Sàng Ma Sáo

Phong trào làm đường giao thông nông thôn ngày càng lan tỏa

Phong trào làm đường giao thông nông thôn ngày càng lan tỏa ảnh 1

LCĐT - Từ khi triển khai chủ trương phát triển đường giao thông nông thôn, người dân xã Sàng Ma Sáo (Bát Xát) đều đồng thuận, tham gia tích cực. Nhờ đó, nhiều tuyến đường giao thông nông thôn được mở rộng và cứng hóa đồng bộ.

Phong trào hiến đất làm đường tại thôn Nậm Pẻn 2 luôn nhận được sự quan tâm, hưởng ứng tích cực của người dân. Tháng 11/2022, khi có chủ trương mở rộng, đổ bê tông tuyến đường nội đồng thôn, 16 hộ canh tác dọc theo tuyến đường mòn lên nương sản xuất đều đồng thuận hiến đất. Con đường mòn nhỏ hẹp, rộng chưa đầy 2 m ngày trước giờ đã mở rộng lên 7 m và sẽ được đổ bê tông.

Phong trào làm đường giao thông nông thôn ngày càng lan tỏa ảnh 2

Anh Phà A Chư là hộ nghèo nhưng vì việc chung của thôn, anh hiến hơn 200 m2 đất làm đường. Anh Chư bộc bạch: Đường mới và rộng hơn sẽ giúp việc đi lại của bà con trong thôn thuận tiện hơn. Tôi rất phấn khởi khi một phần đóng góp của gia đình mình đã giúp phong trào chung của thôn.

Phong trào làm đường giao thông nông thôn ngày càng lan tỏa ảnh 3

Thôn Nậm Pẻn 2 có 76 hộ thì 56 hộ là nghèo. Dù cuộc sống vất vả nhưng khi có chủ trương mở đường, người dân đều sẵn sàng hiến đất. Theo khẳng định của Bí thư Chi bộ thôn Phà A Giáo, người dân mong những tuyến đường được rộng mở, là cánh cửa mở ra cơ hội thoát nghèo.

Khi lòng dân đã thuận thì việc gì cũng thành công. Điển hình là tại thôn Sàng Ma Sáo, việc vận động người dân hiến đất khá thuận lợi. Cuối năm 2022, khi có chủ trương mở tuyến đường khu dân cư Tung Qua Lìn - Sinh Cơ Khu Chu Phìn, thôn họp thì cả 14 hộ bị ảnh hưởng đều thống nhất hiến đất làm đường. Trong nhóm hộ này có anh Tráng A Dê là đảng viên đang sinh hoạt tại chi bộ thôn đã không ngần ngại hiến hơn 200 m2 đất của gia đình. Thời gian qua, anh Dê tích cực vận động các hộ tháo dỡ các công trình, dọn dẹp cây, tạo thuận lợi cho giải phóng mặt bằng. Theo anh Dê, hiến đất làm đường vì việc chung thì không tiếc và bản thân là đảng viên lại càng phải tiền phong, gương mẫu.

Phong trào làm đường giao thông nông thôn ngày càng lan tỏa ảnh 4


Thôn Sàng Ma Sáo có 125 hộ, đều là người Mông. Các hộ rất đoàn kết, đồng thuận cao với chủ trương làm đường giao thông nông thôn. Giờ đây, tuyến đường trục thôn và các tuyến liên thôn trên địa bàn thôn đã được bê tông. Không những vậy, người dân còn tích cực đóng góp, làm được hơn 2,1 km đường liên gia, ngõ xóm và lắp đặt 1 km đèn điện năng lượng mặt trời để thắp sáng đường quê. 

Ông Tráng A Chứ, Bí thư Chi bộ thôn Sàng Ma Sáo cho biết: Đường rộng, ngõ sạch, khu dân cư có ánh sáng văn minh nên ai cũng vui vẻ và tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới.

Phong trào làm đường giao thông nông thôn ngày càng lan tỏa ảnh 5

Những năm qua, xã Sàng Ma Sáo xác định việc thực hiện tốt tiêu chí giao thông sẽ tạo “đòn bẩy” thúc đẩy phát triển sản xuất của địa phương. Cấp ủy đảng, chính quyền xã Sàng Ma Sáo xác định tuyên truyền, vận động là giải pháp xuyên suốt và trọng tâm trong thời gian tới nhằm huy động người dân thi đua yêu nước, tích cực tham gia đóng góp công sức, hiến đất để các tuyến đường giao thông tiếp tục rộng mở, mở ra cơ hội cho phát triển kinh tế, nâng cao đời sống người dân. 

Phong trào làm đường giao thông nông thôn ngày càng lan tỏa ảnh 6
Giao thông nông thôn thuận lợi tạo "đòn bẩy" cho xã Sàng Ma Sáo vươn lên trong sản xuất.

"...Giao thông là tiêu chí khó và quan trọng nên khi bắt tay vào xây dựng nông thôn mới, xã phân công các thành viên trong Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới bám sát cơ sở để tuyên truyền chủ trương, lợi ích của việc làm đường giao thông. Xã chỉ đạo các hội, đoàn thể vận động các hộ là hội viên, đoàn viên gương mẫu tham gia. Bên cạnh đó, thông qua những hội nghị tại xã đã tuyên truyền tới các bí thư chi bộ, trưởng thôn về việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, tính công khai và minh bạch khi thi công các hạng mục làm đường giao thông...". 

- Ông Vương Mạnh Phú, Bí thư Đảng ủy xã Sàng Ma Sáo -

Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, phát huy vai trò của ban tuyên vận, chi bộ nông thôn là những “hạt nhân chính trị” ở cơ sở tích cực tuyên truyền, vận động người dân tham gia, đã lan tỏa mạnh mẽ phong trào hiến đất, làm đường. Đến nay, xã đã đổ bê tông hơn 18 km đường giao thông nông thôn và 12 km đường liên gia, ngõ xóm. Năm 2022, khi thực hiện mở rộng 5,7 km đường, người dân đã hiến hơn 38.000 m2 đất cùng hàng nghìn ngày công lao động. Phong trào hiến đất làm đường trở thành ý thức tự giác của mỗi gia đình, mỗi người dân trên địa bàn xã Sàng Ma Sáo, nhiều tuyến đường bê tông mới được hình thành, nhiều công trình công cộng dần hoàn thiện để phục vụ chính lợi ích của người dân.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Xuân Trường làm việc tại xã La Pan Tẩn và xã Tả Thàng (Mường Khương)

Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Xuân Trường làm việc tại xã La Pan Tẩn và xã Tả Thàng (Mường Khương)

Sáng 17/11, đồng chí Trịnh Xuân Trường, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh cùng đoàn công tác của tỉnh đã đến thăm, làm việc với Đảng ủy, UBND xã La Pan Tẩn và xã Tả Thàng (Mường Khương). Tham gia đoàn công tác có lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh.

Nỗ lực nâng cao đời sống người dân

Nỗ lực nâng cao đời sống người dân

Quan tâm triển khai công tác đầu tư, xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng; tích cực phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là chuyển đổi tư duy sản xuất nông nghiệp đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào các dân tộc vùng cao Si Ma Cai.

Điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Nhằm hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu khả thi, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương vừa tiến hành Phiên họp Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: 2021-2025.

Trở thành nông dân Việt Nam xuất sắc từ nghề nuôi cá

Trở thành nông dân Việt Nam xuất sắc từ nghề nuôi cá

Gắn bó với nghề nuôi cá hơn 30 năm, trải qua bao thăng trầm nhưng với niềm đam mê, quyết tâm và sự sáng tạo, anh Nguyễn Văn Hợp, thôn Khởi Khe, thị trấn Nông trường Phong Hải, huyện Bảo Thắng đã trở thành một trong những nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2024.

Bài 2: Phát huy tuyên vận trong xây dựng nông thôn mới

"Đất thép" Mường Khương tự tin bước vào thời kỳ mới Bài 2: Phát huy tuyên vận trong xây dựng nông thôn mới

Xác định tuyên vận là cách cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống, thời gian qua, huyện Mường Khương đã dành sự ưu tiên xứng đáng công tác tuyên vận đối với chương trình xây dựng nông thôn mới và đạt được hiệu quả rất tích cực.

Đồng bào dân tộc thiểu số ứng dụng khoa học công nghệ cho cây trồng

Đồng bào dân tộc thiểu số ứng dụng khoa học công nghệ cho cây trồng

Những năm qua, việc ứng dụng công nghệ khoa học trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần giúp người nông dân gia tăng giá trị thu nhập trên cùng một diện tích canh tác, cung ứng ra thị trường những sản phẩm bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, tạo nên sự đổi thay tích cực từ phương thức canh tác truyền thống.

Tăng cường các biện pháp bảo vệ chim di cư

Tăng cường các biện pháp bảo vệ chim di cư

Từ tháng 9 năm trước đến khoảng tháng 4 năm sau là thời gian các loài chim hoang dã, di cư thường tìm về trú ngụ và kiếm ăn trên các cánh đồng ở một số huyện trên địa bàn tỉnh như Bát Xát, Bảo Thắng, Bảo Yên, thành phố Lào Cai… Đây cũng là thời gian thợ săn tăng cường săn bắt, đánh bẫy chim hoang dã, di cư.

Công tác giảm nghèo ở Bảo Thắng

Công tác giảm nghèo ở Bảo Thắng

Nhiều năm trước, gia đình bà Lương Thị Kim ở thôn Lạng, xã Thái Niên, huyện Bảo Thắng thuộc diện hộ nghèo khi cả 2 vợ chồng sức khỏe yếu, thiếu vốn sản xuất. Được sự động viên của cán bộ rồi thấy bà con trong thôn đều có thu nhập khá nhờ mạnh dạn đầu tư chăn nuôi, sản xuất, gia đình bà quyết tâm thoát nghèo.

fbytzltw