Nâng cao chất lượng đường giao thông nông thôn

Giao thông là tiêu chí quan trọng trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Việc tiếp tục nâng cao chất lượng tiêu chí giao thông sẽ đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội các địa phương.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Hơn 1 thập niên tập trung xây dựng, năm 2020, xã Gia Phú (Bảo Thắng) đã “về đích” nông thôn mới. Tuy nhiên, những tuyến đường bê tông theo chuẩn cũ có khổ rộng 3 m được xây dựng trước đây không còn đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân, thậm chí tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông.

M1 (2).jpg

Ông Lưu Hoàng Điểu, Bí thư Đảng ủy xã Gia Phú cho biết: Trước thực tế đó, người dân một số thôn và chính quyền địa phương đã xây dựng kế hoạch tiếp tục mở rộng đường giao thông nông thôn. Được chấp thuận, xã Gia Phú và người dân bắt tay ngay vào việc với phương châm “dễ làm trước, khó làm sau”…

M1 (1).jpg

Đến thời điểm này, xã Gia Phú có 3 thôn triển khai mở rộng mặt đường từ 2,5 m lên 5 m gồm Nậm Hẻn, Chính Tiến và Soi Cờ, với tổng chiều dài khoảng 6,4 km. Sau khi hoàn thiện phần đổ bê tông, các tuyến đường sẽ được trồng cây xanh ven đường, lắp đặt hệ thống chiếu sáng. Trong thời gian tới, xã tiếp tục đầu tư mở rộng đường giao thông thôn Đồng Lục với chiều dài hơn 2 km.

Tại xã Quang Kim (Bát Xát), tuyến đường thôn Tả Trang và thôn Vĩ Kẽm cũng đang được mở rộng bề mặt nền đường từ 3 m lên 6 m, tổng chiều dài gần 2 km, với kinh phí đầu tư 2,8 tỷ đồng.

Ông Đặng Văn Bình, Trưởng thôn Tả Trang cho biết: Đường được mở rộng giúp việc đi lại thuận tiện, an toàn nên được người dân trong thôn tích cực hưởng ứng. Đến thời điểm này, thôn đã giải phóng xong mặt bằng, mở rộng nền đường lên 6,5 m và đổ bê tông được 400 m mặt đường.

M1 (3).jpg

Từ tháng 10/2021, việc đầu tư đường giao thông nông thôn đảm bảo theo nguyên tắc: Đường trục thôn, trục xã có bề rộng nền đạt 5,5 m; bề rộng mặt đường tối thiểu 3,5 m; kết cấu bê tông xi măng hoặc láng nhựa. Thời gian qua, ngoài nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước, người dân trong tỉnh đã hưởng ứng tích cực, đóng góp ngày công lao động và hiến đất mở rộng đường. Những tuyến đường mới rộng hơn đang góp phần xây dựng nông thôn mới Lào Cai ngày càng giàu đẹp, văn minh.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tăng cường phòng, chống bệnh dại

Tăng cường phòng, chống bệnh dại

Trước diễn biến số người tử vong do bệnh dại và số người phải điều trị dự phòng bệnh dại trên cả nước đang tăng, các ngành chức năng, chính quyền địa phương và hộ chăn nuôi trong tỉnh đang tăng cường các biện pháp chủ động phòng, chống bệnh dại.

Cần thêm nguồn lực đầu tư cho vùng “lõi nghèo”

Cần thêm nguồn lực đầu tư cho vùng “lõi nghèo”

Gần 3 năm qua, việc phát triển kinh tế - xã hội đối với 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao trên địa bàn tỉnh đã đạt nhiều kết quả. Năm 2023, tỷ lệ giảm nghèo bình quân của 10 xã đạt 10,41%, vượt mục tiêu kế hoạch năm. Tuy nhiên, để các xã thực sự thoát khỏi vùng “lõi nghèo”, cần có thêm nhiều giải pháp nhằm tập trung nguồn lực để đầu tư hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất, tạo việc làm… giúp người dân tăng thu nhập và giảm nghèo bền vững.

Giảm nghèo ở “lõi nghèo”

Giảm nghèo ở “lõi nghèo”

Mặc dù xuất hiện nhiều yếu tố bất lợi đối với phát triển kinh tế - xã hội, đời sống dân sinh nhưng tỷ lệ giảm nghèo tại 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao theo Nghị quyết số 20 ngày 24/5/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy vẫn đạt và vượt kế hoạch.

Bắc Hà: Tập huấn kỹ thuật trồng và chăm sóc lê VH6 theo hướng công nghệ cao

Bắc Hà: Tập huấn kỹ thuật trồng và chăm sóc lê VH6 theo hướng công nghệ cao

Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp tỉnh Lào Cai vừa phối hợp với UBND xã Tả Van Chư (huyện Bắc Hà) tổ chức lớp tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc, đốn tỉa tạo tán cho cây lê VH6 theo hướng công nghệ cao với sự tham gia của 30 hộ dân trồng lê ở thôn Lả Gì Thàng của xã.

Si Ma Cai tổ chức 40 buổi tuyên truyền lưu động về phòng cháy, chữa cháy rừng cho người dân

Si Ma Cai tổ chức 40 buổi tuyên truyền lưu động về phòng cháy, chữa cháy rừng cho người dân

Nâng cao kiến thức pháp luật về Luật Lâm nghiệp cho người dân, từ đầu năm đến nay, Hạt Kiểm lâm huyện Si Ma Cai đã phối hợp với các địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến Luật Lâm nghiệp, các văn bản của Nhà nước về công tác bảo vệ, phát triển rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng tới Nhân dân.

Tập trung giải ngân vốn các chương trình mục tiêu quốc gia

Si Ma Cai: Tập trung giải ngân vốn các chương trình mục tiêu quốc gia

Năm 2024 có ý nghĩa rất quan trọng, là năm tăng tốc, quyết định đối với việc hoàn thành mục tiêu của các chương trình mục tiêu quốc gia triển khai trên địa bàn huyện Si Ma Cai, giai đoạn 2021 - 2025. Ngay từ đầu năm, huyện đã phân tích những bất cập, hạn chế, đôn đốc các cơ quan, đơn vị, địa phương khẩn trương thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm.

Hơn 50 dự án khởi nghiệp của thanh niên dân tộc thiểu số Lào Cai được hỗ trợ từ mô hình "Vườn ươm doanh nghiệp"

Hơn 50 dự án khởi nghiệp của thanh niên dân tộc thiểu số Lào Cai được hỗ trợ từ mô hình "Vườn ươm doanh nghiệp"

Sáng 18/3, tại Sa Pa, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh phối hợp với Tổ chức phi chính phủ Aide et Action (Pháp) tổ chức hội nghị tổng kết, chia sẻ kết quả vận hành Dự án “Vườn ươm doanh nghiệp" hỗ trợ thanh niên dân tộc thiểu số khởi nghiệp.

Tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc

Triển khai trồng rừng thay thế: Tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc

Trồng rừng thay thế là chủ trương rất đúng nhằm trồng bù lại diện tích rừng bị mất do chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, đảm bảo việc thực hiện mục tiêu về môi trường, tỷ lệ che phủ của rừng theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh cũng như góp phần thực hiện cam kết của Thủ tướng Chính phủ về giảm phát thải ròng khí nhà kính bằng 0 vào năm 2050 (net zero).

fb yt zl tw