Mùa phượng vỹ đơm bông

LCĐT - Tôi trở về quê vào một ngày mùa hạ nắng nóng như nung. Thật trùng hợp khi tôi đang rảo bước dưới hàng phượng vỹ thì gặp lại người bạn thuở thiếu thời. Mắt chạm mắt, trong niềm vui vỡ òa khôn xiết, chúng tôi hét to tên của nhau rồi cùng nhau ôn lại những kỷ niệm dấu yêu dưới vòm phượng vỹ đỏ rực.

Hoa phượng khoe sắc dọc các tuyến phố bên bờ sông Hồng ở thành phố Lào Cai. Ảnh: Ngọc Bằng
Hoa phượng khoe sắc dọc các tuyến phố bên bờ sông Hồng ở thành phố Lào Cai.      Ảnh: Ngọc Bằng

Hai mươi năm trôi qua, cứ tưởng rằng thời gian đã xóa nhòa tất cả, xóa luôn những kỷ niệm thuở thiếu thời, nhưng lạ thay, khi đứng tại không gian của hai mươi năm trước ký ức bỗng ùa về càng thắm đỏ như những bông phượng vỹ đến mùa rực cháy. Tôi nhớ những ngày đầu hạ, khi nắng mới xôn xao trên tàng lá xanh mướt thì những chú ve bắt đầu dạo bản nhạc đồng quê da diết. Ve kêu chừng được vài hôm thì trên những tàng lá phượng vỹ bắt đầu nhu nhú những nụ hoa bé xíu. Những nụ hoa được bao bọc bởi một lớp vỏ màu xanh bóng, mịn màng, từng chùm, từng chùm chĩa lên phía trời xanh mây trắng. Và như một lời hẹn trước, đến ngày nắng hạ vàng ươm thì chúng đồng loạt rủ nhau nở rộ. Lúc này tàng lá xanh sẽ nhường hết chỗ cho màu hoa đỏ thắm. Đứng từ xa trông cây phượng như một cây hoa màu đỏ khổng lồ với hàng ngàn cánh hoa như cánh bướm dập dờn rất đẹp.

Người dân quê tôi trồng phượng chỉ vì là loài cây có màu hoa đẹp và tỏa bóng sum suê che mát. Vì thế khắp mọi ngõ ngách, ở đâu có đường là ở đó bóng dáng cây phượng hiển diện. Phượng được trồng đầu ngõ, dọc lối đi quanh làng, ngay cả con đường dẫn ra cánh đồng lúa cũng có bóng dáng của phượng vỹ. Nhớ những buổi đi làm đồng, mỗi khi mệt người dân lại rủ nhau lên gốc phượng để nghỉ ngơi, phụ nữ rổn rảng tiếng nói cười, uống nước, còn đàn ông tranh thủ châm thuốc hút. Đám học trò mỗi lần đi học về cũng không bỏ qua được những gốc phượng đang rợp màu hoa đỏ. Có cậu trai tinh nghịch trèo lên hái chùm hoa, miệng cười tươi hết cỡ. Màu phượng vỹ hòa cùng với màu nắng hạ, hòa trong niềm vui tuổi học trò tinh khôi.

Phượng nở gợi nhớ một thuở cắp sách đến trường đầy ắp những kỉ niệm ngọt ngào. Ảnh: Ngọc Bằng
Phượng nở gợi nhớ một thuở cắp sách đến trường đầy ắp những kỉ niệm ngọt ngào.             Ảnh: Ngọc Bằng

Nhắc đến phượng vỹ không thể không nhắc tới những mùa hạ sân trường rợp cánh phượng bay. Mùa phượng vỹ cũng là mùa cuối của năm học và cũng là mùa chia tay của học trò cuối cấp. Nhớ làm sao những trang lưu bút in dấu cánh bướm phượng của bạn bè khéo léo ghép từng cánh phượng vào. Hôm chia tay cả sân trường rợp màu áo trắng tinh khôi. Tuổi học trò trôi nhanh quá không ngờ. Mới hôm nào còn tíu tít nhưng hôm nay đã phải tạm biệt nhau. Những cái ôm thật chặt, những giọt nước mắt khẽ khàng rơi, hứa với nhau sẽ quay lại mùa phượng vỹ ôn lại thời học trò. Rồi thời gian lại trôi đi, mới đó mà lũ học trò năm xưa đứa nào đứa nấy đã trở thành người lớn. Chỉ có màu hoa phượng vỹ là vẫn vậy, vẫn đỏ thắm như niềm nhiệt huyết tuổi thanh xuân. Trái tim tôi xao động mỗi khi nhớ về màu phượng vỹ, nhớ tuổi học trò thơ ngây, trong sáng.

Mùa hạ của năm tháng thiếu thời của tôi, của bạn, của những cô cậu học trò hằn sâu thẳm trong ký ức là màu phượng vỹ đỏ thắm thân thương. Như một ngọn lửa rực cháy mãi không tắt, màu phượng vỹ đã đi cùng tôi theo năm tháng, nung nấu ước mơ làm hành trang vững chãi để trầm tĩnh mà bước vào đời. Và thật kỳ diệu, mỗi khi màu đỏ phượng vỹ nhắc nhớ, lòng tôi như được vỗ về an yên, gạt bỏ mọi vướng bận, sầu muộn, cứ thế tôi tận hưởng những phút giây hạnh phúc ngọt ngào…

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Lùi thời gian nhận tác phẩm Cuộc thi ảnh nghệ thuật "Nét đẹp người chiến sĩ QĐND Việt Nam - Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt"

Lùi thời gian nhận tác phẩm Cuộc thi ảnh nghệ thuật "Nét đẹp người chiến sĩ QĐND Việt Nam - Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt"

Hội Văn học - Nghệ thuật vừa có thông báo lùi thời gian nhận tác phẩm Cuộc thi ảnh nghệ thuật “Nét đẹp người chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam - Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt”. Theo đó, thời gian nhận tác phẩm sẽ kết thúc vào ngày 25/11/2024.

Hai nhà giáo 'bắc cầu yêu thương' bằng âm nhạc cho trẻ vùng cao

Hai nhà giáo 'bắc cầu yêu thương' bằng âm nhạc cho trẻ vùng cao

Đinh Phương Anh, nữ nhạc sĩ hiếm hoi của Hội Nhạc sĩ Việt Nam, mới đây đã cho ra mắt ca khúc “Bắc cầu yêu thương” đặc biệt dành cho các em nhỏ vùng cao. Ca khúc là những lời yêu thương dành cho chặng đường đi tìm con chữ của các em, dù còn rất nhiều khó khăn gian khổ, nhưng vẫn có sự lạc quan và hướng tới ngày mai tươi sáng.

Sáng trong một người thầy

Sáng trong một người thầy

Tôi biết ơn thầy nhiều lắm, sau cha tôi là thầy, cha sinh ra tôi nhưng thầy là người dưỡng dục. Nếu không có thầy làm sao tôi có được như ngày hôm nay, từ đứa bé nhà quê chân lấm tay bùn, “đầu tắt mặt tối” quanh năm... được học đại học rồi trở về cống hiến cho quê hương!

Sức lan tỏa từ lời kêu gọi của Mặt trận

Sức lan tỏa từ lời kêu gọi của Mặt trận

Kế thừa truyền thống vẻ vang trong suốt chiều dài lịch sử 94 năm qua (18/11/1930 - 18/11/2024), với vai trò là tổ chức liên minh chính trị, đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống chính trị, MTTQ Việt Nam có vai trò nòng cốt trong việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Nét đẹp văn hóa Việt Nam qua múa rối nước dưới góc nhìn của truyền thông Trung Quốc

Nét đẹp văn hóa Việt Nam qua múa rối nước dưới góc nhìn của truyền thông Trung Quốc

Với dòng tít “Những câu truyện cổ tích dưới nước” - chủ đề vĩnh cửu dẫn dắt con người hướng thiện”, bài viết trên trang Thời báo Hoàn Cầu - một ấn phẩm của Nhân dân nhật báo - Cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã ca ngợi nét đẹp văn hóa của Việt Nam thông qua múa rối nước đã được lưu truyền hàng nghìn năm nay.

Khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024

Khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024

Tối 16/11 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), lễ khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024 đã chính thức diễn ra. Đây là sự kiện thường niên, hướng tới việc tôn vinh truyền thống đại đoàn kết dân tộc và di sản văn hóa của 54 dân tộc anh em.

Nghề làm mã ở Bảo Hà

Nghề làm mã ở Bảo Hà

Cầm tinh tuổi Ngọ, như lời ông nói đó cũng là nhân duyên khi ông được coi là người đầu tiên đưa nghề làm mã về đất Bảo Hà. Năm nay đã gần 60 tuổi, ông Trần Văn Nghị ở bản Bảo Vinh, xã Bảo Hà (Bảo Yên) hào hứng nhớ lại câu chuyện của 24 năm về trước, ông khăn gói về Yên Bái học nghề đan và làm mã.

fbytzltw