Mỹ đẩy mạnh nghiên cứu vaccine phòng chống cúm gia cầm

Ngày 16/1, chính quyền sắp mãn nhiệm của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã công bố sáng kiến tài trợ mới trị giá 211 triệu USD nhằm phát triển vaccine mRNA chống lại các mối đe dọa sinh học mới nổi, đặc biệt là cúm gia cầm, trong bối cảnh lo ngại về một đại dịch mới có thể xảy ra.

Kể từ khi dịch cúm gia cầm bùng phát vào năm ngoái, 67 người dân tại Mỹ đã mắc bệnh, trong đó có 1 trường hợp tử vong tại bang Louisiana. Mặc dù chưa có bằng chứng chắc chắn cho thấy loại virus này lây lan giữa người với người, nhưng số lượng cúm gia cầm lưu hành ở cả động vật và người đã dấy lên hồi chuông cảnh báo trong giới khoa học. Các chuyên gia lo ngại rằng loại virus này có thể kết hợp với các chủng cúm theo mùa và đột biến thành dạng dễ lây truyền hơn, từ đó có nguy cơ gây ra một đại dịch nguy hiểm.

Bộ trưởng Y tế Xavier Becerra nhấn mạnh, khoản đầu tư mới này phản ánh phản ứng mạnh mẽ của chính quyền đối với các mối đe dọa sức khỏe mới nổi như cúm gia cầm.

Các “ông lớn” dược phẩm như Moderna và Pfizer hiện đang nghiên cứu vaccine công nghệ mRNA cho cúm gia cầm. Công nghệ này, vốn đã được chứng minh hiệu quả chống lại COVID-19, giúp rèn luyện hệ thống miễn dịch bằng cách sử dụng các hướng dẫn di truyền. Moderna đã nhận được khoản tài trợ đáng kể là 176 triệu USD cho nghiên cứu này vào tháng 7/2024.

Ngoài việc phát triển vaccine mRNA, Mỹ còn duy trì một kho dự trữ hàng triệu liều vaccine H5N1 dựa trên các phương pháp truyền thống. Các loại vaccine này nhắm vào các chủng virus trước đó, dự kiến sẽ cung cấp khả năng bảo vệ vững chắc nếu cần thiết.

Trong khi đó, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ thông báo, tất cả các xét nghiệm cúm A dương tính, đặc biệt là từ những bệnh nhân nhập viện, sẽ được đẩy nhanh để xét nghiệm thêm nhằm phát hiện H5N1, với kết quả có trong vòng 24 giờ để xác định các trường hợp phơi nhiễm tiềm ẩn, cũng như bảo vệ nhân viên y tế.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), kể từ năm 2003, gần một nửa trong số 954 ca nhiễm H5N1 ở người được báo cáo trên toàn cầu đều đã tử vong.

Theo baotintuc.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Mỹ ban bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng do thảm họa cháy rừng

Mỹ ban bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng do thảm họa cháy rừng

Thảm họa cháy rừng tại Mỹ đang gây ra những rủi ro nghiêm trọng đối với sức khỏe người dân. Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ hôm qua (10/1) đã phải ban bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng tại bang California để giải quyết những tác động về sức khỏe từ cháy rừng ở Los Angeles.

Mỹ tiến hành lễ tang cấp nhà nước cho cố Tổng thống Jimmy Carter

Mỹ tiến hành lễ tang cấp nhà nước cho cố Tổng thống Jimmy Carter

Lễ tang cấp nhà nước của cựu Tổng thống Mỹ Jimmy Carter diễn ra vào ngày 9/1 tại Nhà thờ Quốc gia Washington đã mang đến một khoảnh khắc đặc biệt khi các nhà lãnh đạo chính trị nước này tạm gác lại những bất đồng để cùng nhau tưởng nhớ vị Tổng thống thứ 39 của nước Mỹ (từ năm 1977 đến năm 1981).

Châu Âu nói không với rượu bia trong "Tháng Một không cồn"

Châu Âu nói không với rượu bia trong "Tháng Một không cồn"

Trong 5 năm qua, người dân ở Pháp và một số nước châu Âu đã không còn xa lạ với “Tháng Một không cồn”, nhất là giới trẻ. Đây là một phong trào cộng đồng mang tính thử thách khuyến khích người tham gia phải tìm mọi cách để không tiếp cận bia rượu và các sản phẩm có cồn trong suốt tháng Một. Chỉ tính riêng “cuộc đua” năm ngoái, đã có tới 4,5 triệu người Pháp hưởng ứng phong trào này.

Làn sóng cúm quét qua châu Âu, hàng chục nghìn ca mắc

Làn sóng cúm quét qua châu Âu, hàng chục nghìn ca mắc

Theo mạng tin Euro News, châu Âu đang phải đối mặt với dịch cúm mùa đông, khi trong dịp lễ cuối năm, nhiều cuộc di chuyển và tụ họp đã trở thành chất xúc tác của dịch cúm. Từ Tây Ban Nha đến Pháp, từ Trung Âu đến Đông Âu, hàng chục nghìn ca mắc đã được ghi nhận.

fb yt zl tw