Nâng cao kỹ năng truyền thông quản lý rừng bền vững

Sáng 12/6, tại Đà Nẵng, Ban Quản lý các dự án lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tổ chức lớp tập huấn kỹ năng truyền thông về quản lý rừng bền vững cho cán bộ và thành viên mạng lưới truyền thông về bảo vệ rừng cộng đồng thuộc các tỉnh: Lào Cai, Hòa Bình, Quảng Nam, Nghệ An.

R2.jpg
Quang cảnh lớp tập huấn.

Lớp tập huấn nằm trong khuôn khổ của Dự án Quản lý rừng bền vững và Bảo tồn đa dạng sinh học (VFBC) do Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa kỳ (USAID) tài trợ cho 7 tỉnh trong cả nước gồm: Lào Cai, Hòa Bình, Sơn La, Quảng Nam, Quảng Trị, Nghệ An, Thanh Hóa.

R1.jpg
Chuyên gia chia sẻ về kỹ năng truyền thông.

Trong thời gian tập huấn (từ 12 - 16/6), các học viên được cung cấp nội dung về: Vai trò, vị trí, tầm quan trọng của công tác truyền thông trong quản lý rừng cộng đồng, chuỗi giá trị, hợp tác xã, doanh nghiệp thân thiện với bảo tồn, quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng, chi trả dịch vụ môi trường; vai trò của rừng trong giảm phát thải nhà kính, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu tới cuộc sống con người.

Ngoài ra, các học viên được thực hành kỹ năng truyền thông cơ bản như: lập kế hoạch truyền thông; phương pháp tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân trong công tác bảo vệ rừng bền vững, viết bài và chụp ảnh… theo các chủ đề; chia sẻ kinh nghiệm trong quá trình tuyên truyền hoạt động phát triển, quản lý và bảo vệ rừng ở địa phương, hợp tác xã, doanh nghiệp và cộng đồng.

R3.jpg
Các thành viên thảo luận xây dựng kế hoạch truyền thông tại địa phương.
R4.jpg
Chia sẻ, trao đổi thông tin tại lớp tập huấn.

Được biết, giai đoạn 2020 - 2025, Dự án VFBC tập trung vào 5 mục tiêu chính, gồm: Cải thiện và mở rộng mô hình quản lý rừng cộng đồng; thúc đẩy doanh nghiệp thân thiện với bảo tồn tại các cộng đồng phụ thuộc vào rừng; tăng cường hệ thống thực thi pháp luật đối với các vi phạm trong lĩnh vực lâm nghiệp; cải tiến các thực hành quản lý rừng sản xuất; huy động các nguồn lực trong nước cho quản lý và bảo vệ rừng.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Nhà ở công vụ cần cơ chế thực thi

Nhà ở công vụ cần cơ chế thực thi

Việc đưa nội dung về nhà ở công vụ vào dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) là một bước đi thể hiện rõ nét tính nhân văn và trách nhiệm của Nhà nước trong bảo đảm điều kiện làm việc, sinh hoạt cho đội ngũ công vụ.

Để cán bộ yên tâm nhận nhiệm vụ trong giai đoạn mới

Để cán bộ yên tâm nhận nhiệm vụ trong giai đoạn mới

Hiểu và đồng thuận cao với chủ trương sáp nhập tỉnh, đội ngũ cán bộ Lào Cai đã chuẩn bị tâm thế di chuyển về trung tâm hành chính mới của tỉnh, sẵn sàng nhận nhiệm vụ được giao trong giai đoạn mới. Tuy nhiên, để đội ngũ này yên tâm công tác, tận tâm cống hiến vẫn còn một số vấn đề cần được các cấp, các ngành quan tâm, tạo điều kiện.

Rút ngắn khoảng cách giữa nhu cầu điều trị và chi trả BHYT

Rút ngắn khoảng cách giữa nhu cầu điều trị và chi trả BHYT

Hiện nay, sự hỗ trợ chi trả từ BHYT còn eo hẹp khiến bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo vẫn chưa được khám bệnh với chất lượng dịch vụ cao hơn; chưa được ứng dụng nhiều máy móc thiết bị hiện đại cho chẩn đoán bệnh sớm và chuyên sâu, phát hiện bệnh sớm ở giai đoạn đầu…

 Địa chỉ tin cậy của người bệnh

Địa chỉ tin cậy của người bệnh

Những năm gần đây, số ca mắc các bệnh lý về vận động, thần kinh, cơ xương khớp trên địa bàn tỉnh Lào Cai có xu hướng gia tăng, không chỉ người cao tuổi mà còn xuất hiện ngày càng nhiều ở nhóm tuổi trẻ hơn. Đáng chú ý, các rối loạn phát triển như phổ tự kỷ, chậm nói, chậm phát triển trí tuệ ở trẻ em cũng trở nên phổ biến hơn.

Công điện về tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đầu cấp

Công điện về tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đầu cấp

Ngày 8/5, Thủ tướng Chính phủ có Công điện số 58/CĐ-TTg gửi Bộ trưởng các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh đầu cấp giáo dục phổ thông năm 2025.

fb yt zl tw