Nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh bằng y học cổ truyền

Trên địa bàn tỉnh hiện có khoảng 850 loài cây thuốc, trong đó gần 80 loài có tiềm năng khai thác, hơn 70 loài quý, hiếm thuộc diện bảo tồn. Nhằm đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh của người dân, những năm gần đây, việc kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền trong điều trị bệnh ngày càng phổ biến, góp phần phòng bệnh, điều trị bệnh trên địa bàn tỉnh.

Hệ thống khám, chữa bệnh bằng y học cổ truyền đã phát triển cả về chất lượng và quy mô. Năm 2008, trên địa bàn tỉnh có Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh với quy mô 85 giường bệnh; 4/8 bệnh viện đa khoa huyện có khoa y học cổ truyền; 18/36 phòng khám đa khoa khu vực bố trí bộ phận khám, chữa bệnh bằng y học cổ truyền. Hiện toàn tỉnh đã có 398 giường bệnh y học cổ truyền, tăng 3,5 lần so với năm 2008.

z5315656588187_0a8a5a0de638c08d49590719f658a7b5.jpg

Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh được đầu tư xây mới; khoa y học cổ truyền của các bệnh viện tuyến huyện được bố trí tăng giường bệnh từ bình quân 5 giường bệnh/đơn vị lên từ 15 - 30 giường bệnh; 18 phòng khám đa khoa khu vực đều bố trí giường bệnh y học cổ truyền. Trạm y tế có vườn thuốc nam mẫu để bảo tồn các giống cây thuốc, đồng thời hướng dẫn người dân dùng cây thuốc nam trong phòng và điều trị bệnh.

Các bệnh viện tuyến tỉnh, huyện đã được đầu tư nhiều trang - thiết bị như máy điện châm, máy điện xung, máy điện phân thuốc, ấm sắc thuốc, giàn sắc thuốc, máy sắc và đóng thuốc tự động… Người bệnh thường xuyên được kết hợp khám và điều trị bằng các thiết bị hiện đại như máy siêu âm, X-quang, CT-Scanner, máy nội soi, laser nội mạch, máy kéo giãn, oxy cao áp, mang lại hiệu quả cao trong điều trị.

12.png

Ông Hoàng Quốc Hương, Giám đốc Sở Y tế cho biết: Nhân lực làm công tác y học cổ truyền không ngừng phát triển. Giai đoạn 2008 - 2013, toàn tỉnh có 451/3.511 cán bộ làm công tác y học cổ truyền, trong đó chỉ có 1 bác sỹ chuyên khoa I về y học cổ truyền, đến nay toàn tỉnh đã có 112 bác sỹ y học cổ truyền. Ngành y tế đang đào tạo 5 bác sỹ chuyên khoa II, 1 thạc sỹ và 28 bác sỹ chuyên khoa I y học cổ truyền. Hằng năm, các đơn vị đều cử cán bộ đi đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn các lớp ngắn hạn 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng để đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh bằng y học cổ truyền của người dân.

z5312005846898_0dbf0d47e83bc80d8a35df81a7ca9bd8.jpg

Là bệnh viện chuyên khoa y học cổ truyền tuyến tỉnh, Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh đóng vai trò quan trọng trong việc đào tạo nâng cao năng lực khám, chữa bệnh y học cổ truyền cho tuyến dưới. Năm 2023, bệnh viện đã cử các nhóm bác sỹ thực hiện chuyển giao kỹ thuật cấy chỉ trong điều trị đối với Bệnh viện Đa khoa huyện Bảo Yên; kỹ thuật cấy chỉ và điện mãng châm cho đội ngũ viên chức Bệnh viện Đa khoa thị xã Sa Pa. Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh hiện là cơ sở đào tạo thực hành của Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam. Ngày 12/8/2022, Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh ký kết bản ghi nhớ thỏa thuận hợp tác toàn diện với Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam với các nội dung đào tạo, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế, chuyển giao kỹ thuật và các hoạt động chuyên môn khác. Tháng 2/2023, Học viện Y dược học cổ truyền đã trao quyết định công nhận giảng viên thỉnh giảng đối với 5 viên chức có trình độ bác sỹ chuyên khoa I và thạc sỹ của bệnh viện.

14.png

Xác định nguồn nhân lực đóng vai trò quyết định trong việc nâng cao chất lượng khám chữa bệnh y học cổ truyền, Sở Y tế đã phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan tham mưu cho HĐND tỉnh ban hành các nghị quyết về chính sách thu hút đãi ngộ, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực tỉnh Lào Cai, trong đó có bác sỹ y học cổ truyền. Chính sách đãi ngộ đã góp phần cải thiện thu nhập, nâng cao đời sống và là nguồn động viên, khuyến khích các bác sỹ có trình độ chuyên môn cao ổn định công tác, góp phần nâng cao chất lượng cán bộ làm công tác y học cổ truyền trên địa bàn tỉnh.

Ông Hoàng Quốc Hương, Giám đốc Sở Y tế cho biết thêm: Thời gian tới, ngành y tế sẽ chú trọng ưu tiên, tăng cường đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, trang - thiết bị cho Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh, khoa đông y của bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh, huyện, phòng khám đa khoa khu vực cũng như trạm y tế xã, từng bước thành lập trung tâm thừa kế ứng dụng. Bên cạnh đó, phát triển các dịch vụ kỹ thuật tại các trạm y tế, chú trọng phương pháp không dùng thuốc và tăng cường phối hợp giữa y học cổ truyền và y học hiện đại. Đặc biệt, tăng cường công tác quản lý nhà nước và kiểm tra, thanh tra về y học cổ truyền, cấp phép hành nghề y dược cổ truyền và nuôi trồng, nghiên cứu, sản xuất, sử dụng dược liệu vào công tác khám, chữa bệnh bằng y học cổ truyền...

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Sáng tạo vì học sinh thân yêu

Sáng tạo vì học sinh thân yêu

Quá trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đang đòi hỏi mỗi giáo viên phải tự nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ để đáp ứng tốt nhất yêu cầu giảng dạy. Trong đó, giáo viên không chỉ là người truyền thụ kiến thức đơn thuần, mà phải sáng tạo trong tổ chức, điều hành các hoạt động dạy học.

Những cán bộ gác việc nhà lo việc dân

Những cán bộ gác việc nhà lo việc dân

Trong trận lũ vừa qua, Bảo Yên là địa phương chịu thiệt hại nặng nề nhất. Nhiều cán bộ cơ sở mặc dù nhà ở bị ngập lụt, tài sản bị cuốn trôi nhưng vẫn ưu tiên lo cho dân. Họ tạm gác việc nhà, tập trung hỗ trợ đồng bào ổn định cuộc sống. Chỉ khi mọi người được an toàn, họ mới trở về lo cho gia đình mình.

Hành trình trở thành chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu

Hành trình trở thành chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu

Gắn bó với sự nghiệp “trồng người”, những nhà giáo trên địa bàn tỉnh luôn dành trọn tâm huyết, tình yêu học trò qua từng trang giáo án. “Người đưa đò” thầm lặng học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn, tích cực ứng dụng khoa học - công nghệ, trở thành những “Chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu của Microsoft”, là tấm gương sáng cho học sinh về rèn đức, luyện tài.

Nữ hiệu trưởng ưu tú

Nữ hiệu trưởng ưu tú

Hơn 30 năm gắn bó với nghề giáo, 13 năm làm công tác quản lý, trong đó 6 năm đảm nhiệm vai trò hiệu phó và 7 năm làm hiệu trưởng, dù ở cương vị nào, cô Phạm Thị Khánh Hường, Hiệu trưởng Trường THCS Lê Quý Đôn, thành phố Lào Cai cũng nỗ lực hết mình vì sự nghiệp giáo dục. Bằng sự nhạy bén và chuyên môn vững vàng, cô Hường đã xây dựng một tập thể đoàn kết, kiến tạo môi trường giáo dục và học tập hạnh phúc.

Đổi mới vì học sinh thân yêu

Đổi mới vì học sinh thân yêu

Thời gian qua, các thầy, cô giáo Trường Tiểu học Bắc Cường, thành phố Lào Cai đã không ngừng nỗ lực đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đưa nhà trường trở thành điểm sáng trong phong trào thi đua dạy tốt, học tốt của ngành giáo dục thành phố Lào Cai.

Thầy giáo trẻ “truyền lửa” đam mê

Thầy giáo trẻ “truyền lửa” đam mê

Năm học 2024 - 2025 là năm thứ 3, thầy giáo Lý Văn Hoàng (sinh năm 1996) công tác tại Trường THPT Chuyên Lào Cai, nhưng thầy và học trò đã có nhiều sản phẩm nghiên cứu khoa học đạt thành tích cao tại nhiều cuộc thi.

fbytzltw