Mỹ cam kết mở ra "thời đại mới" trong quan hệ với Nhật Bản và Hàn Quốc

Mỹ đã cam kết đánh dấu "thời đại mới" trong quan hệ với hai đồng minh quan trọng nhất tại châu Á là Hàn Quốc và Nhật Bản.

Tổng thống Mỹ Joe Biden cùng Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida và Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol trong một sự kiện.

Tờ Guardian (Anh) nhận định rằng Tổng thống Joe Biden dự kiến tận dụng diễn biến tan băng gần đây trong mối quan hệ giữa Hàn Quốc và Nhật Bản - hai quốc gia có hàng chục nghìn binh sĩ Mỹ đang đóng quân - để công bố về các hợp tác mới trong phòng thủ tên lửa và công nghệ trong cuộc gặp của lãnh đạo 3 quốc gia ngày 18/8.

Washington ủng hộ quan hệ nồng ấm giữa hai đồng minh trong bối cảnh Mỹ nỗ lực tạo khối đoàn kết khu vực trước Trung Quốc và Triều Tiên. Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken trong tuần này nêu bật: “Nhật Bản và Hàn Quốc là các đồng minh then chốt của Mỹ không chỉ trong khu vực mà trên thế giới”. Ông còn bổ sung rằng hội nghị thượng đỉnh ngày 18/8 sẽ “đánh dấu điều mà chúng tôi tin là một thời đại mới trong hợp tác 3 bên”.

Tổng thống Biden dự kiến đón tiếp Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol cùng Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida tại Trại David. Các quan chức Mỹ cho biết sự kiện này sẽ xúc tiến tầm nhìn chung của họ về một khu vực châu Á - Thái Bình Dương tự do và cởi mở.

Điều phối viên Nhà Trắng phụ trách khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương Kurt Campbell cho biết: “Điều mà các bạn sẽ thấy ngày 18/8 là một bộ sáng kiến nhiều tham vọng để gắn kết sự tham gia của 3 bên, cả trong hiện tại và tương lai”.

Theo Guardian, cách đây vài năm, hội nghị 3 bên được coi là khó khả thi bởi hai quốc gia láng giềng Hàn Quốc và Nhật Bản phát sinh nhiều bất đồng liên quan đến lao động cưỡng bức trong giai đoạn 1910 - 1945 và tranh cãi liên quan đến phụ nữ Hàn Quốc bị ép trở thành nô lệ tình dục trong nhà chứa của quân đội Nhật giai đoạn Chiến tranh Thế giới thứ hai.

Tuy nhiên, Tổng thống Yoon Suk-yeol cùng Thủ tướng Kishida dường như đã giải quyết được bất đồng về đến lao động cưỡng bức và tạo được quan hệ nồng ấm hơn. Gần đây, Tổng thống Yoon Suk-yeol còn miêu tả Nhật Bản là “đối tác” với giá trị và lợi ích chung.

Nhà lãnh đạo Hàn Quốc cũng đánh giá hội nghị thượng đỉnh tại Trại David “sẽ tạo mốc lịch sử mới trong hợp tác ba bên đóng góp cho hòa bình và thịnh vượng trên Bán đảo Triều Tiên và khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương”.

Theo Báo Tin tức

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chủ tịch Hồ Chí Minh là ánh sáng bất diệt soi đường cho Cách mạng Việt Nam

Chủ tịch Hồ Chí Minh là ánh sáng bất diệt soi đường cho Cách mạng Việt Nam

Theo phóng viên TTXVN tại La Habana, nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, hãng thông tấn Mỹ Latinh Prensa Latina đã đăng tải bài viết đặc biệt mang tựa đề “Việt Nam và ánh sáng bất diệt của lòng yêu nước”, khẳng định tư tưởng và sự nghiệp của Người vẫn tiếp tục soi đường cho Cách mạng Việt Nam.

EU và Anh đạt được thỏa thuận tạm thời trước thềm hội nghị thượng đỉnh

EU và Anh đạt được thỏa thuận tạm thời trước thềm hội nghị thượng đỉnh

Giới chức Liên minh châu Âu (EU) cho biết đã đạt được thỏa thuận tạm thời với Anh về vấn đề quốc phòng và an ninh, ngư nghiệp và vấn đề di chuyển của thanh niên trước thềm Hội nghị thượng đỉnh EU - Anh diễn ra ngày 19/5. Thỏa thuận tạm thời này được cho là sẽ mở đường cho các doanh nghiệp Anh tham gia vào các hợp đồng quốc phòng lớn của EU.

Lòng bao dung - chìa khóa xây dựng hòa bình

Lòng bao dung - chìa khóa xây dựng hòa bình

Trong một thế giới đầy thách thức và biến động bởi chia rẽ và xung đột, những triết lý của Đức Phật về lòng từ bi, trí tuệ và bao dung là chìa khóa để con người vượt qua thù hận, xây dựng tương lai hòa bình và phát triển bền vững cho toàn nhân loại.

Chuyến công du của Tổng thống Donald Trump và 'hồi âm' từ vùng đất nhiều ngã rẽ

Chuyến công du của Tổng thống Donald Trump và 'hồi âm' từ vùng đất nhiều ngã rẽ

Chuyến công du Trung Đông mới đây của Tổng thống Mỹ Donald Trump không đơn thuần là một chuỗi hoạt động ngoại giao mang tính biểu tượng. Ẩn sau các tuyên bố hợp tác và lễ ký kết hàng chục tỷ USD là sự tái khẳng định chiến lược của Washington nhằm định hình lại vai trò của mình tại khu vực vốn nhiều biến động này.

Triển vọng nào cho đàm phán Nga - Ukraine?

Triển vọng nào cho đàm phán Nga - Ukraine?

Lần đầu tiên sau hơn 3 năm, Nga và Ukraine sẽ ngồi vào bàn đàm phán, tìm giải pháp chấm dứt cuộc xung đột hiện tại. Đây sẽ là cuộc đàm phán hòa bình trực tiếp đầu tiên giữa hai bên kể từ khi xung đột nổ ra vào tháng 2/2022, với kỳ vọng sẽ trở thành dấu mốc quan trọng trên hành trình tìm kiếm giải pháp lâu dài, dù còn nhiều “ẩn số”.

fb yt zl tw