New Zealand dỡ bỏ các biện pháp hạn chế COVID-19 cuối cùng

Chính phủ New Zealand sẽ dỡ bỏ tất cả các biện pháp hạn chế COVID-19 cuối cùng liên quan đến việc đeo khẩu trang và cách ly từ nửa đêm 15/8, sau hơn 3 năm triển khai.

Từ ngày 15/8, người dân New Zealand không cần đeo khẩu trang tại cơ sở y tế và cách ly 7 ngày nếu mắc COVID-19.

Hãng Reuters dẫn tuyên bố của Bộ trưởng Y tế New Zealand Ayesha Verrall ngày 14/8 cho biết kể từ ngày 15/8, người dân nước này sẽ không còn phải đeo khẩu trang tại các cơ sở chăm sóc y tế hoặc cách ly trong 7 ngày sau khi mắc COVID-19.

“Mặc dù số ca mắc của chúng ta sẽ tiếp tục dao động, nhưng chúng ta sẽ không lặp lại tỷ lệ cao đỉnh điểm như năm ngoái. Điều này, kết hợp với mức độ miễn dịch của người dân, chúng ta có thể loại bỏ một cách an toàn các hạn chế còn lại”, bà Verrall nói.

Chính phủ New Zealand đã dỡ bỏ hầu hết biện pháp kiểm soát COVID-19 vào năm 2022, sau khi tỷ lệ tiêm chủng đạt mức cao và hệ thống bệnh viện ở nước này đã vượt qua thành công một mùa đông mà không bị quá tải.

Trong khi cách xử lý đại dịch của chính phủ New Zealand được công nhận trên toàn cầu vì đã giữ tỷ lệ lây nhiễm và tử vong ở mức thấp, thì trong nước, họ lại vấp phải sự chỉ trích vì kéo dài thời gian phong tỏa, đóng cửa trường học và đóng cửa biên giới.

Thủ tướng Chris Hipkins khẳng định việc chính thức chấm dứt các hạn chế là một cột mốc quan trọng.

“Tôi tin rằng người dân New Zealand có thể vô cùng tự hào về những gì chúng ta đã cùng nhau đạt được. Chúng ta ở nhà, chúng ta đã hy sinh, chúng ta đã tiêm phòng và hoàn toàn không có nghi ngờ gì về việc chúng ta đã cứu sống được nhiều người”, Thủ tướng Hipkins lưu ý.

Mặc dù không còn bắt buộc, Bộ trưởng Y tế Zealand vẫn khuyến nghị mọi người nên ở nhà trong 5 ngày nếu họ không khỏe hoặc có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2.

Theo Báo Tin tức

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chính phủ Mỹ đứng trước nguy cơ vỡ nợ

Chính phủ Mỹ đứng trước nguy cơ vỡ nợ

Tổ chức tư vấn Trung tâm Chính sách Lưỡng đảng (BPC) của Mỹ ngày 24/3 cảnh báo chính phủ nước này sẽ đứng trước nguy cơ vỡ nợ đối với một phần trong khoản nợ 36.600 tỷ USD vào giai đoạn từ giữa tháng 7 đến đầu tháng 10/2025 nếu Quốc hội không hành động để nâng trần vay nợ của Washington.

Báo động đỏ với nền kinh tế châu Âu

Báo động đỏ với nền kinh tế châu Âu

Đối mặt với tăng trưởng yếu và áp lực địa chính trị, kinh tế châu Âu đang ở thời điểm quyết định. Giải pháp tăng cường cạnh tranh có thể giúp khu vực vượt qua khủng hoảng hay không?

fb yt zl tw