Bác sĩ nơi đảo xa

Giữa trùng khơi xa xôi, nơi đầu sóng ngọn gió của Quần đảo Trường Sa, có những chiến sĩ khoác trên mình chiếc áo blouse trắng ngày đêm tận tụy chăm sóc sức khỏe cho quân, dân trên đảo và ngư dân vươn khơi bám biển.

5409.jpg
1bac-si-thuong-uy-hoang-van-tuan-kham-benh-cho-nguoi-dan-tren-dao-truong-sa.jpg
Bác sĩ - Thượng úy Hoàng Văn Tuấn khám bệnh cho người dân trên đảo Trường Sa.

Tháng 7 năm 2024, bác sĩ - Thượng úy Hoàng Văn Tuấn công tác tại Bệnh viện Quân y 175 được điều ra nhận nhiệm vụ tại Trung tâm Y tế thị trấn Trường Sa (đảo Trường Sa). Anh chia sẻ, đối tượng khám - chữa bệnh chủ yếu là cán bộ, chiến sĩ, người dân trên đảo và ngư dân gặp nạn trong quá trình đánh bắt trên biển. Với vai trò như một bệnh viện tuyến trên của quần đảo, trung tâm có đầy đủ trang - thiết bị cơ bản để khám - chữa bệnh và cấp cứu, giúp quân, dân trên đảo yên tâm sinh sống, làm việc.

7801.jpg
Bác sĩ Tuấn chuẩn bị thuốc cấp phát cho cán bộ, chiến sĩ đến khám bệnh.

Nhớ lại quãng thời gian đầu nhận công tác, bác sĩ Tuấn không thể quên kỷ niệm tiếp nhận hai ca cấp cứu ngư dân nguy kịch: Một ca gãy xương cẳng chân và một ca chấn thương sọ não hở. Các bác sĩ đã nhanh chóng hội chẩn từ xa với chuyên gia của Bệnh viện Quân y 175, thống nhất phương án vận chuyển bệnh nhân về đất liền bằng máy bay. Nhờ sự phối hợp kịp thời, các bệnh nhân được cứu chữa thành công, hồi phục nhanh chóng.

9514.jpg
Bác sĩ - Thiếu tá Võ Cát Thành, một trong những người thực hiện thành công ca mổ trực tuyến cho đồng đội trên đảo bị đau ruột thừa cấp.

Không chỉ bác sĩ Tuấn, nhiều y - bác sĩ khác cũng đang ngày đêm dốc sức vì sức khỏe của quân, dân trên đảo. Bác sĩ - Thiếu tá Võ Cát Thành - kíp trưởng kíp quân y đảo An Bang kể lại ca mổ đáng nhớ vào ngày 2/11/2024. Một chiến sĩ trên đảo xuất hiện triệu chứng đau ruột thừa cấp, ngay lập tức, kíp quân y báo cáo với Bệnh viện Quân y 4 để hội chẩn từ xa. Trong điều kiện thiếu thốn về nhân lực và trang - thiết bị, đường truyền hệ thống telemedicine không ổn định, nhưng dưới sự chỉ đạo của Đại tá - Bác sĩ cao cấp Trương Quang Thắng, Phó Giám đốc Y vụ cùng kíp trực chuyên môn, thông qua hệ thống telemedicine kết hợp điện thoại, ca phẫu thuật cắt ruột thừa viêm bắt đầu lúc 3 giờ ngày 3/11. Sau hơn một giờ nỗ lực, các bác sĩ trên đảo An Bang đã thực hiện thành công ca mổ trực tuyến.

Là bác sĩ chuyên khoa ngoại 1, Thiếu tá Võ Cát Thành được điều ra đảo An Bang công tác từ đầu tháng 8/2024.

Công tác ngoài đảo đòi hỏi các bác sĩ phải kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ, từ khám - chữa bệnh thông thường đến cấp cứu, phẫu thuật và chăm sóc hậu phẫu như một bác sĩ đa khoa.

Bác sĩ, Thiếu tá Võ Cát Thành

Mặc dù điều kiện cơ sở vật chất trên đảo còn nhiều khó khăn so với đất liền, nhưng đội ngũ y - bác sĩ tại Trung tâm Y tế thị trấn Trường Sa và các bệnh xá trên đảo vẫn luôn cố gắng chăm sóc sức khỏe cho quân, dân. Trong năm 2024, Trung tâm đã khám, phát thuốc cho gần 2.000 lượt bệnh nhân, cấp cứu 98 ca, phẫu thuật 168 ca và chuyển 3 ca bệnh nặng bằng trực thăng về đất liền. Đặc biệt, nhiều ca bệnh phức tạp như đột quỵ, chấn thương sọ não, mổ ruột thừa hay hộ sinh đều được xử lý thành công.

2nguoi-dan-tren-dao-ngu-dan-luon-duoc-doi-ngu-y-bac-si-quan-tam-cham-soc-suc-khoe-mien-phi-1.jpg
Công tác chăm sóc sức khỏe cho cán bộ, chiến sĩ, người dân và ngư dân trên Quần đảo Trường Sa luôn được thực hiện bằng trái tim của thầy thuốc và trách nhiệm, tình cảm của người lính.

Không chỉ chăm sóc sức khỏe cho quân và dân trên đảo, các y - bác sĩ còn là chỗ dựa vững chắc cho ngư dân trên biển. Mỗi năm, có hàng chục ngàn lượt tàu cá hoạt động trên vùng biển Trường Sa, trong đó không ít ngư dân gặp nạn được các bác sĩ trên đảo cứu chữa kịp thời. Riêng tại đảo An Bang, trong năm 2024, kíp quân y đã hỗ trợ, cấp cứu 11 ngư dân gặp nạn.

Để nâng cao chất lượng khám - chữa bệnh, nhiều thiết bị y tế hiện đại đã được trang bị cho Trung tâm Y tế thị trấn Trường Sa và các bệnh xá trên đảo như hệ thống khám chữa nha khoa, máy chụp X-quang kỹ thuật số, máy siêu âm màu 4 chiều, máy gây mê kèm thở. Đặc biệt, hệ thống telemedicine giúp kết nối trực tiếp với các bác sĩ đầu ngành từ đất liền, hỗ trợ chẩn đoán và điều trị từ xa, góp phần cứu sống nhiều bệnh nhân trong tình huống khẩn cấp.

Nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân, hiện nay tại các đảo như Trường Sa, Đá Tây A, Song Tử Tây, Nam Yết, Sơn Ca, Sinh Tồn, Phan Vinh, Đá Tây, An Bang… đều có bệnh xá với đội ngũ y - bác sĩ có chuyên môn cao, tận tâm với nghề. Họ không chỉ là thầy thuốc, mà còn là những chiến sĩ kiên cường bám trụ nơi đầu sóng, góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

2nguoi-dan-tren-dao-ngu-dan-luon-duoc-doi-ngu-y-bac-si-quan-tam-cham-soc-suc-khoe-mien-phi-2.jpg
2nguoi-dan-tren-dao-ngu-dan-luon-duoc-doi-ngu-y-bac-si-quan-tam-cham-soc-suc-khoe-mien-phi-3.jpg
Vượt lên những khó khăn, thiếu thốn về trang - thiết bị, những bác sỹ quân y luôn tận tụy, trách nhiệm với nhiệm vụ.

Dẫu còn nhiều khó khăn, gian khổ, nhưng những chiến sĩ khoác trên mình chiếc áo blouse trên Quần đảo Trường Sa vẫn luôn tận tụy, trách nhiệm với công việc. Mỗi ca bệnh được chữa trị thành công, mỗi sinh mạng được cứu sống là niềm vui, động lực để họ tiếp tục cống hiến.

Như lời Bác Hồ từng căn dặn: "Lương y như từ mẫu", những bác sĩ nơi đảo xa không chỉ là người chữa bệnh, mà còn là người đồng hành, sẻ chia với quân, dân, ngư dân trên biển, đảo. Nhờ có họ, những con tàu vẫn vững vàng ra khơi, những chiến sĩ vẫn kiên cường bảo vệ chủ quyền và những người dân vẫn an tâm bám đảo, giữ vững biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

24 nữ dân quân được tuyển chọn tham gia huấn luyện diễu binh, diễu hành kỷ niệm 80 năm Quốc khánh (2/9)

24 nữ dân quân được tuyển chọn tham gia huấn luyện diễu binh, diễu hành kỷ niệm 80 năm Quốc khánh (2/9)

Ngày 8/4, Đoàn công tác Quân khu 2 đã tổ chức khám, tuyển chọn nữ dân quân tỉnh Lào Cai tham gia huấn luyện diễu binh, diễu hành kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công (19/8/1945 - 19/8/2025) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2025).

Ngày 7/4/1975: Đại tướng Võ Nguyên Giáp lệnh cho các đơn vị "Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa"

ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN NĂM 1975: Ngày 7/4/1975: Đại tướng Võ Nguyên Giáp lệnh cho các đơn vị "Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa"

Ngày 7/4/1975, Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp ra lệnh cho các đơn vị: “Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa. Tranh thủ từng giờ, từng phút, xốc tới mặt trận giải phóng miền Nam. Quyết chiến và toàn thắng”.

Ngày 1/4/1975: Giải phóng Phú Yên, Bộ Chính trị chỉ thị "trận quyết chiến chiến lược cuối cùng đã bắt đầu"

ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN NĂM 1975: Ngày 1/4/1975: Giải phóng Phú Yên, Bộ Chính trị chỉ thị "trận quyết chiến chiến lược cuối cùng đã bắt đầu"

Trưa ngày 1/4/1975, thị xã Tuy Hòa và toàn tỉnh Phú Yên đã được giải phóng. Bộ Chính trị chỉ thị: “Từ giờ phút này, trận quyết chiến chiến lược cuối cùng của quân và dân ta đã bắt đầu”. Quân đoàn 1 xuất phát hành quân thần tốc vào nam.

Thanh xuân gửi lại Trường Sa

Thanh xuân gửi lại Trường Sa

Trường Sa - hai tiếng thiêng liêng khắc sâu trong tâm khảm của mỗi người dân đất Việt. Đó không chỉ là một phần máu thịt của Tổ quốc, mà còn là nơi những người lính hải quân gửi gắm cả tuổi thanh xuân, tình yêu và lý tưởng cao đẹp của mình. Giữa trùng khơi sóng gió, những người lính như những cột mốc sống, hiên ngang giữa bão tố, giữ vững chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

Tâm tình người lính đảo

Tâm tình người lính đảo

Trường Sa - hai tiếng thiêng liêng ấy luôn khắc sâu trong trái tim người lính biển. Đó không chỉ là vùng biển đảo xa xôi giữa đại dương bao la mà còn là ngôi nhà thứ hai, nơi những người lính hải quân ngày đêm canh giữ chủ quyền biển đảo Tổ quốc. Ở nơi đầu sóng ngọn gió, họ đã sống, chiến đấu và yêu thương nhau như những người anh em ruột thịt. Và khi phải rời xa nơi này, trong lòng họ trào dâng bao nỗi niềm sâu kín.

Ban Chỉ huy Quân sự xã Bản Qua: Làm tốt nhiệm vụ quân sự, quốc phòng khu vực biên giới

Ban Chỉ huy Quân sự xã Bản Qua: Làm tốt nhiệm vụ quân sự, quốc phòng khu vực biên giới

Xã Bản Qua, huyện Bát Xát có hơn 100 cán bộ, chiến sĩ dân quân, được xếp vào các lực lượng Ban Chỉ huy Quân sự xã, Trung đội Dân quân cơ động, Trung đội Súng máy phòng không 12,7 mm và Binh chủng đảm bảo. Xác định công tác đảm bảo quốc phòng, an ninh ở khu vực biên giới là nhiệm vụ quan trọng, Ban Chỉ huy Quân sự xã Bản Qua luôn phát huy tinh thần thi đua quyết thắng, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Xây dựng lực lượng dân quân, tự vệ vững mạnh, rộng khắp

Kỷ niệm 90 năm Ngày truyền thống Dân quân tự vệ Việt Nam (28/3/1935 - 28/3/2025) Xây dựng lực lượng dân quân, tự vệ vững mạnh, rộng khắp

Tháng 12/2024, thành phố Lào Cai thành lập Trung đội Dân quân thường trực. Sự góp mặt của đơn vị này có ý nghĩa quan trọng trong xây dựng dân quân thường trực, phù hợp và đúng chủ trương, tinh thần Nghị quyết số 24 của Bộ Chính trị về chiến lược quốc phòng Việt Nam; nhằm đáp ứng tốt hơn nhiệm vụ trước mắt cũng như lâu dài trong xây dựng khu vực phòng thủ của tỉnh nói chung, thành phố nói riêng; đánh dấu bước phát triển lớn mạnh của lực lượng dân quân, tự vệ thành phố Lào Cai.

[Ảnh] Lực lượng dân quân, tự vệ phát huy vai trò nòng cốt tại cơ sở

[Ảnh] Lực lượng dân quân, tự vệ phát huy vai trò nòng cốt tại cơ sở

Thời gian qua, lực lượng dân quân, tự vệ trên địa bàn tỉnh đã chú trọng làm tốt công tác huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ quân sự - quốc phòng địa phương, đồng thời, tích cực tham gia thực hiện các nhiệm vụ chính trị do cấp ủy đảng, chính quyền phân công. Qua đó góp phần làm đẹp thêm hình ảnh những chiến sĩ “sao vuông” trong lòng dân.

[Ảnh] Cây bàng vuông - biểu tượng bất khuất của Trường Sa

[Ảnh] Cây bàng vuông - biểu tượng bất khuất của Trường Sa

Không biết bàng vuông được trồng trên các đảo thuộc Quần đảo Trường Sa từ khi nào nhưng loài cây này đã bén rễ cắm sâu vào đá san hô, hiên ngang vượt qua mọi bão tố, phong ba và đơm hoa kết trái. Sự phát triển mạnh mẽ ấy khiến cây bàng vuông được nhắc đến như biểu tượng cho sức sống mãnh liệt của những người lính hải quân Trường Sa.

Thị trấn Bát Xát tổ chức huấn luyện điểm dân quân tự vệ năm 2025

Thị trấn Bát Xát tổ chức huấn luyện điểm dân quân tự vệ năm 2025

Sáng 24/3, UBND xã thị trấn Bát Xát (huyện Bát Xát) tổ chức huấn luyện dân quân tự vệ (DQTV) năm 2025. Đây là xã được Ban Chỉ huy Quân sự huyện Bát Xát chọn tổ chức huấn luyện điểm để các xã, thị trấn, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện tham quan, học tập, rút kinh nghiệm trong công tác huấn luyện DQTV năm 2025.

Điểm tựa nơi biên cương

Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 345: Điểm tựa nơi biên cương

Được thành lập ngày 11/3/2005, Đoàn Kinh tế - Quốc phòng (KT - QP) 345 trực tiếp quản lý và tổ chức thực hiện dự án xây dựng khu kinh tế - quốc phòng khu vực huyện biên giới Bát Xát; đến năm 2022, đơn vị tiếp tục được giao nhiệm vụ thực hiện mở rộng sang 5 xã biên giới vùng đặc biệt khó khăn của huyện Mường Khương.

Ghi ở An Bang

Ghi ở An Bang

Vượt qua những con sóng dữ dội của biển cả, chiếc tàu chở chúng tôi tiến về đảo An Bang - điểm đảo tiền tiêu thuộc quần đảo Trường Sa. Trên boong tàu, tiếng hát “Bâng khuâng Trường Sa” vang lên, hòa cùng tiếng gió biển, như một lời nhắc nhở về vẻ đẹp kiêu hùng, dịu dàng nhưng cũng đầy thử thách nơi đây.

fb yt zl tw