Chính sách Lưỡng đảng (BPC) của Mỹ ngày 24/3 cảnh báo chính phủ nước này sẽ đứng trước nguy cơ vỡ nợ đối với một phần trong khoản nợ 36.600 tỷ USD vào giai đoạn từ giữa tháng 7 đến đầu tháng 10/2025 nếu Quốc hội không hành động để nâng trần vay nợ của Washington.

Báo động đỏ với nền kinh tế châu Âu

Báo động đỏ với nền kinh tế châu Âu

Đối mặt với tăng trưởng yếu và áp lực địa chính trị, kinh tế châu Âu đang ở thời điểm quyết định. Giải pháp tăng cường cạnh tranh có thể giúp khu vực vượt qua khủng hoảng hay không?

fb yt zl tw