Mùa trồng sâm đất dưới núi Tơ Phồ Xa

Vào tháng Giêng hằng năm, thời tiết ấm áp, cây cối đâm chồi, nảy lộc, đồng bào Mông, Hà Nhì sinh sống tại thôn Lao Chải, Tả Cồ Thàng, xã Trịnh Tường (Bát Xát) dưới núi Tơ Phồ Xa (núi Lảo Thẩn) lại rộn ràng bước vào vụ trồng cây sâm đất với mong muốn một vụ sâm đất bội thu.

1.JPG
Tháng Giêng là thời điểm thời tiết ấm áp, tranh thủ ngày nắng, đồng bào Mông, Hà Nhì dưới núi Tơ Phồ Xa khẩn trương lên nương trồng cây sâm đất.
21-1253.jpg
Người dân lên nương sâm đất đã thu hoạch để thu gom củ sâm giống, chuẩn bị trồng vụ mới.
2.jpg
Để cây sâm đất phát triển tốt, đồng bào vùng cao Trịnh Tường chú trọng khâu chọn củ sâm giống đảm bảo chất lượng.
3.jpg
Những củ sâm giống tươi màu tím đậm và nhiều mầm được chọn để tách ra trồng trên nương.
4.jpg
Các hộ dân chuẩn bị sẵn phân gia súc ủ mục, phơi khô trước khi vào vụ trồng sâm đất.
5.JPG
Đồng bào Hà Nhì chọn mảnh nương mới có đất tơi xốp, màu mỡ, dễ thoát nước để trồng sâm đất. Những nương nào đã trồng sâm đất từ 2 - 3 năm sẽ bỏ không, để cho đất nghỉ.
6.JPG
Người dân dọn nương, thu gom cỏ, cành củi khô đốt lấy tro bón cho cây.
7.JPG
Sau khi cuốc hố, phân mục sẽ được bỏ vào từng gốc cây làm nguồn dinh dưỡng cho sâm đất phát triển.
8.JPG
Vụ trồng sâm đất chủ yếu diễn ra trong tháng Giêng, tháng 2 âm lịch trước mùa mưa hằng năm.
9.JPG
Những mầm sâm đất được trồng sẽ nhanh chóng phát triển khi thời tiết ấm áp và có những cơn mưa đầu mùa.
11.JPG
Bà con người Hà Nhì, người Mông dưới núi Tơ Phồ Xa giúp nhau trồng sâm đất ngay sau tết Nguyên đán cho kịp thời vụ.
12.jpg
Sau khi trồng, các nương sâm đất sẽ được vun gốc, làm cỏ, bón phân để cây phát triển tốt. Củ sâm đất được thu hoạch từ tháng 10 đến tháng 12 hằng năm.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chuyển đổi số trong công tác quản lý, bảo vệ rừng

Chuyển đổi số trong công tác quản lý, bảo vệ rừng

Lào Cai có diện tích rừng và đất lâm nghiệp chiếm trên 65% diện tích tự nhiên, trong đó diện tích đất có rừng đến hết năm 2023 là hơn 391.144 ha (gồm 258.232 ha rừng tự nhiên và 132.912 ha rừng trồng), tỷ lệ che phủ rừng đạt 58,5%. Lào Cai có diện tích rừng đứng thứ 16 cả nước và tỷ lệ che phủ rừng đứng thứ 6/14 tỉnh Trung du, miền núi phía Bắc (thứ 9 toàn quốc).

Lên Kin Chu Phìn ngắm “hoa hậu lê”

Lên Kin Chu Phìn ngắm “hoa hậu lê”

Ngay từ sáng sớm, mặc dù trời mưa nhưng vẫn có cả nghìn người dân và du khách vượt đường dốc đá gập ghềnh về thung lũng Kin Chu Phìn (xã Nậm Pung, huyện Bát Xát) trong niềm vui của ngày hội Trải nghiệm thu hái lê VH6 - bà con quen gọi là lê Tai nung. Năm nay lê Tai nung chín sớm hơn mọi năm, nên lễ hội lê cũng được tổ chức sớm hơn thường lệ.

Đổi thay Hát Tình

Đổi thay Hát Tình

Gần 10 năm từ sau vụ gặt lúa chiêm 2014, tôi trở lại Hát Tình, bản người Mông mà hồi đó nhiều người ở xã Chiềng Ken (huyện Văn Bàn) quen gọi là nơi “thâm sơn cùng cốc”, bởi để vào được vùng đất này thì đường đi gian nan vô cùng, phải ngược núi cao, vượt suối sâu...

Đồng bào Dao Điện Quan được mùa chanh leo

Đồng bào Dao Điện Quan được mùa chanh leo

Chanh leo từng có giai đoạn được xác định là cây trồng chủ lực của huyện Bảo Yên với các mô hình được học tập từ Sơn La. Do nhiều nguyên nhân khiến một thời gian chanh leo Bảo Yên vắng bóng trên thị trường. Những năm gần đây, quả chanh leo tìm được đầu ra ổn định, các hộ nông dân khôi phục lại vườn, liên kết sản xuất thành vùng hàng hóa.

Không để xã nào bị thu hồi quyết định công nhận nông thôn mới

Không để xã nào bị thu hồi quyết định công nhận nông thôn mới

Đó là ý kiến chỉ đạo của đồng chí đồng chí Hoàng Quốc Khánh, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh tại cuộc họp đánh giá tiến độ các xã phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới năm 2024 và duy trì các xã đã đạt chuẩn nông thôn mới được tổ chức vào sáng nay (26/6).

Mùa quả ngọt dưới núi Đại Bàng

Mùa quả ngọt dưới núi Đại Bàng

Dãy núi đá trắng và đỉnh núi nhọn thuộc thôn Mù Tráng Phìn, xã Cán Cấu (huyện Si Ma Cai) nhìn như đôi cánh đại bàng khổng lồ đang dang rộng. Ngày trước, khi mùa xuân đến có những đôi đại bàng rủ nhau về làm tổ nên đồng bào Mông nơi đây gọi là núi Đại Bàng.

Chiềng Ken dồn sức “về đích” nông thôn mới

Chiềng Ken dồn sức “về đích” nông thôn mới

Đi trên tuyến đường bê tông rộng mở chạy quanh thôn, xóm của xã Chiềng Ken (Văn Bàn), chúng tôi cảm nhận được không khí khẩn trương của người dân đang chung sức “tự nguyện dịch rào, đồng lòng hiến đất”, hoàn thành nốt những kilômét đường liên thôn cuối cùng, sẵn sàng “về đích” nông thôn mới.

Thúc đẩy sản xuất theo hướng hữu cơ vùng trung du và miền núi

Thúc đẩy sản xuất theo hướng hữu cơ vùng trung du và miền núi

Sản xuất nông nghiệp hữu cơ là một trong những xu hướng nhằm phát triển nền nông nghiệp hiện đại. Hiện nay, sản xuất theo hướng này đã và đang được nhiều địa phương thực hiện. Sản xuất nông nghiệp hữu cơ không chỉ có mặt ở vùng đồng bằng còn xuất hiện ở những địa bàn miền núi, nơi đồng bào dân tộc sinh sống. Việc sản xuất theo hướng này giúp nâng cao chất lượng, bảo đảm sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng, gia tăng giá trị sản xuất.

fb yt zl tw