Mưa lũ ở Lai Châu khiến 4 người tử vong, 3 người bị thương

Từ ngày 4 đến ngày 6/8, trên địa bàn huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu có mưa to cục bộ kéo dài, gây sạt lở đất, đá làm thiệt hại đến tính mạng, tài sản của nhân dân và các công trình hạ tầng.

Nhà cửa, tài sản của nhân dân các xã Mường Cang, Khoen On, Mường Kim, Tà Hừa, Tà Mung bị thiệt hại do mưa lũ.

Theo báo cáo nhanh của UBND huyện Than Uyên, mưa lũ khiến 4 người tử vong, 3 người bị thương. Cụ thể, tại xã Tà Mung có 2 người tử vong gồm ông Lường Văn Ơn (sinh năm 1972, bản Tà Mung) và cháu Mùa A Sử (sinh năm 2019, tại bản Nậm Mở). Xã Khoen On có 2 người tử vong và 3 người bị thương (2 người tử vong là bà Lò Thị Đinh, sinh năm 1967, ở bản Chế Hạng và thi thể nam thanh niên khoảng 18 tuổi được phát hiện tại suối Nậm Mở, khu vực bản Nà Kè chưa xác định được danh tính). Đến thời điểm này, chính quyền và người dân địa phương đã tìm kiếm được thi thể là ông Lường Văn Ơn, cháu Mùa A Sử và bà Lò Thị Đinh, bàn giao cho gia đình lo hậu sự.

Cùng với đó, mưa lũ khiến 8 người bị mắc kẹt ở giữa hai điểm sạt lở thuộc khu vực giáp ranh giữa xã Mường Kim và xã Hố Bốn. Hiện 8 người đã được di chuyển an toàn về xã Hố Bốn, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái.

Mưa lũ gây sụp đổ, hỏng 25 ngôi nhà cùng tài sản của nhân dân các xã Mường Cang, Khoen On, Mường Kim, Tà Hừa, Tà Mung.

Mưa lũ gây thiệt hại lớn về nhà cửa, tài sản của nhân dân các xã Mường Cang, Khoen On, Mường Kim, Tà Hừa, Tà Mung; gây sạt lở và vùi lấp khoảng trên 140 ha lúa ruộng, rau màu, ao cá… Giá trị thiệt hại ước khoảng trên 8 tỷ đồng.

Mưa lũ cũng làm sạt lở các công trình giao thông, đường quốc lộ, đường nội đồng, đường liên bản, trôi cầu tạm và gãy, hỏng hoàn toàn đoạn mương, tuyến bờ kè rọ đá suối Nậm Kim, kênh thủy lợi… Ước thiệt hại khoảng trên 30 tỷ đồng.

Mưa lũ khiến 4 người bị chết, 3 người bị thương ở huyện Than Uyên.

Ông Nguyễn Văn Thăng, Chủ tịch UBND huyện Than Uyên cho biết, ngay sau khi thiên tai xảy ra, UBND huyện, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huyện đã huy động lực lượng xuống cơ sở, phối hợp với chính quyền các xã, thị trấn chỉ đạo các phòng chuyên môn, các đơn vị thi công đóng trên địa bàn tập trung khắc phục hậu quả thiên tai; tiến hành kiểm tra, thống kê rà soát nhanh tình hình thiệt hại để cập nhật và báo cáo theo quy định.

Mưa lũ khiến 4 người bị chết, 3 người bị thương ở huyện Than Uyên.

Huyện Than Uyên đã huy động dân quân và nhân dân giúp vận chuyển đồ của 3 hộ dân có nguy cơ sạt lở đến nơi an toàn. Các hộ dân còn lại tiếp tục được theo dõi, tuyên truyền, vận động di chuyển khi có tình huống xấu xảy ra.

Ngành chức năng huyện thống kê diện tích nông nghiệp, thủy sản bị thiệt hại; UBND các xã tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân khắc phục các diện tích bị sạt lở vùi lấp, tập trung chăm sóc diện tích không bị ảnh hưởng.

Các công trình giao thông bị thiệt hại, sạt lở do mưa lũ.

UBND huyện chỉ đạo các đơn vị thi công, Phòng Kinh tế - Hạ tầng, UBND các xã khắc phục tạm một số tuyến đường để người dân có thể di chuyển, lên phương án khắc phục, đảm bảo giao thông trong thời gian sớm nhất. Hiện một số tuyến lưu thông trở lại. Đồng thời, UBND huyện đã tổ chức họp họp qua ứng dụng Zoom để kịp thời chỉ đạo các xã, các lực lượng tổ chức trực ban 24/24, phân công nhiệm vụ cụ thể cho cán bộ, lãnh đạo địa phương.

Theo Báo Tin tức

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Niềm vui ở thôn người Dao

Niềm vui ở thôn người Dao

Cách đây khoảng 10 năm, thôn Vĩ Kẽm, xã Trịnh Tường (trước đây là xã Cốc Mỳ) từng được nhiều người biết đến là điểm sáng trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng với cây chuối, thảo quả. Tuy nhiên, do hai loại cây này giờ đây không còn phù hợp, đồng bào Dao tuyển đã mạnh dạn chuyển đổi sang cấy lúa Séng cù, trồng quế, khoai môn, góp phần nâng cao thu nhập.

Sân chơi khơi dậy khát vọng khởi nghiệp thanh niên nông thôn

Sân chơi khơi dậy khát vọng khởi nghiệp thanh niên nông thôn

Cuộc thi ‘Dự án khởi nghiệp Thanh niên nông thôn’ năm 2025 là sân chơi đặc biệt do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức nhằm khuyến khích thanh niên nông thôn phát huy tinh thần khởi nghiệp, lập nghiệp, góp phần xây dựng nền kinh tế nông nghiệp hiện đại và bền vững.

Giải bài toán “được mùa, rớt giá”

Giải bài toán “được mùa, rớt giá”

Xã Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai đang bước vào chính vụ thu hoạch lê VH6 - giống lê ôn đới được coi là đặc sản vùng cao. Năm nay, sản lượng tăng mạnh nhưng giá bán giảm, đặt ra thách thức lớn trong việc tìm đầu ra ổn định cho người trồng và chính quyền địa phương.

Nâng cao giá trị từ cây lúa: Đưa các giống mới, chất lượng cao vào sản xuất

Nâng cao giá trị từ cây lúa: Đưa các giống mới, chất lượng cao vào sản xuất

Thời gian qua, để nâng cao giá trị sản xuất lúa, Hà Nội đẩy mạnh phát triển vùng trồng tập trung theo hướng an toàn VietGAP, hữu cơ. Cùng với đó, các địa phương đẩy mạnh đưa các giống mới có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất sản phẩm an toàn, có khả năng cạnh tranh trên thị trường và xuất khẩu.

Dự án 'Gạo Mặt Trăng' phát triển giống lúa sinh trưởng trong môi trường vi trọng lực

Dự án 'Gạo Mặt Trăng' phát triển giống lúa sinh trưởng trong môi trường vi trọng lực

Trong bước tiến mới hướng đến du hành không gian bền vững, các nhà khoa học thuộc dự án Moon-Rice đang phát triển giống lúa siêu nhỏ, giàu protein, có khả năng sinh trưởng trong môi trường vi trọng lực. Đây là nỗ lực hợp tác giữa Cơ quan Vũ trụ Italy và ba trường đại học nước này nhằm tạo ra nguồn lương thực tươi giàu dưỡng chất cho các phi hành gia.

Toàn tỉnh thành lập mới 71 hợp tác xã

Lào Cai: Toàn tỉnh thành lập mới 71 hợp tác xã

Từ đầu năm đến nay, Liên minh Hợp tác xã tỉnh Lào Cai đã tư vấn, hỗ trợ thành lập mới 71 hợp tác xã (HTX) (trong đó tỉnh Lào Cai (cũ) hỗ trợ thành lập 14 HTX; tỉnh Yên Bái (cũ) hỗ trợ thành lập 57 HTX), nâng tổng số hợp tác xã toàn tỉnh lên trên 1.400 với khoảng 41.600 thành viên; 3 liên hiệp HTX, trên 8.400 tổ hợp tác với gần 64 nghìn thành viên.

Mô hình nuôi sâu canxi ở Xuân Quang

Mô hình nuôi sâu canxi ở Xuân Quang

Mô hình nuôi sâu canxi đang trở thành điểm nhấn tại xã Xuân Quang khi vừa giúp giảm chi phí chăn nuôi, vừa xử lý chất thải hiệu quả, góp phần bảo vệ môi trường, mở ra hướng đi mới cho phát triển nông nghiệp bền vững.

"Sơn ngư" trên đỉnh Dền Sáng

"Sơn ngư" trên đỉnh Dền Sáng

CÁ TẦM NẶNG HƠN 50KG NGỠ CHỈ LÀ CHUYỆN HOANG ĐƯỜNG NHƯNG LẠI CÓ THẬT Ở MỘT TRANG TRẠI NUÔI CÁ NƯỚC LẠNH TRÊN ĐỈNH DỀN SÁNG. 6 CON CÁ TẦM, MỖI CON NẶNG HƠN 50KG ĐANG ĐƯỢC NUÔI DƯỠNG TẠI ĐÂY, NGOÀI RA CÒN VÀI TRĂM CON NẶNG TỪ 10KG TRỞ LÊN. CHỦ TRẠI CÁ LÀ LÃO NÔNG U70 CÓ NIỀM ĐAM MÊ VỚI CÁ NƯỚC LẠNH, ÔNG GỌI CHÚNG LÀ “SƠN NGƯ” KHỔNG LỒ.

Hình ảnh người dân xã Tân Lĩnh đan rọ tôm.

Đan rọ tôm - Nghề của “người miền núi làm việc miền xuôi”

Nơi núi non trùng điệp ôm ấp những bản làng yên bình, có một nghề thủ công đã tồn tại suốt hơn ba thập niên, đó là nghề đan rọ tôm. Tại vùng đất trước kia gọi là Phan Thanh - một xã của huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái cũ, nay thuộc xã Tân Lĩnh, tỉnh Lào Cai, nghề truyền thống này giúp hơn trăm hộ dân có nguồn thu nhập ổn định.

fb yt zl tw