Ghi ở An Bang

Vượt qua những con sóng dữ dội của biển cả, chiếc tàu chở chúng tôi tiến về đảo An Bang - điểm đảo tiền tiêu thuộc quần đảo Trường Sa. Trên boong tàu, tiếng hát “Bâng khuâng Trường Sa” vang lên, hòa cùng tiếng gió biển, như một lời nhắc nhở về vẻ đẹp kiêu hùng, dịu dàng nhưng cũng đầy thử thách nơi đây.

baolaocai-br_1093.jpg
Màu xanh trên đảo An Bang.

An Bang - nghe tên đã thấy sự bình yên, thơ mộng nhưng để đặt chân lên đảo, mỗi người phải trải qua một hành trình không dễ dàng. Nằm cách cảng Cam Ranh 320 hải lý, cách đảo Trường Sa 75 hải lý về phía Đông Nam, An Bang được bao bọc bởi những rạn san hô dựng đứng, khiến việc tiếp cận trở nên vô cùng khó khăn. Vậy nên lính đảo thường bảo: “Ai đã nếm mùi nắng, gió An Bang là xem như đã đi hết Trường Sa” - câu nói ấy đủ để hình dung về sự khắc nghiệt nơi đây.

baolaocai-br_9453.jpg
Để vào đảo An Bang bắt buộc phải di chuyển bằng thuyền nhỏ.
baolaocai-br_113.jpg
"Biệt đội" kéo thuyền ở đảo An Bang được huấn luyện thành thục các tình huống giúp đưa các đoàn công tác vào thăm đảo an toàn.

Sau gần 20 phút lênh đênh trên chiếc thuyền nhỏ từ tàu lớn, chúng tôi cập đảo An Bang. Đội kéo thuyền là những người lính hải quân thuần thục trong từng động tác, nhanh chóng đưa thuyền vào bãi cát, an toàn và vững chãi.

Bước chân lên đảo, cảnh vật hiện ra trước mắt khiến ai cũng sững sờ trước màu xanh dịu nhẹ của bàng vuông và những luống rau mướt mắt. Giữa biển khơi mênh mông, An Bang như một nàng tiên nữ kiều diễm, dịu dàng và ẩn chứa trong mình sức sống mãnh liệt.

baolaocai-br_9438.jpg
Đảo An Bang có vị trí chiến lược quan trọng trên Quần đảo Trường Sa.

Đảo An Bang không chỉ mang vẻ đẹp nên thơ mà còn có vị trí chiến lược quan trọng. Nằm gần tuyến hàng hải quốc tế tấp nập vào hàng thứ hai thế giới, đảo như một cột mốc khẳng định chủ quyền Tổ quốc giữa biển Đông. Cùng với các đảo khác trong Quần đảo Trường Sa, An Bang tạo thành lá chắn vững chắc, bảo vệ vùng biển thiêng liêng của đất nước.

Đưa chúng tôi đi thăm đảo, Thiếu tá Dương Ngọc Tấn, Chính trị viên đảo An Bang cho biết: Bên cạnh nhiệm vụ trọng tâm là huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, cán bộ, chiến sĩ đảo An Bang còn làm tốt công tác cứu hộ, cứu nạn giúp đỡ ngư dân Việt Nam và các nước khác bị nạn trên vùng biển quản lý. Năm 2024, đảo đã khám và cấp thuốc cho 110 ngư dân, cấp cứu 4 ngư dân, điều trị 5 trường hợp và thường xuyên hỗ trợ nước ngọt cho ngư dân khi vươn khơi đánh bắt hải sản. Những con số ấy không chỉ là minh chứng cho tinh thần trách nhiệm, mà còn là biểu tượng của tình quân - dân gắn kết, tô thắm thêm hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ - người chiến sĩ Hải quân trong lòng Nhân dân.

baolaocai-br_9425.jpg
baolaocai-br_9785.jpg
baolaocai-br_1008.jpg
Mùa nào thức nấy, bộ đội đã chủ động được nguồn rau xanh trên đảo An Bang.

Nói đến An Bang, không thể không nhắc tới câu chuyện về màu xanh. Giữa những ngày nắng cháy, gió biển khắc nghiệt, ở nơi không có giếng nước ngọt, đất cằn cỗi toàn san hô, việc trồng cây, trồng rau là một thử thách không nhỏ. Nhưng với ý chí và sự sáng tạo, những người lính nơi đây đã làm nên điều kỳ diệu.

Thượng úy Quách Ngọc Chung kể: “Nước ngọt trên đảo quý hơn vàng. Chúng tôi phải chắt chiu từng giọt, tận dụng nước sau sinh hoạt để tưới cây. Cây trồng lựa theo mùa, phải ươm từ vùng đất nhỏ, khi đủ cứng cáp mới đem trồng. Trồng xong lại phải che chắn, rửa mặn, chăm sóc từng ngày.”

Dưới bàn tay chăm chút và sự sáng tạo của những người lính, đất không phụ công người. Giờ đây, dưới những tán bàng vuông rợp bóng, những giàn bí trĩu quả, những luống rau xanh mướt hiện diện như một kỳ tích. Nếu trước đây, đảo phải phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn rau xanh cung cấp từ đất liền, thì nay đã tự túc được với đủ loại rau, củ, quả ,như: bầu, bí, mướp, cải, rau muống… Tổng sản lượng tăng gia hằng năm đạt gần 200 triệu đồng, góp phần cải thiện đáng kể đời sống của cán bộ, chiến sĩ.

baolaocai-br_9866.jpg
Ngọn hải đăng trên đảo An Bang.

Dẫu cách xa đất liền hàng trăm hải lý nhưng đời sống văn hóa tinh thần trên đảo được quan tâm đầy đủ. Đảo có phòng đọc sách với hơn 2.260 đầu sách, 26 đầu báo, tạp chí; có hệ thống thu phát sóng FM của Đài Tiếng nói Việt Nam, trạm thu phát tín hiệu vệ tinh của Đài Truyền hình Việt Nam. Những cánh sóng truyền hình, những trang sách, báo đã giúp các chiến sĩ cập nhật thông tin, hiểu hơn về tình hình đất nước, thế giới.

Ngoài ra, đảo còn được đầu tư bãi đáp trực thăng, hệ thống điện gió, pin mặt trời, mạng viễn thông Viettel phủ sóng, giúp kết nối đảo với đất liền, với gia đình, người thân. Dẫu xa xôi, cách trở, nhưng An Bang vẫn gần gũi, ấm áp bởi nghĩa tình đồng đội, bởi những lá thư, cuộc gọi từ hậu phương gửi gắm yêu thương.

Hơn ai hết, những người lính An Bang hiểu rõ nhiệm vụ thiêng liêng của mình. Vượt lên trên mọi khó khăn, mỗi ngày, những người lính nơi đây vẫn kiên cường bám trụ, chắc tay súng bảo vệ chủ quyền biển đảo. Họ đã và đang viết tiếp những trang sử hào hùng, tiếp nối truyền thống cha anh.

9532.jpg
Truyền thống của đảo An Bang đang được các thế hệ người lính hôm nay viết tiếp bằng những chiến công mới.

Với những đóng góp xuất sắc, cán bộ, chiến sĩ đảo An Bang đã được Đảng, Nhà nước trao tặng Huân chương Chiến công hạng Ba, cùng nhiều bằng khen, phần thưởng cao quý khác. Nhưng hơn tất cả, phần thưởng lớn nhất chính là tình cảm của Nhân dân, là niềm tự hào khi được đứng nơi đầu sóng, canh giữ biển trời quê hương.

baolaocai-br_9408.jpg
baolaocai-br_115.jpg
Những người lính ngày đêm chắc tay súng canh giữ biển trời, đảo An Bang thực sự là pháo đài thép nơi đầu sóng.

Chia tay An Bang, tàu rời bến, để lại phía sau hình ảnh ngọn hải đăng sừng sững, những người lính vẫy tay chào, những lá bàng vuông khẽ lay trong gió. Biển vẫn hát khúc tráng ca, sóng vẫn vỗ về bờ đảo và những người lính nơi đây vẫn ngày đêm vững vàng nơi đầu sóng như một biểu tượng kiêu hãnh của Tổ quốc giữa trùng khơi. Đảo An Bang thực sự là pháo đài thép nơi đầu sóng.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Phát huy sức trẻ trong xây dựng, bảo vệ biên giới

Phát huy sức trẻ trong xây dựng, bảo vệ biên giới

Phát huy sức trẻ trong xây dựng, bảo vệ biên giới, các đoàn viên, thanh niên là cán bộ, chiến sĩ thuộc Bộ đội Biên phòng tỉnh Lào Cai luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, nhiệt huyết của tuổi trẻ vừa hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao, bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới, vừa góp sức xây dựng địa bàn biên giới vững mạnh.

Ngát xanh đảo Đá Tây A

Ngát xanh đảo Đá Tây A

Giữa mênh mông trùng khơi, nơi tưởng như chỉ có sóng gió và nắng gắt, đảo Đá Tây A hiện lên xanh ngát giữa biển cả. Màu xanh ấy không chỉ là sắc lá của hàng dương, bàng vuông, hay những tán cây ăn quả rợp bóng chan hòa, mà còn là sắc xanh của niềm tin, của sức sống, của ý chí con người đang ngày đêm canh giữ và dựng xây vùng biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Tỉnh Lào Cai làm tốt công tác tuyển sinh quân sự

Tỉnh Lào Cai làm tốt công tác tuyển sinh quân sự

Chiều 10/4, tại Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Đoàn kiểm tra của Ban Tuyển sinh quân sự (Bộ Quốc phòng) do Thiếu tướng Phùng Thị Phú, Phó Cục trưởng Cục Quân huấn - Nhà trường làm Trưởng đoàn cùng các thành viên đã tiến hành kiểm tra công tác tuyển sinh quân sự tại tỉnh Lào Cai năm 2025.

Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Lào Cai phát động đợt thi đua cao điểm “Thần tốc - Quyết thắng”

Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Lào Cai phát động đợt thi đua cao điểm “Thần tốc - Quyết thắng”

Hướng đến kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) và 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh đã phát động đợt thi đua cao điểm với chủ đề “Thần tốc - Quyết thắng”; thời gian từ 1/3 - 19/5/2025.

Công tác binh vận, địch vận, trí vận góp phần vào thắng lợi vẹn toàn năm 1975

50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước: Công tác binh vận, địch vận, trí vận góp phần vào thắng lợi vẹn toàn năm 1975

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 mà đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử là thắng lợi của đường lối xây dựng lực lượng cách mạng toàn diện bao gồm đội quân chính trị và lực lượng vũ trang nhân dân, đã luôn kết hợp đấu tranh quân sự, chính trị và ngoại giao, đánh địch trên cả ba vùng chiến lược (rừng núi, nông thôn đồng bằng và đô thị), bằng ba mũi tiến công (quân sự, chính trị và binh vận)…

24 nữ dân quân được tuyển chọn tham gia huấn luyện diễu binh, diễu hành kỷ niệm 80 năm Quốc khánh (2/9)

24 nữ dân quân được tuyển chọn tham gia huấn luyện diễu binh, diễu hành kỷ niệm 80 năm Quốc khánh (2/9)

Ngày 8/4, Đoàn công tác Quân khu 2 đã tổ chức khám, tuyển chọn nữ dân quân tỉnh Lào Cai tham gia huấn luyện diễu binh, diễu hành kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công (19/8/1945 - 19/8/2025) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2025).

Ngày 7/4/1975: Đại tướng Võ Nguyên Giáp lệnh cho các đơn vị "Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa"

ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN NĂM 1975: Ngày 7/4/1975: Đại tướng Võ Nguyên Giáp lệnh cho các đơn vị "Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa"

Ngày 7/4/1975, Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp ra lệnh cho các đơn vị: “Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa. Tranh thủ từng giờ, từng phút, xốc tới mặt trận giải phóng miền Nam. Quyết chiến và toàn thắng”.

Ngày 1/4/1975: Giải phóng Phú Yên, Bộ Chính trị chỉ thị "trận quyết chiến chiến lược cuối cùng đã bắt đầu"

ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN NĂM 1975: Ngày 1/4/1975: Giải phóng Phú Yên, Bộ Chính trị chỉ thị "trận quyết chiến chiến lược cuối cùng đã bắt đầu"

Trưa ngày 1/4/1975, thị xã Tuy Hòa và toàn tỉnh Phú Yên đã được giải phóng. Bộ Chính trị chỉ thị: “Từ giờ phút này, trận quyết chiến chiến lược cuối cùng của quân và dân ta đã bắt đầu”. Quân đoàn 1 xuất phát hành quân thần tốc vào nam.

fb yt zl tw