GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG:

Nền tảng vững chắc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng ở Trường Sa

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng giữ vị trí trọng yếu trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đồng thời trở thành nhiệm vụ hàng đầu của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân. Trên Quần đảo Trường Sa, cấp ủy đảng các cấp đã triển khai nhiều hoạt động nhằm củng cố nhận thức, bản lĩnh chính trị cho cán bộ, chiến sĩ, trong đó giáo dục truyền thống đóng vai trò quan trọng.

baolaocai-br_9032.jpg
baolaocai-br_2giao-duc-truyen-thong-thong-qua-cac-tu-lieu-lich-su-va-loi-day-cua-cac-bac-tien-boi-luon-mang-lai-hieu-qua-cho-can-bo-chien-si-tren-quan-dao-truong-sa-1.jpg
Nhà truyền thống luôn là địa chỉ được đông đảo cán bộ, chiến sĩ đảo Trường Sa đến tìm hiểu, học tập.

Nằm ngay trung tâm đảo, Nhà truyền thống Trường Sa mang trong mình sứ mệnh đặc biệt: lưu giữ, tái hiện lịch sử đấu tranh kiên cường của quân và dân Việt Nam trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển đảo. Hàng ngàn tư liệu lịch sử, kỷ vật, bản đồ, hình ảnh trưng bày tại đây không chỉ khẳng định chủ quyền hai quần đảo: Trường Sa, Hoàng Sa mà còn là nguồn tư liệu quý báu giúp thế hệ hôm nay hiểu rõ hơn về chặng đường đầy gian lao nhưng cũng hào hùng của dân tộc.

baolaocai-br_9025.jpg
Tượng Bác Hồ được đặt ở vị trí trang trọng nhất tại Nhà truyền thống.

Bước vào không gian trang nghiêm của Nhà truyền thống, hình ảnh chúng tôi bắt gặp đầu tiên là tượng Bác Hồ giơ tay chào. Phía sau là bản đồ Tổ quốc với hai quần đảo thân yêu của Tổ quốc trên Biển Đông, hiện lên như một biểu tượng thiêng liêng. Những dòng chữ khắc lời dạy của Bác khi Người đến thăm bộ đội hải quân vào ngày 15/3/1961: “Ngày trước ta chỉ có đêm và rừng. Ngày nay ta có ngày, có trời, có biển. Bờ biển ta dài, tươi đẹp, ta phải biết giữ gìn lấy nó”. Lời căn dặn của Bác càng khắc sâu trong tâm khảm mỗi chiến sĩ về trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biển đảo.

baolaocai-br_1chien-si-truong-van-quyen-va-huynh-ngoc-thach-cung-dong-doi-doc-loi-day-cua-bac-tai-nha-truyen-thong-truong-sa.jpg
Chiến sĩ Trương Văn Quyền và Huỳnh Ngọc Thạch cùng đồng đội tìm hiểu Nhà truyền thống.

Tranh thủ thời gian nghỉ ngơi, chiến sĩ trẻ Trương Văn Quyền và Huỳnh Ngọc Thạch cùng một số đồng đội thường xuyên lui tới Nhà truyền thống tìm hiểu, học tập, nâng cao hiểu biết. Những hiện vật, bức ảnh, tư liệu lịch sử trưng bày nơi đây giúp họ hiểu sâu sắc hơn về truyền thống đơn vị, sự hy sinh lớn lao của các thế hệ đi trước.

“Ngay khi đặt chân ra đảo, chúng tôi đã được đơn vị tổ chức tham quan Nhà truyền thống. Những tư liệu, kỷ vật này giúp tôi thêm tự hào về truyền thống đơn vị, ý thức rõ hơn về sứ mệnh bảo vệ chủ quyền biển đảo”.

- chiến sĩ Trương Văn Quyền -

Lời thề thiêng liêng trong diễn văn của Đại tướng Lê Đức Anh tại lễ kỷ niệm 33 năm thành lập Hải quân nhân dân Việt Nam trên đảo Trường Sa ngày 7/5/1988 được khắc nổi treo trang trọng tại Nhà truyền thống: “… Chúng ta xin thề trước hương hồn của tổ tiên ta, trước hương hồn của các cán bộ, chiến sĩ đã hy sinh vì Tổ quốc, xin hứa với đồng bào cả nước, xin nhắn nhủ với các thế hệ mai sau: Quyết tâm bảo vệ bằng được Tổ quốc thân yêu của chúng ta, bảo vệ bằng được quần đảo Trường Sa - một phần lãnh thổ và lãnh hải thiêng liêng của Tổ quốc chúng ta”.

“Những lời dạy của các bậc tiền bối là kim chỉ nam, giúp chúng tôi nhận thức rõ rằng bảo vệ chủ quyền không chỉ là nhiệm vụ mà còn là vinh dự lớn lao”.

- chiến sĩ Huỳnh Ngọc Thạch -

baolaocai-br_9075.jpg
Giáo dục truyền thống giúp nâng cao bản lĩnh, hun đúc tinh thần thép cho các cán bộ, chiến sĩ trên đảo.

Không chỉ dừng lại ở hoạt động tham quan Nhà truyền thống, công tác giáo dục truyền thống trên Quần đảo Trường Sa còn được triển khai thông qua nhiều hình thức sinh động và hiệu quả. Những câu chuyện về tinh thần kiên trung của lớp lớp thế hệ đi trước được chuyển tải trong các buổi sinh hoạt chính trị, văn hóa. Các cuộc giao lưu giữa chiến sĩ trẻ với cựu chiến binh, sĩ quan lão thành hay những cuộc thi tìm hiểu về biển đảo, truyền thống đơn vị tạo cơ hội để mỗi quân nhân hiểu sâu sắc hơn về nhiệm vụ thiêng liêng mà mình đang gánh vác.

“Đơn vị luôn chú trọng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, chiến sĩ, đặc biệt là chiến sĩ trẻ. Trong đó, giáo dục truyền thống giúp nâng cao nhận thức, hun đúc tinh thần yêu nước, ý chí bảo vệ Tổ quốc, rèn luyện bản lĩnh kiên cường, sẵn sàng đối mặt với mọi thử thách”.

- Thượng tá Phạm Tiến Điệp, Bí thư Đảng ủy, Chính trị viên đảo Trường Sa -

Bên cạnh giáo dục truyền thống, công tác bồi dưỡng lý luận chính trị cũng được triển khai đồng bộ. Chiến sĩ trên Quần đảo Trường Sa được trang bị kiến thức về chủ quyền biển đảo, chính sách đối ngoại, quốc phòng của Đảng và Nhà nước. Các chuyên đề về tư tưởng Hồ Chí Minh, Chủ nghĩa Mác - Lênin không ngừng được cập nhật, giúp mỗi quân nhân hiểu rõ hơn về âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, từ đó nâng cao khả năng nhận diện, phản bác những luận điệu sai trái.

Ngoài ra, những buổi sinh hoạt chính trị, văn hóa thường kỳ cũng góp phần quan trọng trong công tác giáo dục tư tưởng. Những cuộc thi tìm hiểu về lịch sử, truyền thống Đảng Cộng sản Việt Nam hay các hoạt động giao lưu văn nghệ đều hướng đến mục tiêu chung: Bồi đắp lòng yêu nước, củng cố niềm tin, khơi dậy tinh thần trách nhiệm trong mỗi cán bộ, chiến sĩ.

Trên Quần đảo Trường Sa, giáo dục truyền thống không đơn thuần là hoạt động tuyên truyền mà đã trở thành một phần không thể thiếu trong công tác xây dựng bản lĩnh chính trị, củng cố niềm tin, hun đúc ý chí chiến đấu của cán bộ, chiến sĩ. Nhờ đó, mỗi quân nhân không chỉ vững vàng về tư tưởng mà còn kiên định trong nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo.

Trong bối cảnh tình hình Biển Đông diễn biến phức tạp, những âm mưu xuyên tạc, phủ nhận chủ quyền càng trở nên tinh vi, công tác giáo dục truyền thống càng khẳng định vai trò quan trọng. Những bài học lịch sử, những câu chuyện về tinh thần chiến đấu kiên cường của cha anh chính là vũ khí sắc bén để mỗi cán bộ, chiến sĩ thêm vững tâm, không dao động trước bất kỳ luận điệu sai trái nào.

baolaocai-br_5.jpg
baolaocai-br_2.jpg
baolaocai-br_4.jpg
baolaocai-br_1.jpg
3.jpg
Những hiện vật, bức ảnh trưng bày tại Nhà truyền thống Trường Sa giúp cán bộ, chiến sĩ hiểu hơn về truyền thống chiến đấu anh dũng của dân tộc Việt Nam trên chặng đường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nói chung, bảo vệ chủ quyền biển, đảo nói riêng.

Những chiến sĩ trẻ như Trương Văn Quyền, Huỳnh Ngọc Thạch - những người vừa ra công tác trên đảo, nhờ được giáo dục truyền thống mà thêm vững tin, sẵn sàng tiếp nối truyền thống đơn vị anh hùng. Tinh thần ấy chính là minh chứng rõ nét nhất cho hiệu quả của công tác giáo dục truyền thống trên Quần đảo Trường Sa.

Từ những câu chuyện lịch sử đến những bài học thực tiễn; từ những buổi sinh hoạt chính trị đến những phút lặng nhìn kỷ vật trong Nhà truyền thống, tất cả đã tạo nên nền tảng vững chắc, giúp cán bộ, chiến sĩ ở Trường Sa thêm kiên định, vững vàng, quyết tâm bảo vệ từng tấc biển, tấc đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Cải cách tổ chức bộ máy, nỗi niềm của cán bộ, công chức

Cải cách tổ chức bộ máy, nỗi niềm của cán bộ, công chức

Chủ trương về sáp nhập cấp xã, bỏ cấp huyện và hợp nhất một số tỉnh không đủ tiêu chí của Trung ương đang được dư luận quan tâm, là chủ đề "nóng" bàn luận rôm rả từ vài tháng nay. Người dân đồng tình ủng hộ vì giảm gánh nặng hành chính, dành nguồn lực cho đầu tư, giúp đất nước phát triển.

Tâm tình người lính đảo

Tâm tình người lính đảo

Trường Sa - hai tiếng thiêng liêng ấy luôn khắc sâu trong trái tim người lính biển. Đó không chỉ là vùng biển đảo xa xôi giữa đại dương bao la mà còn là ngôi nhà thứ hai, nơi những người lính hải quân ngày đêm canh giữ chủ quyền biển đảo Tổ quốc. Ở nơi đầu sóng ngọn gió, họ đã sống, chiến đấu và yêu thương nhau như những người anh em ruột thịt. Và khi phải rời xa nơi này, trong lòng họ trào dâng bao nỗi niềm sâu kín.

Mục tiêu cuối cùng là tiếp tục nâng cao đời sống nhân dân, đất nước vững mạnh

Mục tiêu cuối cùng là tiếp tục nâng cao đời sống nhân dân, đất nước vững mạnh

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh điều này tại buổi gặp mặt đông đảo các đại biểu cán bộ lão thành cách mạng, người có công, gia đình chính sách tiêu biểu ở các tỉnh miền Trung và một số tỉnh Tây Nguyên nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước

Đại hội Chi bộ Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh lần thứ X, nhiệm kỳ 2025 - 2030

Đại hội Chi bộ Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh lần thứ X, nhiệm kỳ 2025 - 2030

Ngày 27/3, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh tổ chức Đại hội Chi bộ lần thứ X, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đại hội đã tán thành những nội dung cơ bản về đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết Chi bộ nhiệm kỳ 2020 - 2025 và phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ giải pháp nhiệm kỳ 2025 - 2030 trong báo cáo chính trị trình đại hội.

Ban Chỉ huy Quân sự xã Bản Qua: Làm tốt nhiệm vụ quân sự, quốc phòng khu vực biên giới

Ban Chỉ huy Quân sự xã Bản Qua: Làm tốt nhiệm vụ quân sự, quốc phòng khu vực biên giới

Xã Bản Qua, huyện Bát Xát có hơn 100 cán bộ, chiến sĩ dân quân, được xếp vào các lực lượng Ban Chỉ huy Quân sự xã, Trung đội Dân quân cơ động, Trung đội Súng máy phòng không 12,7 mm và Binh chủng đảm bảo. Xác định công tác đảm bảo quốc phòng, an ninh ở khu vực biên giới là nhiệm vụ quan trọng, Ban Chỉ huy Quân sự xã Bản Qua luôn phát huy tinh thần thi đua quyết thắng, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Xây dựng lực lượng dân quân, tự vệ vững mạnh, rộng khắp

Kỷ niệm 90 năm Ngày truyền thống Dân quân tự vệ Việt Nam (28/3/1935 - 28/3/2025) Xây dựng lực lượng dân quân, tự vệ vững mạnh, rộng khắp

Tháng 12/2024, thành phố Lào Cai thành lập Trung đội Dân quân thường trực. Sự góp mặt của đơn vị này có ý nghĩa quan trọng trong xây dựng dân quân thường trực, phù hợp và đúng chủ trương, tinh thần Nghị quyết số 24 của Bộ Chính trị về chiến lược quốc phòng Việt Nam; nhằm đáp ứng tốt hơn nhiệm vụ trước mắt cũng như lâu dài trong xây dựng khu vực phòng thủ của tỉnh nói chung, thành phố nói riêng; đánh dấu bước phát triển lớn mạnh của lực lượng dân quân, tự vệ thành phố Lào Cai.

Các đồn biên phòng của Lào Cai hội đàm với lực lượng kiểm soát xuất - nhập cảnh Hà Khẩu, Vân Nam (Trung Quốc)

Các đồn biên phòng của Lào Cai hội đàm với lực lượng kiểm soát xuất - nhập cảnh Hà Khẩu, Vân Nam (Trung Quốc)

Sáng 27/3, tại thành phố Lào Cai diễn ra buổi hội đàm định kỳ giữa 4 đồn biên phòng: Bát Xát, Cửa khẩu quốc tế Lào Cai, Mường Khương, Pha Long (Việt Nam) với Trạm Kiểm soát biên phòng xuất - nhập cảnh Hà Khẩu, Vân Nam (Trung Quốc) và các phân trạm đối đẳng.

[Ảnh] Lực lượng dân quân, tự vệ phát huy vai trò nòng cốt tại cơ sở

[Ảnh] Lực lượng dân quân, tự vệ phát huy vai trò nòng cốt tại cơ sở

Thời gian qua, lực lượng dân quân, tự vệ trên địa bàn tỉnh đã chú trọng làm tốt công tác huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ quân sự - quốc phòng địa phương, đồng thời, tích cực tham gia thực hiện các nhiệm vụ chính trị do cấp ủy đảng, chính quyền phân công. Qua đó góp phần làm đẹp thêm hình ảnh những chiến sĩ “sao vuông” trong lòng dân.

fb yt zl tw