Mường Khương nỗ lực xoá vùng lõi nghèo

Xác định công tác giảm nghèo nhanh và bền vững là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở, thời gian qua, Mường Khương đã có những giải pháp sáng tạo, phù hợp với điều kiện từng địa bàn.

Nằm trong danh sách 10 xã nghèo nhất của tỉnh Lào Cai, thời gian qua, Lùng Khấu Nhin đã triển khai quyết liệt nhiều giải pháp giảm nghèo, trong đó, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã phát huy hiệu quả tích cực. Cụ thể, đến thời điểm hiện tại, toàn xã có 484/684 hộ dân tham gia trồng chè với tổng diện tích 403,5 ha, trong đó diện tích cho thu hoạch là hơn 200 ha, năng suất đạt 80 tạ/ha, sản lượng 1.614 tấn/năm.

Nhờ cây chè, tỷ lệ hộ nghèo của xã đã giảm qua các năm, cụ thể: năm 2021, có 454 hộ nghèo (chiếm 68,27%); năm 2022, giảm còn 387 hộ (chiếm 57,50%); hết năm 2023, con số này còn 332 (chiếm 48,54%).

Ông Đặng Công Huân, Chủ tịch UBND xã Lùng Khấu Nhin cho biết: Thời gian tới, địa phương tiếp tục hỗ trợ các mô hình sản xuất, trồng cây ăn quả trên đất dốc, xây dựng chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản, phát triển chăn nuôi đại gia súc... Phấn đấu đến năm 2025, thu nhập bình quân của người dân trong xã đạt 36 triệu đồng/năm, tăng 16,9 triệu đồng so với hiện nay.

36c4977f-36f2-4eba-ba69-56d370af1d24-3046-9419.jpeg
Chủ tịch UBND xã Lùng Khấu Nhin thăm mô hình trồng chè của người dân thôn Nậm Đó.

Xã La Pan Tẩn có 9 thôn, với 648 hộ và 3.515 nhân khẩu. Thời điểm năm 2019, tỷ lệ hộ nghèo của xã lên đến hơn 69%, đến nay, tỷ lệ này đã giảm còn 52,25%.

Theo ông Hoàng Văn Thuỷ, Bí thư Đảng ủy xã La Pan Tẩn, để phát triển kinh tế, địa phương xác định nông nghiệp hàng hóa là “chìa khóa”. Xã thực hiện “1 cây, 1 con chủ lực" (cây chè, lợn đen bản địa) và “1 cây, 1 con tiềm năng” (gà bản địa, quế).

Gia đình anh Sùng Thắng, thôn Bãi Bằng, xã La Pan Tẩn có 6 nhân khẩu và chính thức thoát nghèo cuối năm 2023 nhờ mô hình nuôi lợn đen. Mỗi năm, gia đình anh xuất ra thị trường khoảng một tấn thịt lợn đen, thu về 60 - 70 triệu đồng. Ngoài ra, anh còn chuyển đổi 0,6 ha trồng ngô sang trồng chè, thu khoảng 20 triệu đồng/năm.

Anh Thắng cho biết, nhờ mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi nên thu nhập của gia đình đã tăng 4 - 5 lần so với trước đây.

a4e3dcc3-89fe-4b2b-9125-c0324fa5aba5-1661-6201.jpeg
Nhờ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nhiều gia đình tại các xã nghèo đã xây được nhà khang trang.

Huyện Mường Khương có 5/10 xã nghèo nhất tỉnh, gồm: Tả Ngài Chồ, Dìn Chin, Tả Thàng, La Pan Tẩn và Lùng Khấu Nhin; thu nhập bình quân của người dân 5 xã chỉ đạt hơn 20 triệu đồng/người/năm.

Ông Nguyễn Trọng Huân, Chủ tịch UBND huyện Mường Khương cho biết: Thời gian qua, Mường Khương đã đẩy mạnh tuyên truyền tới cán bộ, đảng viên, nhất là người dân, để tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động trong phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững.

Huyện đã triển khai hiệu quả các mô hình phát triển kinh tế, như: hỗ trợ phát triển sản xuất lúa Séng cù theo mô hình cánh đồng một giống; trồng quýt, chuối, dứa… Qua đó đã hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hoá, như: vùng chè trên 5.000 ha, vùng dứa trên 1.500 ha, vùng chuối trên 500 ha, vùng quýt 815 ha; ngoài ra còn một số cây trồng đặc sản khác như lúa Séng cù 400 ha, ớt 200 ha.

0bfcf571-7282-4575-9dc5-d3eb807b3556-9241-7060.jpeg
Người dân mạnh dạn đưa các giống cây trồng có giá trị kinh tế vào canh tác để nâng cao thu nhập.

Huyện cũng tăng cường triển khai các chương trình vay vốn, giải quyết việc làm, phát triển kinh tế; thực hiện hỗ trợ các dự án phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng các mô hình giảm nghèo. Cùng với đó là huy động, lồng ghép các nguồn lực để chung tay giảm nghèo; chú trọng đào tạo nghề và giải quyết việc làm ổn định để góp phần giúp người dân tăng thu nhập, tiến tới thoát nghèo bền vững.

Mường Khương cũng chú trọng đầu tư kết cấu hạ tầng và các công trình xây dựng cơ bản phục vụ nhu cầu thiết yếu cho người dân; xây dựng và nhân rộng các mô hình giảm nghèo hiệu quả gắn với chương trình mỗi xã một sản phẩm; thành lập các tổ hợp tác, hợp tác xã trên cơ sở liên kết theo chuỗi giá trị với cơ sở chế biến để bảo đảm ổn định nguồn tiêu thụ nông sản.

8d9cdfc3-bda8-4398-abf0-08224c97672e-722-1742.jpeg
Mô hình nuôi lợn đen bản địa giúp nhiều hộ dân thoát nghèo bền vững.

Ông Nguyễn Trọng Huân cũng nhận định, công tác giảm nghèo của huyện vẫn còn nhiều khó khăn; công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo chưa được gắn kết chặt chẽ; một số chính sách giảm nghèo đã được tích hợp bước đầu nhưng vẫn còn dàn trải, thiếu tính hệ thống, hiệu quả tác động chưa cao.

"Qua kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo, cận nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022 - 2025 cho thấy, kết quả giảm nghèo của Mường Khương chưa thật sự bền vững, toàn huyện còn 8.536 hộ nghèo và cận nghèo, chiếm 60,13 %" - ông Huân chia sẻ.

7caac59c-d52d-4812-b049-29e1663a604d-1363-8792.jpeg
Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Mường Khương thực hiện giải ngân nguồn vốn vay cho người dân.

Với mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, tỷ lệ hộ nghèo còn lại của 5 xã nằm trong danh sách các xã nghèo nhất tỉnh là: Dìn Chin 33,06%, Tả Ngài Chồ 33,95%, Lùng Khấu Nhin 34,68%, La Pan Tẩn 33,6%, Tả Thàng 34,87%, thời gian tới, huyện Mường Khương tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy, sự điều hành của chính quyền, phát huy vai trò của MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội đối với công tác giảm nghèo.

Cùng với đó là phân công đảng viên ở chi bộ thôn, bản, tổ dân phố giúp đỡ hộ nghèo; đưa chỉ tiêu kết quả thực hiện giảm nghèo bền vững vào tiêu chí đánh giá cấp ủy, chính quyền, đoàn thể hằng năm. Đồng thời, tiếp tục thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ các dịch vụ cơ bản cho hộ nghèo, cận nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều, trong đó, thực hiện rà soát, nắm rõ nguyên nhân nghèo của từng hộ, đưa ra giải pháp cụ thể, để công tác giảm nghèo thực sự hiệu quả.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bản giàu ở vùng đất “trâu lăn”

Bản giàu ở vùng đất “trâu lăn”

Đứng ở sân trụ sở, Bí thư Đảng ủy xã Tân An (huyện Văn Bàn) Vũ Xuân Thủy đưa tay chỉ về phía đỉnh núi mờ xa: “Sau những tầng mây kia là thôn Khe Bàn, ở khu vực núi cao nhất xã, với gần 100% dân số là người Dao sinh sống…”. Trong câu chuyện về vùng đất mới, anh Thủy còn giới thiệu thêm, đây là thôn người Dao làm kinh tế rừng giỏi, có nhiều hộ khá và giàu, với những ngôi nhà xây kiểu nhà vườn xinh đẹp...

Trồng cây dâu tằm trên đất đồi

Trồng cây dâu tằm trên đất đồi

Huyện Bảo Yên đã có những cách làm sáng tạo và hiệu quả trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đáng chú ý là việc đưa cây dâu tằm trồng trên đất đồi. Đây là hướng đi mới nhằm tận dụng đất kém hiệu quả để phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân.

Điểm sáng xây dựng nông thôn mới ở Bản Cầm

Điểm sáng xây dựng nông thôn mới ở Bản Cầm

Với nỗ lực và sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị cùng người dân, những năm qua, xã Bản Cầm (huyện Bảo Thắng) đã trở thành địa phương tiêu biểu trong xây dựng nông thôn mới. Xã có 6 thôn thì 4 thôn đạt chuẩn nông thôn mới và 2 thôn duy trì danh hiệu thôn kiểu mẫu.

Thẩm định, xét công nhận 2 xã của thành phố Lào Cai đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024

Thẩm định, xét công nhận 2 xã của thành phố Lào Cai đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024

Sáng 28/4, đồng chí Hoàng Quốc Khánh, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng thẩm định tỉnh chủ trì Hội nghị thẩm định, xét công nhận xã Đồng Tuyển và Hợp Thành (thành phố Lào Cai) đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024.

Sáp nhập Lào Cai - Yên Bái, một nông dân đưa 4 trại cá nước lạnh về chung một nhà, thêm cơ hội làm giàu

Sáp nhập Lào Cai - Yên Bái, một nông dân đưa 4 trại cá nước lạnh về chung một nhà, thêm cơ hội làm giàu

Bà Phạm Thị Mai - Giám đốc HTX Thức Mai cho biết, hiện nay, HTX đang có 4 trại cá nước lạnh ở Lào Cai và Yên Bái. Khi 2 tỉnh sáp nhập với nhau, chúng tôi có thể đưa các trại về chung một nhà, từ đó mở ra thêm nhiều cơ hội mới để tiêu thụ sản phẩm và phát triển du lịch.

Cải thiện năng lực của các hợp tác xã nông nghiệp

Cải thiện năng lực của các hợp tác xã nông nghiệp

Hiện nay, nhiều hợp tác xã (HTX) nông nghiệp tập trung vào việc tổ chức và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, đồng thời đáp ứng được nhu cầu kinh tế, xã hội của thành viên. Tuy nhiên, để các HTX nông nghiệp phát huy sức mạnh dẫn dắt kinh tế nông thôn, yêu cầu về đổi mới tư duy, kiến thức, chính sách… được xem là đòn bẩy giúp tăng nguồn lực nội tại cho HTX.

fb yt zl tw