Nga cấm xuất khẩu xăng trong 6 tháng

Nga công bố lệnh cấm xuất khẩu xăng trong sáu tháng từ ngày 1/3, bù đắp cho nhu cầu ngày càng tăng trong nước, đồng thời nhằm bảo trì các nhà máy lọc dầu theo kế hoạch. Sẽ có áp lực lên giá xăng thế giới?

Nga chính thức cấm xuất khẩu xăng trong vòng sáu tháng, kể từ ngày 1/3.
Nga chính thức cấm xuất khẩu xăng trong vòng sáu tháng, kể từ ngày 1/3.

Theo Hãng tin Reuters, lệnh cấm xuất khẩu xăng được Đài RBC của Nga đưa tin đầu tiên và đã được phát ngôn viên - Phó thủ tướng Alexander Novak xác nhận.

Đài RBC đưa tin ngày 27/2, Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin đã phê chuẩn lệnh cấm xuất khẩu xăng trong vòng sáu tháng, bắt đầu từ ngày 1/3.

Ngoài ra, nguồn tin của Đài RBC cũng cho biết một quyết định khác đã được đưa ra nhằm tăng giá bán dầu diesel trên sàn giao dịch chứng khoán lên 16%.

Trước đó, Phó thủ tướng Alexander Novak đã gửi đề xuất ban hành lệnh cấm xuất khẩu xăng dầu tạm thời lên Thủ tướng Mishustin.

Cụ thể, trong bức thư ngày 21/2, ông Novak lưu ý thời điểm nhu cầu nhiên liệu tăng cao sẽ sớm đến trên thị trường nội địa, đó cũng là giai đoạn các nhà máy lọc dầu bảo trì theo kế hoạch và cũng chuẩn bị cho kỳ nghỉ hè của người dân.

“Để giải quyết nhu cầu cao điểm về các sản phẩm xăng dầu, chúng ta cần thực hiện các biện pháp giúp ổn định giá xăng dầu trên thị trường sản phẩm xăng dầu trong nước”, ông Novak tuyên bố.

Cũng theo RBC, giá xăng AI-92 và AI-95 cũng như dầu diesel đã tăng 8% đến 23% kể từ đầu năm nay.

Trước đây, Nga từng áp lệnh cấm xuất khẩu xăng tương tự từ tháng 9 đến tháng 11/2023, nhằm khắc phục tình trạng giá cả trong nước tăng cao và tình trạng thiếu hụt xăng.

Chỉ bốn nước thuộc khối Liên Xô cũ gồm Belarus, Kazakhstan, Armenia và Kyrgyzstan được miễn lệnh cấm này.

Ở thời điểm đó, giá dầu diesel ở châu Âu tăng thêm 5%, đạt mức hơn 1.000 USD/tấn.

Khác với lần cấm xuất khẩu xăng trước, lệnh cấm mới được ban hành lần này sẽ không mở rộng sang các quốc gia thành viên của Liên minh Kinh tế Á - Âu (EAEU) gồm Mông Cổ, Uzbekistan và hai khu vực ly khai do Nga hậu thuẫn ở Georgia là Nam Ossetia và Abkhazia.

Theo Tuổi trẻ

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Lòng bao dung - chìa khóa xây dựng hòa bình

Lòng bao dung - chìa khóa xây dựng hòa bình

Trong một thế giới đầy thách thức và biến động bởi chia rẽ và xung đột, những triết lý của Đức Phật về lòng từ bi, trí tuệ và bao dung là chìa khóa để con người vượt qua thù hận, xây dựng tương lai hòa bình và phát triển bền vững cho toàn nhân loại.

Chuyến công du của Tổng thống Donald Trump và 'hồi âm' từ vùng đất nhiều ngã rẽ

Chuyến công du của Tổng thống Donald Trump và 'hồi âm' từ vùng đất nhiều ngã rẽ

Chuyến công du Trung Đông mới đây của Tổng thống Mỹ Donald Trump không đơn thuần là một chuỗi hoạt động ngoại giao mang tính biểu tượng. Ẩn sau các tuyên bố hợp tác và lễ ký kết hàng chục tỷ USD là sự tái khẳng định chiến lược của Washington nhằm định hình lại vai trò của mình tại khu vực vốn nhiều biến động này.

Triển vọng nào cho đàm phán Nga - Ukraine?

Triển vọng nào cho đàm phán Nga - Ukraine?

Lần đầu tiên sau hơn 3 năm, Nga và Ukraine sẽ ngồi vào bàn đàm phán, tìm giải pháp chấm dứt cuộc xung đột hiện tại. Đây sẽ là cuộc đàm phán hòa bình trực tiếp đầu tiên giữa hai bên kể từ khi xung đột nổ ra vào tháng 2/2022, với kỳ vọng sẽ trở thành dấu mốc quan trọng trên hành trình tìm kiếm giải pháp lâu dài, dù còn nhiều “ẩn số”.

Moskva công bố các chủ đề sẽ đưa ra trong cuộc đàm phán với Kiev tại Istanbul

Moskva công bố các chủ đề sẽ đưa ra trong cuộc đàm phán với Kiev tại Istanbul

Theo Thứ trưởng Ngoại giao Liên bang Nga Sergey Ryabkov, Moskva (Moscow) muốn thảo luận về một “giải pháp ổn định lâu dài” với Kiev trong cuộc đàm phán dự kiến sắp tới tại Istanbul, bao gồm cả việc công nhận các vùng lãnh thổ trước đây thuộc Ukraine như một phần không thể tách rời của Liên bang Nga.

fb yt zl tw